Nhà báo: Mỹ muốn che giấu sự thật về thảm kịch MH17
Chính phủ Mỹ dường như muốn giấu nhẹm đi sự thật về vụ rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia MH17, nhà báo Mỹ Robert Perry viết.
Chính phủ Mỹ dường như muốn giấu nhẹm đi sự thật về vụ rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia MH17, nhà báo Mỹ Robert Perry viết.
Theo Robert Perry, một nhà báo điều tra người Mỹ, Mỹ muốn che dấu sự thật về thảm họa MH17, vì nó có thể gây bất lợi cho Mỹ và phá hủy “kịch bản về việc Nga đã bắn rơi chiếc MH17″. Nhà báo này chỉ ra rằng, mặc dù mạng lưới tình báo Mỹ đã có thời gian xem xét các dữ liệu từ vệ tinh, chặn các cuộc điện thoại và tiếp cận được các nguồn thông tin khác, nhưng Mỹ vẫn chưa công bố bản báo cáo cập nhật nào từ sau bản báo cáo đổ lỗi cho Nga và lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine về vụ tai nạn hôm 22/7/2014.
“Những hành vi kì lạ đó đã củng cố thêm nghi ngờ về việc chính phủ Mỹ sở hữu thông tin đi ngược lại lời phán quyết vội vàng ban đầu của mình, nhưng các quan chức cấp cao không muốn sửa lại những điều đó bởi vì làm như vậy sẽ rất mất mặt và làm giảm giá trị của thảm kịch với mục đích kiềm chế Nga”, ông Robert Perry nhấn mạnh.
Video đang HOT
Mỹ đang muốn che giấu sự thật đằng sau vụ bắn rơi MH17?
Vụ rơi máy bay MH17 tháng 7/2014, đã ngay lập tức trở thành một công cụ quy mô lớn chống lại Nga. Các quan chức phương Tây và hàng loạt các nguồn tin đã chĩa mũi tấn công nhằm vào Nga và cá nhân ông Vladimir Putin, nhưng lại không cung cấp được bằng chứng cho những lời cáo buộc đó. Chiến dịch đó đã dẫn đến việc Mỹ và châu Âu đưa ra các biện pháp trừng phạt chống Nga cũng như cáo buộc Nga liên quan đến tình hình căng thẳng ở Ukraine. Tuy nhiên, sau khi chiến dịch tuyên truyền của phương Tây có sức lan tỏa lên toàn cầu và các nghi ngờ về vai trò của Nga trong vụ bi kịch xuất hiện, thì Mỹ lại im lặng một cách đáng ngờ.
Robert Perry nhấn mạnh, vào tháng 8/2014, “chuyên gia phân tích tình báo Mỹ đã bắt đầu chuyển hướng từ kịch bản ban đầu cáo buộc Nga thành tập trung vào khả năng các phần tử cực đoan trong chính phủ Ukraine, được tài trợ bởi một kẻ đầu sỏ điên cuồng chống Nga, là người chịu trách nhiệm trong việc này”.
Trong khi đó, Ban An toàn Hàng không Hà Lan điều tra vụ tai nạn đã không tìm được thông tin gì về thảm họa, họ chỉ đưa ra xác nhận vào giữa tháng 10/2014 rằng, chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia đã bị phá hủy “bởi một vật thể có tốc độ cao lao xuyên qua chiếc máy bay từ bên ngoài”. Thật là đáng nghi khi bản báo cáo dài 34 trang của Hà Lan không đặt ra câu hỏi về việc các vệ tinh giám sát của Mỹ liệu có thu được bất kì thông tin gì có thể tiết lộ chính xác vị trí và thời điểm mà quả tên lửa chết người được phóng đi.
Chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH17, đang trên đường đến Kuala Lumpur từ Amsterdam đã bị rơi vào ngày 17/7/2014 sau khi bị bắn hạ và cướp đi 283 sinh mạng hành khách trên chuyến bay cùng 15 phi hành đoàn gần Torez, Donetsk, Ukraine.
Nguyễn Trung (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Pin hộp đen hết hạn không cản trở việc tìm kiếm MH370
Hãng hàng không Malaysia Airlines khẳng định việc hết hạn pin trong đèn tín hiệu giúp định vị dưới đáy biển của hộp đen không làm ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370.
Máy bay của Malaysia Airlines đỗ tại sân bay Quốc tế Kuala Lumpur ngày 30/3/2014. Ảnh: TTXVN
Trước đó, trong báo cáo sơ bộ của nhà chức trách Malaysia, cũng như dẫn lời luật sư của những gia đình có người mất tích trên chiếc máy bay, pin của đèn phát tín hiệu hộp đen trên MH370 đã hết hạn hơn một năm trước khi máy bay biến mất. Chính xác thời gian hết hạn là vào tháng 12/2012. Điều này có thể là chi tiết trọng yếu để đưa ra trước tòa làm bằng chứng chống lại hãng hàng không.
Đèn báo hiệu được thiết kế để phát tín hiệu khi có va chạm xảy ra dưới mặt nước. Malaysia Airlines (MAS) cho biết còn có một đèn hiệu định vị dưới nước khác cũng đã được gắn vào hộp ghi âm buồng lái (SSCVR) và pin của nó vẫn chạy tốt. "Pin của SSCVR sẽ phát tín hiệu trong 30 ngày kể từ lúc bị chìm dưới nước", MAS khẳng định.
Công ty luật của Mỹ Kreindler & Kreindler LP đại diện cho gần 20 gia đình của các nạn nhân bị mất tích trên máy bay nhận định chi tiết pin đèn tín hiệu của hộp đen hết hạn là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định tiền bồi thường vì đã cản trở công cuộc tìm kiếm MH370.
Hộp đen hiện nay được thiết kế gồm 2 phần chính: thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay và thiết bị ghi âm buồng lái. Các thông tin hành trình mà hộp đen ghi lại bao gồm tất cả hoạt động các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh. Trong hộp đen còn được trang bị một hệ thống dẫn giúp định vị vị trí của nó khi bị rơi xuống nước.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 đã biến mất không để lại một chút dấu vết sau khi khởi hành từ thủ đô Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào sáng ngày 8/3/2014, trở thành một trong những thảm họa hàng không bí ẩn nhất trong lịch sử.Tháng 1/2014, hãng hàng không Malaysia Airlines đã chính thức tuyên bố vụ mất tích của chiếc MH370 là một tai nạn. Các nhà điều tra tin rằng chiếc phi cơ mang theo 227 hành khách và 12 nhân viên phi hành đoàn đã bay được hàng nghìn dặm trước khi bị rơi xuống biển gần Australia. Tuy nhiều nỗ lực đã được huy động để tìm kiếm song vẫn chưa có dấu hiệu gì của chiếc máy bay bị mất tích. Theo các nhà chức trách, cuộc tìm kiếm MH370 sẽ kết thúc vào tháng 5 tới.
Theo NTD
MH370: Nhân viên không lưu ngủ trong lúc máy bay mất tích Hôm 8-3, Bộ Giao thông vận tải Malaysia (MTM) tiết lộ cuộc trò chuyện giữa Trung tâm Kiểm soát Không lưu (ATCC) Kuala Lumpur và nhân viên của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) cho thấy lúc MH370 mất tích thì người giám sát ca trực của ATCC đang ngủ. Theo bản báo cáo mới được công bố, vào 5 giờ 20 phút...