Nhà báo Thu Hà: Đừng tặng quà rồi “đẩy hết trách nhiệm lên vai thầy cô”
Mình thích tặng cô vào cuối năm, sau khi con đã học xong rồi, như 1 lời cảm ơn, chứ không hàm ý gửi gắm nhờ vả và kỳ vọng.
Ngày 20/11, trường con mình có thông báo “không nhận hoa, quà tặng, phong bì của phụ huynh”. Bánh kem cũng bị từ chối.
Trường còn thả nhẹ 1 câu: “Rất mong ba mẹ giúp thầy cô thực hiện đúng quy định của nhà trường!”.
Thế là phụ huynh khá bối rối. Bởi nhiều chục năm nay, ngày này vẫn là ngày của hoa và quà.
Cô Nguyễn Phương Hoa kể: Một đồng nghiệp Đức của mình, giáo viên THCS tại Berlin, nhân dịp Noel nhận được chiếc khăn lụa từ một học sinh châu Á. Nhưng cô ấy rất bất an và lo lắng. Nói thế nào cô ấy cũng lắc đầu quầy quậy. Vì một đồng nghiệp của cô ấy đã bị phạt 4.000 Euro (khoảng 103 triệu đồng) chỉ vì đã nhận món quà từ các phụ huynh.
…”Cho tôi xin lỗi, tôi hiểu tấm lòng của bà nhưng tôi không được phép nhận quà, tôi không muốn mất việc”.
Ở Đức, tặng quà có giá trị trên 15 Euro (khoảng 385.000 đồng), không chỉ cô giáo chịu hình phạt ấy mà đến cả các phụ huynh học sinh cũng đang có nguy cơ bị truy cứu.
Không biết bao nhiêu lần học trò Cao học cứ hỏi mình làm cách nào để tri ân công lao các thầy cô (họ muốn tri ân bằng “phong bì”). Mình bảo: “Các anh chị cứ học cho tử tế, làm việc cho nghiêm túc, đấy là cách tốt nhất các anh chị tri ân chúng tôi”.
“Thầy cô cũng như mọi người bình thường, họ cũng có lúc sai, lúc đúng” (Ảnh minh họa).
Mình thấy xã hội ta rất giỏi xô đẩy những điều hay lệch qua 1 bên thành “xéo xẹo xèo xeo”.
Nói: “ Tôn sư trọng đạo”, nghề giáo là nghề cao quý nhất, rồi tung hô, rồi ép “tiên học lễ”, là cũng chưa hẳn đã tốt cho thầy cô đâu ạ. Thầy cô cũng như mọi người bình thường, họ cũng có lúc sai, lúc đúng. Lúc hiền hoà, khi tức giận, lúc nghiêm nghị, khi thư giãn.
Nhưng nếu bị đẩy lên quá cao thì có nghĩa là khi giáo viên sai, học sinh vẫn phải tuân thủ, phục tùng. Khi đó, cái sai đó sẽ bị đẩy tới mức độ kinh khủng. Như quả cầu tuyết, càng lăn xa càng to lên.
Nói: “Trăm sự nhờ thầy” là chúng ta đang đặt quá nhiều trách nhiệm và kỳ vọng vào vai giáo viên.
Trong khi, dòng máu chảy trong tim con, cấu trúc não bộ của con, những ký ức, những tổn thương con đã phải chịu, tiềm thức của con… đều do ba mẹ cả.
Mình thấy nhiều ba mẹ rất nỗ lực tìm trường, tìm thầy cho con. Sẵn sàng chạy xe rất xa để cho con được học thầy tốt. Sẵn sàng làm lụng như thiêu thân để có tiền nộp học phí những khoá học đắt nhất cho con.
Nhưng ở nhà thì, hoặc là nuông chiều con, hoặc là bạo lực với con, hoặc là nói đủ thứ chuyện tiêu cực của cuộc sống trong bữa cơm chung… trống đánh xuôi, kèn thổi ngược vậy thì khó cho giáo viên lắm.
Đố các bạn, giữa 2 kiểu học sinh này, thầy cô sẽ muốn dạy ai hơn:
- Một học sinh có phong bì dày, nhưng kể khắp nơi là mình đã “đút” cho giáo viên bao nhiêu, thản nhiên oang oang về “văn hoá phong bì”, “đi chùa Thầy”, bài thì không học, ngồi trong lớp thì nghịch phá, giáo viên nói thì vênh váo cãi, hơi chút là vác điện thoại ra doạ quay phim, chụp hình cô…
- Một học sinh không có phong bì, chỉ có tinh thần tự giác, ham học hỏi, có kỷ luật tốt trong giờ học, kiên trì vượt qua khó khăn, cư xử đúng đắn, phản biện hoà nhã, biết chia sẻ, biết cảm ơn xin lỗi,…
Mình thì vẫn tin ba mẹ là người thầy lớn nhất của con cái. Mái nhà là trường học đầu tiên và quan trọng nhất của con.
Ba mẹ ạ, đừng đẩy hết trách nhiệm lên vai thầy cô.
Nói thật là xưa nay mình cũng vẫn tặng quà giáo viên, nhưng mình không thích xếp hàng Ngày 20/11 vội vội vàng vàng. Mình thích tặng cô vào cuối năm, sau khi con đã học xong rồi, như 1 lời cảm ơn, chứ không hàm ý gửi gắm nhờ vả và kỳ vọng.
Khi được nghỉ học ngày 20/11, mình luôn thích về thăm thầy cô giáo cũ!
Có ai muốn 20/11 này tặng cô một câu: “Thưa cô, tôi xin đứng cùng team với cô, cùng chịu trách nhiệm dạy dỗ con tôi!”.
Vài nét về tác giả:
Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM, đồng thời là tác giả cuốn sách: “Con nghĩ đi, mẹ không biết”. Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu, cá tính là Xu và Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên.
Theo Helino
Chung kết văn nghệ "Dưới mái trường" của teen Lê Hồng Phong: Cùng khóc, cùng cười vì chúng ta là một phần thanh xuân của nhau!
Các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) vừa có một đêm chung kết văn nghệ chào mừng ngày 20/11 ngập tràn trong nhiệt huyết tuổi trẻ và những cảm xúc thật tuyệt vời.
Tối ngày 17/11, vòng chung kết hội diễn văn nghệ "Dưới mái trường" nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đã được diễn ra. Hơn 20 tiết mục ca hát, nhảy, múa xuất sắc nhất vượt qua vòng sơ kết đã cùng nhau tranh tài sôi nổi.
Tất cả các phần trình diễn trong đêm chung kết đều thể hiện được sự đầu tư công phu và rất chỉn chu từ các bạn học sinh. Nhiều bài nhảy, múa có các tổ hợp động tác phức tạp nhưng đã được các bạn chinh phục thành công khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, thán phục. Không những thế, các tiết mục của teen Lê Hồng Phong còn truyền tải những thông điệp rất ý nghĩa về: tình cảm gia đình, bảo vệ môi trường, sống tích cực,...
Chung kết hội diễn văn nghệ "Dưới mái trường" nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). (Clip: Kingpro)
Để có được những tiết mục đặc sắc như thế các bạn học sinh đã bỏ ra không ít thời gian và tâm sức. Dù có vất vả, đổ mồ hôi và cả nước mắt trong quá trình tập luyện nhưng hơn tất cả là các bạn đã được cùng nhau trải qua những giây phút đáng nhớ. Tin chắc rằng dù cho kết quả có ra sao thì các bạn đã đều nhận được cho mình những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong thanh xuân rực rỡ này.
Những khoảnh khắc ấn tượng trong đêm chung kết hội diễn văn nghệ "Dưới mái trường" của teen Lê Hồng Phong
Bạn Mỹ Duyên, lớp 10 chuyên Văn 1 chia sẻ: "Dù không có nhiều thời gian trống nhưng tụi em vẫn cố gắng dành buổi trưa để cùng nhau tập luyện cho tiết mục. Mặc dù có vất vả nhưng được cùng nhau trình diễn trên sân khấu thì đó lại là niềm vui, niềm hạnh phúc của tập thể lớp. Sau hội diễn, em nhận thấy lớp mình càng thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn."
Tiết mục nhảy ấn tượng thể hiện nhiệt huyết tuổi trẻ của teen
Tiết mục nhạc kịch được dàn dựng công phu với thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình
Tiết mục múa quạt kết hợp tính hiện đại và truyền thống
Bạn Kim Hoàng, lớp 12 chuyên Lý 1 cho biết: "Vì là học sinh cuối cấp nên tụi em đã phải cân bằng hợp lý giữa thời gian học và tập luyện. Có thể nói hai tháng chuẩn bị cho tiết mục là thời gian tập thể gắn lớp bó nhất. Qua không ít khó khăn, thử thách cùng nhau, chúng em cảm thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều."
Theo Helino
Học trò cũ, sao để thầy cô mang quà biếu mình như thế? Ngày lễ tri ân nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo nhưng đâu đó vẫn còn những kiểu "tri ân ngược" để mua lợi cho cá nhân rất cần lên án để dẹp bỏ. Sẽ có người thắc mắc "tri ân ngược" là thế nào? Đó là kiểu thầy cô giáo lại mang phong bì, quà cáp đi biếu xén chính...