Nhà báo TQ kêu gọi hòa hảo với láng giềng
Chân dung nữ nhà văn, nhà báo Zhang Lijia
Nữ nhà báo người Trung Quốc Trương Lệ Giai mới đây đã đề cập đến bài học từ cuộc chiến biên giới Việt – Trung: “Tôi hy vọng những người đồng hương Trung Quốc mang quan điểm dân tộc diều hâu trong vấn đề đảo Điếu Ngư sẽ nhìn lại và rút ra bài học từ điều thực sự đã xảy ra năm 1979″.
Trương Lệ Giai là một nhà văn, nhà báo, nhà diễn thuyết. Bà nhiều lần được mời diễn thuyết trong các hội nghị về Trung Quốc đương thời và giảng dạy tại nhiều đại học lớn như Stanford, Harvard (Mỹ) và ĐH Sydney (Úc).
Video đang HOT
Sau chuyến du lịch tới Việt Nam gần đây, Trương Lệ Giai viết trên blog của mình rằng Trung Quốc cần học lại bài học từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam. Dưới đây là một đoạn quan trọng trong bài viết của bà.
Trong chuyến đi của chúng tôi tới một hang động ở Vịnh Hạ Long, anh hướng dẫn viên trẻ và hiểu biết tên là Diep nói về cách người địa phương sử dụng hang động làm nơi trú ẩn để tránh bom Mỹ. Anh cũng kể những câu chuyện về nỗi khổ đau, mất mát mà người Việt trải qua trong thời chiến. Tôi hỏi anh ta rằng người Việt nhìn nhận thế nào về người Mỹ, Diep nói rằng người dân nơi đây không còn hận thù người Mỹ. Cuộc chiến đã qua và giờ đây hai nước là đối tác thương mại. Nhưng nhiều người dân vẫn ác cảm với Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp biên giới và nhiều người lo ngại một ngày nào đó Trung Quốc sẽ xâm lược một lần nữa, giống như năm 1979. Tôi đoán rằng thái độ hung hăng của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản khiến người Việt Nam không yên tâm.
Tôi hy vọng những người đồng hương Trung Quốc mang quan điểm dân tộc diều hâu đối với quần đảo Điếu Ngư sẽ nhìn lại và học được chính xác những điều đã xảy ra năm 1979. Và nghĩ về những cuộc đời, những giấc mơ bị phá vỡ, những ông bố bà mẹ muộn phiền, và những mạng sống bị cướp đi. Không có hòn đảo, dù có hay không có người ở nào, xứng đáng với sự đổ máu và hệ quả tiêu cực kéo theo. Vươn lên một cách hòa bình nghĩa là xây dựng những mối quan hệ hài hòa với láng giềng và tôn trọng họ. Chỉ có cách này mới tạo nên sự ổn định lâu dài trong khu vực.
Theo Wikipedia, Trương Lệ Giai (Zhang Lijia) sinh ngày 1/5/1964 tại TP.Nam Kinh. Bà tự coi mình là người truyền đạt giữa Trung Quốc và thế giới. Zhang nhiều lần được mời diễn thuyết trong các hội nghị về Trung Quốc đương thời và giảng dạy tại nhiều đại học lớn như Stanford, Harvard và ĐH Sydney.
Zhang là khách mời thường xuyên của các báo đài lớn như ABC, BBC và CNN. Bà kết hôn với Calum Macleod, phóng viên của báo USA Today. Zhang đang sống tại Bắc Kinh với hai con gái.
Theo 24h
6 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật
Theo tin tức từ lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, ngày 2-11, 4 tàu hải giám và hai tàu ngư chính một lần nữa xuất hiện trong vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Tàu Trung Quốc xuất hiện lúc 11 giờ 30 và họ rời khỏi lúc 13 giờ 20. 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế 12 hải lý trên biển Hoa Đông. Họ di chuyển gần đảo Uotsurijima, đảo chính trong quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đây là ngày thứ 14 liên tiếp tàu Trung Quốc đến gần đảo tranh chấp. Ngày 30-10, họ cũng đi vào nơi mà Nhật và Trung Quốc đều cùng tuyên bố chủ quyền.
Khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cảnh báo thì tàu Trung Quốc rời khỏi vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản và trên sóng radio một số người trên tàu đã nói "Họ đang thực hiện hoạt động hợp lệ trong vùng biển của Trung Quốc"
Tàu hải giám Trung Quốc (phía gần) và tàu tuần tra Nhật từng so kè gần Senkaku. Ảnh: Reuters
Bốn tàu hải giám rời khỏi thì hai tàu ngư chính lại xuất hiện gần đảo Kuba và rời đi sau 45 phút. Cả 6 tàu đều đi vòng quanh vùng biển vòng quanh Senkaku. Kể từ khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa quần đảo trên, các tàu của Trung Quốc liên tục tiến vào sau đó rút ra khỏi khu vực mà Nhật Bản khẳng định chủ quyền. Tranh chấp giữa hai nước vẫn chưa có giải pháp giải quyết hữu hiệu nào
Theo tinmoi
LHQ sẽ nghiên cứu yêu sách của Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư Một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP Liên Hiệp Quốc (LHQ) đang có kế hoạch xem xét giá trị pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật vào cuối năm 2013, theo tin tức từ Reuters hôm nay, 25.1. Căng thẳng xung quanh quần đảo không có người...