Nhà biên kịch Ngụy Ngữ cùng những bộ phim để đời
Tên tuổi của nhà biên kịch Ngụy Ngữ gắn liền với những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt.
Nhà văn, nhà biên kịch Ngụy Ngữ đã qua đời tại nhà riêng vào sáng 9/9, sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư thực quản, hưởng thọ 76 tuổi. Chia sẻ với truyền thông, bà Nguyễn Ngọc Phấn – vợ của biên kịch Ngụy Ngữ – cho biết: “Ông bắt đầu có triệu chứng bệnh từ tháng 4/2021, nhưng vì dịch Covid-19 bùng phát, không tiện đi bệnh viện nên ông ấy quyết định ở nhà. Đến tháng 10, chúng tôi đưa đi khám mới biết ông mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối”.
Nhà văn, biên kịch Ngụy Ngữ đã mãi ra đi!
Nhà văn, biên kịch Ngụy Ngữ tên thật là Nguyễn Văn Ngữ, quê quán tại Thừa Thiên Huế. Trước năm 1975, ông là cây bút của tạp chí Văn. Sau năm 1975, tên tuổi của ông gắn liền với rất nhiều bộ phim nổi tiếng, là người đứng sau vô số tác phẩm được yêu mến của điện ảnh Việt.
Cùng TGĐA điểm lại 1 số bộ phim nổi tiếng làm nên tên tuổi của nhà văn, biên kịch Ngụy Ngữ:
Con thú tật nguyền (1985): Phim do nhà làm phim người Thụy Sĩ gốc Việt – Hồ Quang Minh đạo diễn, kể về quân đội rệu rã của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, họ vừa đánh nhau, vừa vướng vào những cuộc yêu đương rắc rối với những cô gái điếm si tình.
Bụi Hồng (1996): Tiếp tục là một phim của đạo diễn Hồ Quang Minh, phim có nhân vật chính là Diệu Thuần, vốn là một Vương Phi Triều Nguyễn đã rũ bỏ bụi trần để về với cõi Phật, nhưng cũng là chị của một cậu em Cộng Sản và một cậu em lính Cộng Hòa. Dàn diễn viên của phim bao gồm những gương mặt như: Phương Dung, Lê Tuấn Anh, Hoàng Phúc…
Video đang HOT
Ai xuôi vạn lý (1996): Bộ phim do Lê Hoàng đạo diễn, có sự tham gia của diễn viên NSƯT Công Ninh (vai Tấn) và Mộc Miên (vai Miên). Diễn xuất của Công Ninh được đánh giá khá cao, trong hình tượng một anh bộ đội với khuôn mặt khắc khổ và luôn bị ám ảnh bởi quá khứ.
Gái nhảy (2003): Bộ đôi đạo diễn Lê Hoàng và nhà biên kịch Ngụy Ngữ tiếp tục làm nên thành công, khi Gái nhảy trở thành phim mở đầu cho thời kỳ phim thương mại sau giai đoạn khủng hoảng của điện ảnh Việt Nam thập niên 1990. Gái nhảy đã đạt mức doanh thu kỷ lục 12 tỷ đồng, nhưng cũng gây tranh cãi khi đi khai thác vào những yếu tố nhạy cảm như: xã hội đen, vũ nữ, mại dâm, tình dục, ma túy…
Xóm nước đen (1996): Bộ phim làm nên tuổi của NSƯT Mỹ Duyên, kể về cuộc sống tại khu phố 7 của một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dòng kênh ô nhiễm nặng nề chảy qua, thường được gọi là “Xóm nước đen”. Đây cũng chính là điểm nóng về tệ nạn xã hội và nghèo đói, một thực trạng nhức nhối của thành phố sau chiến tranh.
Cánh đồng bất tận (2010): Dựa trên tác phẩm cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư, phim là câu chuyện về những mảnh đời không lành lặn trôi dạt nay đây mai đó theo con nước bị số phận run rủi gặp nhau, tưởng rằng đã có thể nương tựa lẫn nhau nhưng lại không thể ghép lại thành một gia đình trọn vẹn vì những mặc cảm cá nhân và trái ngang của số phận. Bộ phim có sự góp mặt của dàn diễn viên ngôi sao: Dustin Nguyễn, Đỗ Thị Hải Yến, Ninh Dương Lan Ngọc
NSƯT Diệu Thuần: 17 tuổi từ tỉnh lẻ trở thành diễn viên và cuộc sống hạnh phúc bên chồng họa sĩ
Là nữ nghệ sĩ gạo cội của nền điện ảnh nước nhà, dù chuyên đóng những vai phụ nhưng NSƯT Diệu Thuần vẫn được bao khán giả nhớ mặt điểm tên.
Cô cũng được xem là nữ phụ nữ hiếm thành công của màn ảnh Việt.
NSƯT Diệu Thuần sinh năm 1957 tại Quảng Ninh. Cô theo học tại trường Trường Điện ảnh Việt Nam và tốt nghiệp khoá II cùng với hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Minh Châu, cố NSND Phương Thanh, NSND Bùi Bài Bình, NSƯT Thanh Quý, Hữu Mười, cố NSƯT Bùi Cường...
Nói về quyết định theo đuổi nghiệp diễn NSƯT Diệu Thuần từng chia sẻ. "Năm 17 tuổi, tôi đã từ Quảng Ninh ra đi. Hồi ấy, tôi mê điện ảnh lắm, có đợt, các đạo diễn về quê tôi tuyển diễn viên, tôi đánh liều đi thi định bụng thử sức cho biết, ai ngờ lại trúng tuyển. Nghiệm lại thấy nghề diễn viên quả là mệnh trời đã sắp đặt sẵn."
Sau khi tốt nghiệp, nữ nghệ sĩ được phân công về Hãng phim truyện Việt Nam. Bộ phim đầu tiên mà cô tham gia là "Mưa rơi trên thành phố", rồi đến "Những người đã gặp"... Đặc biệt với tác phẩm "Ngày ấy bên sông Lam", cô vinh dự giành được giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Việt Nam lần thứ 6 (1986).
NSƯT Diệu Thuần
Hơn 40 năm gắn bó với nền điện ảnh nước nhà, nữ nghệ ghi đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng qua nhiều vai diễn ấn tượng như: Đi cùng năm tháng, Trở về Sam Sao, Cuộc chia tay mùa hạ, Cơn lốc biển, Tìm lại Đa, Con đường khát, Đàn trời... Các vai diễn trước đây, nữ nghệ sĩ thường vào vai những người phụ nữ mộc mạc, đằm thắm, dịu dàng...
Điểm khiến khán giả nhớ mãi không quên về một nữ nghệ sĩ dù chuyên phụ bởi sự chỉn chu, nghiêm túc và luôn đào sâu, tìm kỹ tính cách từng cách nhân vật mà cô thể hiện. Nữ nghệ sĩ luôn biết cách tạo cho nhân vật của mình những nét riêng và không bị một màu. Để rồi với nét diễn đầy tự nhiên, biểu cảm chân thực mà cô dần chinh phục khán giả.
Đặc biệt hơn chính nhờ những vai phụ đó mà cô gặt gái được nhiều thành công hơn trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Để rồi với những công hiến to lớn cho làng điện ảnh Việt Nam mà vào năm 1997, NSƯT Diệu Thuần đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.
Với lòng yêu nghệ thuật, NSƯT Diệu Thuần chưa bao giờ kén chọn tác phẩm. Thường khi thấy vai diễn phù hợp là cô sẽ nhận lời. Thế nên vốn quen với hình tượng quê mùa hiền thục, một vài năm trở đây nữ nghệ sĩ bất ngờ đổi "tông" khi khoác trên mình những vai diễn có phần gai góc đá, nanh nọc và chua cay như mẹ Hưng trong phim "Con đường khát" hay vai mẹ chồng khó tính, độc đoán ở "Hạnh phúc không ở cuối con đường".
Nói về vai diễn này, NSƯT Diệu Thuần tâm sự: "Khi bộ phim được trình chiếu, tôi ra đường hoặc xuất hiện chỗ nào là khán giả, bạn bè, người thân... nhìn thấy tôi đều "rú" lên: "Trời ơi, bà Thuần bây giờ sao lại ác thế, ác quá, sao có thể ngoa ngoắt đến như vậy". Và tôi nhìn lại mình xem lại một số phim mà mình đã tham gia thì cũng thấy rằng, từ những vai diễn hồn hậu, chuyên đóng các vai quê mùa, hiền lành, giờ tôi vào các vai diễn cay nghiệt, khó tính... điều này thật khó lí giải. Nhưng thực sự tôi thấy hạnh phúc và thấy mình đã không chọn nhầm niềm đam mê trong suốt những năm tháng đã đi qua".
Bên cạnh sự nghiệp thành công, NSƯT Diệu Thuần còn có cuộc hôn nhân vô cùng viên mãn bên NSND - họa sĩ Phạm Quang Vinh. Vì cả hai đều là những người làm nghệ thuật nên chuyện tình của họ lãng mạn như một cuốn tiểu thuyết. "Tôi với ông nhà tôi gặp nhau khi cùng làm bộ phim "Ngày ấy bên sông Lam". Trải qua cả năm trời làm phim với nhau, tình cảm cứ nảy sinh dần", NSƯT Diệu Thuần nhớ lại.
Được biết hai người kết hôn vào năm 1982. Cuối năm đó cô sinh con trai đầu lòng và 5 năm sau gia đình chào đón thêm thành viên nữa là một bé gái. "Hồi đóng "Ngày ấy bên sông Lam", tôi ở khách sạn Quang Trung nên đã lấy tên này đặt cho con trai, còn tôi đóng vai o Thuỳ nên đặt tên con gái là Diệu Thuỳ. Cả hai đứa hồi bé cũng có tham gia một số phim nhưng khi lớn lên lại theo nghiệp hoạ sĩ. Một đứa hoạ sĩ đồ hoạ, một đứa hoạ sĩ phục trang", nữ nghệ sĩ chia sẻ.
Ở tuổi gần 70 dù sức khoẻ đã còn được như trước nhưng cô vẫn luôn đau đáu với nghệ thuật và cố gắng tham đóng phim khi còn có thể. "Dù lâu lắm rồi tôi không đóng phim nhưng đi đến đâu cũng được khán giả nhận ra mình. Tôi cảm thấy tự hào vì được gắn bó với nghề này và hạnh phúc vì được làm những điều mình thích", nữ nghệ sĩ hào hứng chia sẻ.
Theo Em đẹp Copy link
Tại sao phim có H'Hen Niê đầu tư 60 tỷ đồng, nhưng chỉ thu 2,5 tỷ? Sau nhiều lần trì hoãn, "578: Phát đạn của kẻ điên" đã ra rạp cuối tuần qua. Tác phẩm được đầu tư kinh phí 60 tỷ đồng mang đến cho khán giả những cái cau mày và tiếng thở dài. 578: Phát đạn của kẻ điên là tác phẩm đáng chú ý thứ hai trong sự nghiệp làm phim của đạo diễn Lương...