Nhà báo nước ngoài nhận định Việt Nam phản ứng nhanh và đồng bộ với dịch COVID-19
David Hutt, cây bút chuyên bình luận về Đông Nam Á, đã nhận định tích cực về phản ứng nhanh và đồng bộ của Chính phủ Việt Nam trong ứng phó với đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt bùng phát mới hiện nay.
Lực lượng phòng hóa quân đội triển khai các phương tiện kỹ thuật tiến hành phun khử khuẩn diện rộng trên địa bàn quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN phát
Trong bài trả lời phỏng vấn BBC ngày 2/6, nhà báo Hutt cho rằng Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên chống dịch đi kèm với phát triển kinh tế. Xét về cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế, từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, Việt Nam thực hiện rất tốt trong hầu hết năm 2020. Chính phủ đã ưu tiên vấn đề an toàn lên trên mục tiêu kinh tế. Ông đánh giá Việt Nam là một trong những nước tại Đông Nam Á chủ động nhất và thành công. Những biện pháp giãn cách được đưa ra rất sớm và nghiêm ngặt. Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và là một trong số ít nước ở châu Á đạt tăng trưởng kinh tế.
Theo nhà báo Hutt, với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này, với số ca nhiễm cao hơn và phạm vi rộng hơn, Chính phủ Việt Nam cũng đã quyết liệt hơn, chú trọng tới nhiệm vụ kinh tế đặt trong bối cảnh triển dịch tiêm vaccine đã được triển khai và những kinh nghiệm thực hiện giãn cách trong 18 tháng qua. Ông nêu rõ với dân số gần 96 triệu người, số ca nhiễm mới ở Việt Nam vẫn ít hơn nhiều so với Campuchia – nơi có dân số ít hơn, có nghĩa là Việt Nam phòng chống dịch hiệu quả.
Video đang HOT
Nhà báo này cũng đề cập thực tế là tại một số tỉnh phía Bắc, nơi có các khu vực công nghiệp sản xuất công nghệ cao, các cơ quan chức năng đã khoanh vùng dịch nhanh gọn và triển khai tiêm vaccine cho công nhân tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Việt Nam, bao gồm cả chính phủ tiền nhiệm và chính phủ mới, đã làm rất tốt và phản ứng rất nhanh. Khi số ca tăng lên, Việt Nam đã chủ động phản ứng và hành động đồng bộ bằng nhiều biện pháp. Việt Nam không chỉ áp dụng giãn cách, ngừng nhập cảnh, truy vết, mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cũng được yêu cầu nhanh chóng thay đổi cách bố trí lao động. Điều này có nghĩa là nền kinh tế vẫn có thể hoạt động tốt nhất có thể. Mặc dù số lượng vaccine hạn chế, song cơ quan chức năng đang nhanh chóng phân phối vaccine tới các khu công nghiệp có tầm quan trọng kinh tế cao.
Theo ông, tất cả các nước đều phải cân nhắc giữa chống dịch và phát triển kinh tế và cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ này.
Thêm thảm họa từ đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Ấn Độ
Bloomberg dẫn số liệu từ Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng - 7,97%, từ 6,5% trong tháng 3, tương đương với hơn 7 triệu việc làm đã bị mất trong tháng 4, giữa bối cảnh quốc gia Nam Á đang vật lộn để chống lại thảm họa y tế do đợt bùng phát Covid-19 mới nhất.
Lao động chờ được thuê ở thị trấn Noida, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg
Dữ liệu của CMIE - được các nhà kinh tế theo dõi chặt chẽ trong trường hợp không có dữ liệu việc làm theo thời gian thực từ Chính phủ - cho thấy tình trạng thất nghiệp diễn ra nghiêm trọng hơn ở các khu vực thành thị khi người lao động trở về quê nhà.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tại Ấn Độ, bao gồm số người có việc làm và số người đang tìm việc, đã giảm xuống chỉ dưới 40% trong tháng 4. Theo giới chuyên gia, một số người thất vọng và rời bỏ thị trường lao động, nhưng đồng thời nền kinh tế Ấn Độ cũng không có khả năng tạo ra đủ việc làm.
"Đã có sự sụt giảm về việc làm, và điều này có thể là do các lệnh hạn chế đã buộc phải áp dụng", Giám đốc điều hành CMIE Mahesh Vyas nói với Bloomberg, "vì virus vẫn còn khá mạnh và chúng tôi đang căng thẳng trên mặt trận y tế - dịch vụ, có khả năng tình hình việc làm sẽ vẫn căng thẳng trong tháng 5".
Số ca tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Ấn Độ đạt kỷ lục 3.689 người hôm 2/5, trong khi số ca nhiễm mới giảm nhẹ vào ngày 3/5, sau khi Ấn Độ hôm 30/4 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ.
Thủ tướng Narendra Modi - người từng tuyên bố một lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Ấn Độ vào tháng 3/2020, dẫn đến hàng triệu việc làm bị mất và sản lượng kinh tế giảm kỷ lục - hiện đang thúc giục các địa phương chỉ áp dụng các biện pháp như vậy như là lựa chọn cuối cùng, bất khả kháng.
Tuy nhiên ngay từ đầu tháng 4 vừa qua, nhiều chính quyền địa phương tại Ấn Độ đã buộc phải mở rộng các lệnh hạn chế, do cơ sở hạ tầng y tế lạc hậu không đủ năng lực để đối phó với "cơn bão" các ca bệnh gia tăng.
Triển vọng việc làm yếu là thách thức lớn đối với mục tiêu đạt mức tăng trưởng kinh tế 2 con số của Ấn Độ trong năm nay. Nhiều nhà kinh tế đã hạ dự báo của quốc gia Nam Á, trong khi một số cảnh báo về khả năng cắt giảm nếu các lệnh hạn chế kéo dài hơn nữa.
Báo cáo của Ngân hàng Barclays Bank Plc ngày 3/5 đã hạ dự báo 1 điểm phần trăm xuống 10% đối với Ấn Độ, với lý do "ngày càng có nhiều bất ổn về số trường hợp và số người chết". "Việc chậm tiêm chủng cũng đang làm tổn hại đến triển vọng phục hồi của Ấn Độ", báo cáo cho biết.
Thảm họa thất nghiệp diễn ra trong bối cảnh Chính phủ New Delhi phải đối mặt với phản ứng dữ dội đối với việc xử lý đợt dịch Covid-19 lần này. Đảng của Thủ tướng Modi đã thua trong một cuộc bầu cử ở bang chủ chốt, trong khi các đặc phái viên nước ngoài đang cùng người dân Ấn Độ trên mạng xã hội kêu gọi sự giúp đỡ về vật tư y tế từ quốc tế.
Những người tháo chạy khỏi 'tâm dịch' trước phong tỏa Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Ấn Độ, những người lao động mới tái định cư ở các thành phố lớn một lần nữa lại thu dọn đồ đạc và tháo chạy về quê nhà. Lalit Singh - một công nhân làm ở nhà máy cắt gạch ở thành phố Mumbai - đã thất nghiệp từ đợt bùng phát dịch Covid-19...