Nhà báo nổi tiếng bịa chuyện nhiều năm trời, ’sáng tạo’ nhân vật không hề tồn tại
Một trong những tờ báo nổi tiếng nhất của Đức, Der Spiegel, trở thành trung tâm vụ bê bối liên quan đến một trong những phóng viên hàng đầu bị phát hiện sử dụng những yếu tố bịa đặt trong câu chuyện của mình.
Claas Relotius từng làm việc tại Der Spiegel với tư cách là một nhà báo tự do trong 6 năm, cho đến khi nhận được một vị trí nhân viên chính thức vào năm 2017. Giống như một ngôi sao của báo chí hiện đại, Relotius 33 tuổi nhận được vô số giải thưởng báo chí uy tín cả ở Đức và nước ngoài. Chỉ trong tháng 12/2018, ông đã được hiệp hội phóng viên Đức trao giải thưởng cho câu chuyện về cuộc sống của một đứa trẻ ở Syria. Năm 2014, Relotius được CNN chào đón nồng nhiệt, gọi ông là Nhà báo của năm.
Nhà báo nổi tiếng bịa chuyện nhiều năm trời, ’ sáng tạo’ ra nhân vật không hề tồn tại. (Ảnh minh họa: Reuters)
Hôm 19/12, RT dẫn một nguồn tin tiết lộ gây sốc rằng Relotius thực sự đã bịa ra một số các chi tiết trong các câu chuyện của mình và thậm chí còn “phát minh” ra nhân vật chính, là những người mà ông chưa bao giờ gặp mặt. Một trong những đồng nghiệp của ông, người làm việc với Relotius trong một câu chuyện về tình hình ở biên giới Mỹ-Mexico đã trở nên nghi ngờ về một số chi tiết trong bài báo của ông. Người đồng nghiệp sau đó theo dấu hai nguồn tin được Relotius trích dẫn rộng rãi, chỉ để biết rằng không ai trong số họ thực sự gặp ông.
Cuộc điều tra sau đó của Der Spiegel về các hoạt động của Relotius cũng phát hiện ra rằng ông ta bịa đặt các chi tiết trong một câu chuyện khác.
Video đang HOT
Cho đến nay, ít nhất 14 câu chuyện trong số gần 60 tác phẩm nhà báo viết cho bản trực tuyến và ấn bản in của Der Spiegel có chứa thông tin giả mạo, tạp chí cho biết thêm rằng con số đó có thể cao hơn và cảnh báo rằng các phương tiện truyền thông khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Trong những năm qua, Relotius đã làm việc cho khoảng một chục hãng tin tức của Đức, bao gồm Die Welt, Die Zeit và Financial Times Đức nổi tiếng. Đáng chú ý, danh sách những câu chuyện của ông được chứng minh là ít nhất giả một phần bao gồm một số tác phẩm đã giành được giải thưởng báo chí như những câu chuyện về trẻ em Iraq bị Nhà nước Hồi giáo bắt cóc hay tù nhân ở Guantanamo.
Trong một bài dài, báo Đức giải thích rõ ràng về vụ án và gửi lời xin lỗi độc giả. Der Spiegel nói rằng tất cả đã sốc vì phát hiện ra sự việc và xin lỗi độc giả cùng với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi các bài báo của Relotius.
Tờ báo mô tả tình huống này là “một điểm suy thoái trong lịch sử 70 năm của Der Spiegel.” Relotius, người đã từ chức sau khi vụ lừa đảo bị đưa ra ánh sáng, nói với Der Spiegel rằng ông rất hối hận về hành động của mình và cảm thấy rất xấu hổ.
Der Spiegel đã thành lập một ủy ban điều tra đặc biệt để xem qua tất cả các tác phẩm của nhà báo và chuẩn bị các khuyến nghị để cải thiện các cơ chế an toàn.
(Nguồn: RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Vụ hạ sát nhà báo Khashoggi: Thượng viện Mỹ kết luận về thái tử Ả Rập
Thượng viện Mỹ nhất trí ra nghị quyết cho rằng thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi, người bị sát hại dã man và phân xác tại lãnh sự quán ở Istanbul.
Thái tử Mohammed bin Salman hiện đang chịu nhiều sức ép từ đồng minh Mỹ.
Theo RT, nghị quyết yêu cầu Riyadh "phải có trách nhiệm phù hợp" về vấn đề này. Quyết định của Thượng viện Mỹ đến sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu kêu gọi Mỹ ngừng can dự vào cuộc chiến ở Yemen do Ả Rập Saudi dẫn đầu.
Thượng viện nói tình hình chiến tranh ở Yemen đã gây ra "khủng hoảng nhân đạo" và yêu cầu các bên ngừng bắn ngay lập tức.
Quyết định trên được đưa ra một tuần sau khi Giám đốc CIA Gina Haspel có mặt tại Đồi Capitol để báo cáo với các nghị sĩ về những gì mà CIA thu thập được. Một trong số các nghị sĩ Mỹ đã nói rằng thái tử Mohammed bin Salman là người đứng sau vụ sát hại.
Hai nghị quyết được coi là động thái làm gia tăng sức ép với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi ông Trump chưa chính thức lên tiếng chỉ trích thái tử.
Quyết định ngừng can dự vào cuộc chiến Yemen của Mỹ cũng khiến con đường vũ khí tới Ả Rập của chính quyền Tổng thống Donald Trump gặp khó khăn hơn bao giờ hết.
Ả Rập Saudi cho đến nay luôn phủ nhận thông tin rằng thái tử biết về vụ sát hại nhà báo Khashoggi. Một số thành viên cấp cao Ả Rập Saudi có thân cận với thái tử đã bị sa thải vì bê bối. 5 người nằm trong "biệt đội tử thần" do thái tử dựng nên cũng đối mặt với án tử hình.
Theo Danviet
7 phút cuối cùng của nhà báo Khashoggi Ngày 2/10, nhà báo Jamal Khashoggi được nhìn thấy lần cuối cùng trên camera an ninh đang đi vào lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tới lãnh sự quán để làm thủ tục kết hôn với bạn gái người địa phương nhưng không trở ra. Camera an ninh quay lại cảnh nhà báo Jamal Khashoggi ngày 2/10 bước...