Nhà Bè ứng dụng AI đánh giá mức độ hài lòng của người dân
Huyện Nhà Bè (TP.HCM) đã phối hợp với Công ty ICOMM triển khai thử nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), trong đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Triển khai ứng dụng AI trong đánh giá mức độ hài lòng của người dân sẽ giúp cải tiến bộ máy hành chính công
Bên cạnh triển khai thành công việc công khai các giấy phép xây dựng do UBND huyện cấp lên ứng dụng Nhà Bè trực tuyến, giúp cho việc giám sát về trật tự xây dựng được tốt hơn vào cuối năm 2019, thì việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp và người dân tại các cơ quan hành chính, hành chính sự nghiệp đang được lãnh đạo huyện Nhà Bè quan tâm thực hiện.
Chức năng hệ thống nhằm đánh giá “mức độ hài lòng của nhân dân” và “chất lượng, thái độ của cán bộ công chức”. Thông qua quá trình thử nghiệm, các chuyên gia của Công ty ICOMM căn cứ kết quả hoàn toàn khách quan bằng AI để tổng kết, đánh giá và hoàn thiện quy trình nhằm nhân rộng tại tất cả các cơ quan, đơn vị có thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân.
AI được các chuyên gia đánh giá là một công cụ bổ trợ về mặt trí tuệ hiệu quả cho con người khi nó có thể hiểu được ngôn ngữ, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, sắc thái… cộng với khả năng siêu tính toán và làm việc mọi lúc, mọi nơi. “Nếu áp dụng, cả chính quyền và người dân đều được hưởng lợi từ AI. Bởi AI tạo ra minh bạch, văn minh, hiệu quả từ tự động hóa, đặc biệt loại bỏ yếu tố con người lạm quyền, nhũng nhiễu”, TS Ngô Quốc Hưng, Trưởng nhóm nghiên cứu về AI (Công ty Ainovation), cho biết.
Video đang HOT
GS Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu cấp cao về toán, chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về AI và khoa học dữ liệu, cũng đưa ra những lợi ích khi TP.HCM ứng dụng AI. Theo đó, trong dịch vụ hành chính công, công cụ AI giống như trợ lý ảo hỗ trợ người dùng các dịch vụ công (hướng dẫn thủ tục, hỗ trợ hoàn thiện các mẫu đơn trực tuyến hay tại bộ phận hành chính một cửa…). Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về người dùng dịch vụ công trực tiếp và trực tuyến; khai thác phân tích dữ liệu; cá nhân hóa các dịch vụ và hành chính công cho người dân.
Ngoài ra, trong thời gian tới, huyện Nhà Bè dự kiến sẽ phối hợp với Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện “Ứng dụng địa tin học trong quản lý xây dựng” trên địa bàn huyện Nhà Bè, sử dụng ảnh viễn thám và không ảnh chụp từ các phương tiện bay không người lái để tự động phát hiện những biến động đất đai tại các khu vực được chụp ảnh. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chính quyền các cấp đối với việc quản lý trật tự xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đem lại sự hài lòng, hạnh phúc cho người dân ngay từ cấp cơ sở và minh chứng thêm cho luận điểm “lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta.
Các nhà mạng nhắn tin nhắc người dân Đà Nẵng cài ứng dụng Bluezone
Bộ TT&TT vừa đề nghị các nhà mạng trong ngày 27/7 nhắn tin đề nghị người dân Đà Nẵng cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình.
Theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến chiều ngày 27/7/2020, số lượt tải ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone là 255.845 lượt, tăng gần 56.000 lượt so với ngày 25/7/2020.
Ngày 27/7, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đã gửi văn bản tới các doanh nghiệp viễn thông di động về việc nhắn tin tuyên truyền cho người dân tại thành phố Đà Nẵng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT và đề nghị của Sở TT&TT Đà Nẵng, Cục Viễn thông và Cục Tin học hóa đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai nhắn tin tuyên truyền đề nghị người dân cài đặt ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone.
Có tiêu đề được gửi từ Bộ TT&TT, tin nhắn gửi tới các thuê bao di động tại Đà Nẵng trong ngày 27/7/2020 có nội dung: "Dịch bệnh diễn biến phức tạp khi có ca nhiễm mới từ cộng đồng. Bộ TT&TT và Bộ Y tế đề nghị tất cả người dân có máy điện thoại thông minh trên địa bàn Đà Nẵng cài đặt ứng dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình. Cài đặt ngay tại http://www.bluezone.gov.vn. Trân trọng!".
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông di động cũng được đề nghị tiếp tục triển khai các nội dung tại công văn 1859 ngày 2/5/2020 của Cục Viễn thông, trong đó có đề nghị xem xét hỗ trợ miễn cước sử dụng đối với tên định danh phục vụ nhắn tin SMS thông báo mã OTP cho người sử dụng ứng dụng Bluezone.
Trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, ngày 26/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo UBND thành phố Đà Nẵng và các bộ: TT&TT, KH&CN, Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch.
Cụ thể, để kiểm soát tốt dịch Covid-19 tại Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng được yêu cầu phải triển khai khẩn trương, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19.
Bộ TT&TT và Bộ KH&CN chỉ đạo, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh ứng dụng CNTT truy vết trên diện rộng tại thành phố này, nhất là các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm, kể cả khách du lịch.
UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở TT&TT triển khai áp dụng ngay các ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 như Bluezone, NCOVI. Thực hiện chỉ đạo này, ngày 26/7, Sở TT&TT Đà Nẵng đã chính thức đề nghị Cục Viễn thông, Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ nhắn tin phòng chống dịch Covid-19, trong đó có việc khởi tạo và xem xét hỗ trợ miễn cước sử dụng đối với tên định danh phục vụ tin nhắn SMS thông báo mã OTP cho người sử dụng ứng dụng Bluezone.
Ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020. Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp, các smartphone được cài đặt ứng dụng này có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao lâu, từ đó phục vụ việc truy vết ca nhiễm và các ca nghi nhiễm có tiếp xúc gần với ca nhiễm. Đây được đánh giá là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng chống dịch.
Nguyên tắc hoạt động của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch: Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng; Mọi người tham gia cộng đồng Bluezone đều ẩn danh với những người khác; Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Đặc biệt, dự án Bluezone mở mã nguồn theo bản quyền GPL 3.0. Người dùng các nước trên thế giới được tự do tìm hiểu hoạt động hệ thống ở mức mã nguồn, tự do sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ.
Theo Cục Tin học hóa, ngay sau khi đưa mã nguồn lên kho Github, ứng dụng Bluezone đã thu hút được sự chú ý, quan tâm của giới công nghệ, các chuyên gia người Việt trong và ngoài nước. Hàng trăm chuyên gia trên khắp thế giới và tại Việt Nam đã tích cực phân tích, đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhóm phát triển hoàn thiện và liên tục nâng cấp ứng dụng. Đến nay, ứng dụng Bluezone đã đạt được mức độ hoàn thiện, giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc mà các quốc gia khác vẫn đang lúng túng, tranh luận.
Nhật Bản ứng dụng AI để phát hiện chất thải nhựa NEC và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển - Trái đất Nhật Bản (JAMSTEC) đã phát triển một hệ thống sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động phát hiện các vi hạt từ các mẫu nước biển và trầm tích. Kỹ thuật nhận dạng hình ảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng giải...