Nhà cao tầng ở Hà Nội rung lắc do động đất
Vụ động đất 6,2 độ Richter tại khu vực tỉnh Chiang Mai, phía bắc Thái Lan vừa xảy ra chiều nay khiến một số nhà cao tầng ở Hà Nội lắc nhẹ.
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu), vào hồi 11h08 (giờ GMT) tức 18h08 (giờ Hà Nội) ngày 5/5 đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 6,2 độ Richter tại khu vực tỉnh Chiang Mai, phía bắc Thái Lan.
Trận động đất có tọa độ 19.71N độ vĩ Bắc, 99.79E độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.
Tâm chấn của trận động đất (chấm đỏ).
Video đang HOT
Một số người dân sống tại các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội cũng cảm nhận được rung lắc nhẹ vào cuối chiều nay.
Anh Vũ Tuấn Anh, làm việc ở tầng 16 tòa nhà VTC 18 Tam Trinh, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho hay, anh và các đồng nghiệp đang làm việc thì cảm nhận có rung động nhẹ.
Hiện trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Theo Tiền phong
Băn khoăn trước giờ làng hóa phố
Dù cùng lên quận đợt này, song phát triển đô thị tại các phường thuộc quận Bắc Từ Liêm rõ ràng kém hơn rất nhiều những "người anh em" ở quận Nam Từ Liêm. Các chuyên gia về đô thị cảnh báo, TP Hà Nội sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới khu vực này để tránh những hệ lụy khi quá trình đô thị hóa tăng tốc mạnh mẽ.
Trụ sở quận Bắc Từ Liêm được bố trí tạm trong khu nhà tái định cư ở thôn Kiều Mai, xã Phú Diễn
Không hề đơn giản
Dù chỉ còn cách ngày lên quận 2 tuần, nhưng người dân quận Bắc Từ Liêm cũng không khỏi chạnh lòng vì trên thực tế, các xã trong quận này phần lớn vẫn giữ sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, với sự hiện diện của các khu đô thị mới còn rất ít. Khác với khu vực Mỹ Đình - Mễ Trì với đường sá thênh thang, vô số tòa cao ốc, các xã như Tây Tựu, Thụy Phương, Liên Mạc... đường đi lối lại vẫn chật hẹp và hầu như chưa có bóng dáng của các nhà cao tầng. Không mấy hào hứng với việc lên quận, anh Nguyễn Văn Khánh, xã Tây Tựu nói: "Chúng tôi nghe nói lên phường sẽ được nhiều cái lợi, nhưng nói thật là người ta kinh doanh, buôn bán mới thích chứ chúng tôi nhà nông thì chỉ lo không còn đất canh tác thôi".
Ghi nhận thực tế này, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, ông Đào Ngọc Nghiêm cho biết, Hà Nội cũng đã từng đối diện vấn đề tương tự khi thành lập quận Hoàng Mai vào cuối năm 2003. Khi đó, một phần của huyện Thanh Trì được tách ra (để ghép với một số phường của quận Hai Bà Trưng, lập ra quận Hoàng Mai) cũng không mấy phát triển về đô thị so với phần còn lại. "Đã lên quận thì trước sau cũng đô thị hóa hết, song phải hết sức chú ý yếu tố đặc thù của những vùng đất đó. Việc chuyển các làng nghề, điểm dân cư nông thôn thành đô thị không hề đơn giản. Hà Nội đã có bài học từ Hoàng Mai, Long Biên khi xử lý vấn đề này. Các phường thuộc quận Bắc Từ Liêm rõ ràng cần được quan tâm hơn." - ông Đào Ngọc Nghiêm nói.
Các chuyên gia đô thị kiến nghị, ngay từ bước đi đầu tiên, Hà Nội sẽ phải chú trọng tới chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu lao động tại Từ Liêm. Ông Đào Ngọc Nghiêm nói: "Gần 10 năm nay, huyện Từ Liêm đô thị hóa khá mạnh nhưng chưa làm tốt việc này. Người nông dân mất đất chưa được đào tạo nghề thích hợp. Phải tập trung chuyển sang hướng phi nông nghiệp thích hợp, để người dân ly nông nhưng không ly hương".
Phải thay đổi "tư duy làng xã"
Tỏ ra phấn khởi khi Từ Liêm lên quận, anh Lê Trung, cán bộ trẻ làm việc tại bộ phận "một cửa" của xã Phú Diễn cho rằng, công việc của mình chắc vẫn như vậy. Trái lại, lãnh đạo các xã lại chưa thực sự thấy yên tâm. Bí thư Đảng ủy thị trấn Cầu Diễn, ông Phùng Mạnh Dũng cho rằng, người dân sẽ có nhiều cái lợi khi Từ Liêm từ huyện lên quận, các xã đều trở thành phường. Hệ thống hạ tầng, điện đường, trường trạm chắc chắc sẽ được quan tâm đầu tư với tiêu chuẩn, quy chuẩn cao hơn trước đây vì đã thành quận nội thành của Thủ đô. Giá cả bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng sẽ cao hơn trước... "Song quyền lợi sẽ đi liền với nghĩa vụ, trách nhiệm" - ông Phùng Mạnh Dũng nói.
Phân tích một cách thận trọng, ông Phùng Mạnh Dũng còn băn khoăn về vấn đề nhận thức, cả của cán bộ và người dân Từ Liêm, đều không thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều. Lãnh đạo thị trấn Cầu Diễn nói: "Người ta đã quen đời sống nông thôn từ nhiều đời nay. Ở xã xưa nay vẫn "trong họ, ngoài làng". Chủ tịch, Bí thư xã có khi chỉ là con cháu trong họ thôi. Quản lý phường rất khác so với xã. Ngoại thành cũng khác nội thành. Xã làm gì có văn minh đô thị nhưng phường lại phải làm rất bài bản, nghiêm khắc. Không còn quản lý kiểu làng xã nữa."
Bí thư Đảng ủy thị trấn Cầu Diễn cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải ổn định được đội ngũ cán bộ. "Muốn thay đổi nhận thức, cần có thời gian. Theo tôi, huyện cần tập huấn, bồi dưỡng ngay để cán bộ nắm bắt được nghiệp vụ, không quá bỡ ngỡ hoặc để xảy ra sai sót khi từ xã lên phường." - ông Phùng Mạnh Dũng nói.
Chia sẻ quan điểm này, ông Đào Ngọc Nghiêm nói: "Mọi thứ đều cần thời gian rất dài để thay đổi. Hoàng Mai, Long Biên đã qua hơn 10 năm kể từ ngày thành lập nhưng cũng còn những khu vực chưa chuyển đổi hết. Nhiều việc đã khởi động từ năm 2003 tới nay nhưng hiện vẫn chưa xong".
Theo ANTD
100 tổ trưởng dân phố tập huấn PCCC Phòng Cảnh sát PC&CC Hoàn Kiếm - Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, vừa phối hợp với UBND phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn về PCCC cho Bí thư chi bộ khu dân cư, cán bộ tổ dân phố, BVDP thuộc phường Hàng Bài. Các học viên đã được giảng viên đến từ...