Nhà báo Thụy Sĩ ấn tượng với vị thế nổi bật của Việt Nam trong khu vực
“ Việt Nam chưa bao giờ được chú ý tới như vậy. Trong nhiều năm qua, các phái đoàn nước ngoài từ khắp các châu lục đã tới đất nước Việt Nam để thiết lập các hiệp định kinh tế và thỏa thuận đối tác.
Một loạt cải cách kinh tế được khởi xướng từ năm 1986, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ”.
Trên đây là phần mở đầu bài viết “Vị thế nổi bật của Việt Nam trong khu vực” của tác giả Alain Jourdan, phóng viên từng làm cho tờ Tribune de Geneva tại Thụy Sĩ.
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN
Tác giả Alain Jourdan nhận thấy Việt Nam rất coi trọng các cơ chế, diễn đàn đa phương. Chính sách ngoại giao của Việt Nam được xây dựng trong hàng chục năm qua hướng tới việc trở thành bạn của mọi quốc gia trên thế giới, cụ thể nhất là những hiệp định với Mỹ và Trung Quốc trong năm 2023. Có thể nói, Việt Nam đang trên đà trở thành một quốc gia then chốt ở trung tâm của khu vực mà thế giới đang hướng tới.
Video đang HOT
Cũng trong bài viết, tác giả chia sẻ thêm về những ấn tượng về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, nêu bật kỳ vọng của Việt Nam sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong năm 2024, với mức tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 6 – 6,5%.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Geneva, tác giả Jourdan đã trình bày thêm những suy nghĩ của ông về đất nước và con người Việt Nam. Trong đó, khi đánh giá về những thành tựu phát triển kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, ông Jourdan bày tỏ ngưỡng mộ quá trình mà Việt Nam thực hiện để tái thiết đất nước sau chiến tranh một cách phi thường. Đây là một thực tế khách quan, được nhiều nghiên cứu chứng minh. Việt Nam hiện nay đã vươn lên từ một nước nghèo để trở thành quốc gia toàn cầu hóa. Ông tin rằng chính tinh thần kiên cường và luôn hướng tới tương lai của người Việt đã tạo nên điều kỳ diệu này. Nhà báo Jourdan nhận xét: “Tôi tin rằng khả năng nhìn về tương lai, thay vì ngẫm nghĩ về quá khứ của đất nước, là một thế mạnh”.
Thảo luận về chính sách “ ngoại giao cây tre của Việt Nam” trong cuộc phỏng vấn, ông Jourdan nhận định Việt Nam thể hiện sự khéo léo trong quản lý quan hệ với các nước lớn, luôn mong muốn thiết lập các mối quan hệ cân bằng để ngày càng thể hiện vai trò trên trường quốc tế và tại các diễn đàn đa phương. Ông nhấn mạnh thế giới cần sự điều độ. Bên cạnh đó, ông Jourdan cũng tin rằng chính sách tăng cường sức mạnh trong quan hệ với các nước khác giúp trấn an thị trường tài chính và do đó có khả năng thu hút các nhà đầu tư.
Việt Nam gặt hái thành công từ sức mạnh của trường phái 'Ngoại giao cây tre'
Năm 2023 tiếp tục chứng kiến nhiều thành tựu trong các mối quan hệ quốc tế nhờ chính sách đối ngoại linh hoạt, trong đó, đóng vai trò quan trọng là trường phái "Ngoại giao cây tre" của Việt Nam.
Đây là một phần nội dung bài viết về thành tựu ngoại giao của Việt Nam mà hãng tin Reuters (Anh) đăng tải ngày 28/12.
Theo bài viết, đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam trong năm 2023 ngày càng năng động với thành tựu là nâng cấp quan hệ với các đối tác chủ chốt trên thế giới gồm cùng với những hiệp định ngoại giao quan trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr. thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh tư liệu: Trí Dũng/TTXVN
Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện" vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023. Nhân dịp này, hai nước cũng ký kết thỏa thuận hợp tác về chất bán dẫn, khoáng chất thiết yếu. Hiện Mỹ coi Việt Nam là một trong những "mắt xích" chiến lược ở Đông Nam Á trong nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập một chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững.
Tiếp theo, Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới", nhân dịp Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng thăm chính thứ Nhật Bản vào tháng 11/2023, đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước cũng nhất trí tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế. Các công ty đa quốc gia của Nhật Bản, bao gồm Canon, Honda, Panasonic và Bridgestone, nằm trong số những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Ảnh tư liệu: TTXVN
Trước khi khép lại năm 2023, Việt Nam và Trung Quốc cùng thống nhất làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương thông qua tuyên bố chung về xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai" Việt Nam - Trung Quốc, nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 12 - 13/12. Nhân chuyến thăm này, các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương của hai nước đã ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác, liên quan đến các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, thương mại, an ninh và kinh tế số.
Theo bài viết, những thành tựu ngoại giao nói trên trong năm 2023 là sự tiếp nối những thành tựu gặt hái được trong những năm trước đó. Cụ thể, vào tháng 12/2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên "Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện", tập trung vào hợp tác thương mại, đầu tư, quốc phòng và an ninh.
Những thành tựu ngoại giao của Việt Nam cũng được đánh dấu trong lĩnh vực kinh tế. Theo bài viết, Việt Nam là một trong những "điểm sáng" của bức tranh kinh tế khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), Anh, Chile và Hàn Quốc. Việt Nam cũng là thành viên của các hiệp định thương mại có quy mô lớn hơn, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản.
Mỹ Latinh đánh giá cao đường lối đối ngoại của Việt Nam Sự tương đồng về đường lối ngoại giao chính là sợi dây gắn kết quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latinh trong suốt tiến trình lịch sử. Đó là tính kiên định, nhất quán trong việc áp dụng những nguyên tắc đối ngoại, song luôn cởi mở và thích ứng trước những thay đổi của tình hình thế giới....