Nhà báo là chiến sỹ
Không phải ngẫu nhiên thế giới coi hoạt động báo chí là một nghề nguy hiểm. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo – CPJ, trụ sở chính tại New York (Mỹ), từ 1992 đến nay có 1.055 nhà báo hy sinh khi đang hoạt động nghề nghiệp.
Hầu hết những nhà báo bị tử nạn khi tham gia đưa tin vào lúc chiến sự xảy ra hoặc làm phóng sự tại những khu vực đang có xung đột. Ở một số nước, nhiều nhà báo bị sát hại do đưa những tin bài về các đề tài bị chính quyền sở tại cho là nhạy cảm hoặc bị trả thù…
Tại Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã có hơn 400 nhà báo hy sinh. Họ đã hy sinh như những chiến binh quả cảm, ở những nơi chiến tranh ác liệt nhất, chỉ để ghi lại sự thật qua những bức ảnh, những bản tin, bài phóng sự, mà nếu không có nó, người cầm súng sẽ đơn độc, chính nghĩa của một dân tộc đơn độc.
Nói như Mazan Dana – một nhà quay phim của hãng Reuters (Anh) đã từng được Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) trao giải báo chí quốc tế tháng 11/2001 vì những hoạt động ở Herbon, thành phố bờ Tây sông Jordan thì “những con chữ, hình ảnh là niềm tin của công chúng. Và vì lý do này tôi sẽ tiếp tục làm việc không kể khó khăn, ngay cả khi phải trả giá bằng tính mạng”.
Nhà báo tác nghiệp ở Hoàng Sa
Nghề báo – nghề nguy hiểm, bởi “cách duy nhất để nhà báo ghi lại sự thật vẫn là phải đến gần nó” (Robert Mahoney, Phó Giám đốc của Hội Bảo vệ các phóng viên trên toàn thế giới). Không nói đâu xa, ngay những ngày đầu khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vi phạm chủ quyền Việt Nam, cùng với lực lượng Kiểm ngư, phóng viên của nhiều tờ báo trong và ngoài nước đã có mặt kịp thời nơi đầu sóng ngọn gió, bất chấp hiểm nguy, để kịp thời ghi lại sự thật, công bố với thế giới về sự tráo trở và nham hiểm của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nói như phóng viên quay phim Tống Văn Đức (Đoàn làm phim Điện ảnh QĐND Việt Nam), người trực tiếp ra Hoàng Sa: “Khi ấy, chỉ chậm 5 phút thôi thì toàn bộ anh em phóng viên chúng tôi có lẽ đã mãi mãi nằm lại ở biển Hoàng Sa”. Chậm 5 phút như Đức nói, là cả đoàn phóng viên đang tác nghiệp trên xuồng hôm 5/6 đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ở một góc nhìn khác, ngay cả khi không có chiến tranh, người làm báo cũng có thể gặp hiểm nguy khi điều tra chống tiêu cực, hoặc trong những cuộc chiến chống buôn lậu, thậm chí ngay cả khi ra hiện trường phản ánh kịp thời tình hình bão lũ… Bởi thế, dù phản ánh sự thật ở lĩnh vực nào, người làm báo cũng là chiến sĩ.
Theo Bá Kiên (Giaothongvantai.com.vn)
Đánh cược mạng sống với nghề "ăn mứt"
Cứ tới mùa "ăn mứt", họ phải đánh cược cả mạng sống với sóng biển hung dữ nơi những gành đá trơn tuột. Bị sóng đánh ngã xuống gành đá gãy xương hay bị hàu cứa đứt tay chân là chuyện thường ngày. Nhưng dù nguy hiểm tới đâu cũng không ai bỏ nghề, vì với những người đàn bà ấy, đó là tất cả cơm ăn áo mặc, học hành của con cái...
Độc đáo
"Mứt" là tên gọi từ xa xưa mà người dân làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đặt cho loài cây rong biển màu đen. Người dân quen gọi việc thu hái là "ăn mứt". Loại rong biển này có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ chế biến nên được nhiều người khắp nơi ưa chuộng.
Lịch làm ăn của người dân làng Nam Ô mỗi năm có 4 mùa gắn với biển tính theo lịch âm. Các tháng 2, 3, 4 là mùa đi lặn hàu, ốc, bào ngư. Tháng 5, 6, 7 thì đi mành, đi rớ (đánh cá, đánh mực). Tháng 8, 9 đi thả lưới ven biển. Còn mùa này thì họ đi "ăn mứt".
Dụng cụ thu hái mứt là những miếng tôn mỏng được cắt thành hình tròn có đường kính khoảng 8cm, đựng mứt thì dùng vợt nhỏ. Người thu hái mứt luôn mặc áo mưa để tránh sóng đánh ướt người và tay được đeo tất bảo hộ. Khi thu hái thì dùng miếng tôn cào thật mạnh vào tảng đá nơi có mứt biển, vừa cào vừa đưa vợt hứng, đầy vợt thì đổ vào rổ.
Bà Bùi Thị Sáu đang hái mứt bên những con sóng dữ. ảnh: Nguyễn Dương.
Thời điểm cào mứt là lúc thủy triều xuống, các bãi đá sẽ nhô ra, còn khi thủy triều lên, phải về ngay kẻo sóng dữ đánh rất nguy hiểm. Thế nên từ khoảng 2h sáng, những người phụ nữ Nam Ô đã tỉnh giấc í ới gọi nhau đi làm. Từng nhóm khoảng 5 người bơi thúng vượt biển đi làm xa ở bán đảo Sơn Trà, gành Hải Vân, cả vịnh Lăng Cô (Huế), có người đi xe máy, có người đi bộ vượt hàng chục cây số. Thời gian cào mứt khoảng 3 - 4 tiếng, cào xong về tới nhà là 7-8h sáng, rửa sạch rồi đem ra chợ bán hoặc có nắng thì phơi khô.
Bà Nguyễn Thị Tố Nga (54 tuổi, ở Nam Ô 3) có thâm niên 30 năm làm nghề "ăn mứt", cũng là người thu mua mứt, cho biết: "Những năm gần đây, chúng tôi không chỉ bán được ngay ở ngoài chợ, mà còn có những vị khách đánh xe từ ngoài Bắc vào đặt hàng. Mứt ăn bổ dưỡng, trị táo bón nên ai cũng ưa thích, dễ bán lắm. Ngày nắng thì mứt có giá từ 65-70 ngàn/kg, ngày mưa thì 55-60 ngàn/kg. Nếu có nắng, phơi khô 10kg mứt tươi thì cân ra được 2 lạng, sẽ bán với giá 700 ngàn/kg".
Nguy hiểm
Làng Nam Ô hiện có hơn 70 hộ mưu sinh bằng những nghề quanh năm gắn bó với biển cả. Đàn ông, thanh niên có sức khỏe thì đi đánh bắt xa bờ, phụ nữ thì làm nghề biển gần bờ như mò ốc, lặn hàu, ăn mứt... Phụ nữ mưu sinh bằng nghề "ăn mứt" mùa biển động này rất nguy hiểm, nên phải gan dạ, có kinh nghiệm lâu năm mới dám làm.
Đặc sản mứt Nam Ô được đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt của những phụ nữ tần tảo.
Bà Bùi Thị Sáu (51 tuổi, Nam Ô 3) kể: "Tôi làm nghề này đã được 30 năm rồi, vất vả lắm chú ơi. Cách đây một tuần, tôi bị sóng đánh ngã va vào đá, tới nay chân vẫn còn đau nhức. Đi làm thì người lúc nào cũng ướt sũng vì sóng. Lạnh thấu xương cũng phải cố mà chịu". Chỉ vào những vết sẹo nơi đầu gối, bà Huỳnh Thị Hoa (49 tuổi, Nam Ô 3), người có 25 năm tuổi nghề, góp chuyện: "Các vết sẹo do hàu cứa đó. Sóng biển đánh ngã sưng chân, hay hàu cứa là chuyện bình thường. Nhưng lúc nào cũng phải cẩn thận trước sóng dữ, bởi nó mà lôi ra xa là có thể mất mạng ngay".
Bà Sáu một mình mưu sinh nuôi cha mẹ già đã trên 80 tuổi và đứa con gái năm nay học lớp 10. "Con gái tôi nó giỏi lắm, năm nào cũng được trường phát giấy khen, trao phần thưởng cả", bà Sáu hồ hởi khoe. Trong khi đó, bà nuôi 3 đứa con gái, đứa đầu thì bị thiểu năng trí tuệ, đứa thứ hai đang học cao đẳng năm 2, đứa út lớp 8. "Biển có động sóng to nguy hiểm đến mấy nhưng ngày nào tôi cũng phải đi làm, chỉ trừ những ngày bão thôi. Vì miếng cơm manh áo, không muốn để các con phải thất học", bà Hoa nói.
"Mứt" phát triển trong thời tiết khắc nghiệt, từ khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 âm lịch, khi những đợt không khí lạnh tràn qua biển duyên hải miền Trung. Khi nước ngọt từ những đợt mưa lũ làm nước biển giảm độ mặn, cây mứt biển hình thành, phát triển, phủ dày các gành đá ở vũng Hải Vân, Sơn Trà và bãi đá khu vực Nam Ô, Hòa Vân.
Theo Nguyễn Dương
Những chuyến bay nghẹt thở Ở nhiều nước có các đội cứu hộ, cứu nạn bằng trực thăng dân sự. Do đặc thù ở Việt Nam, nhiều hoạt động cứu hộ cứu nạn cần đến trực thăng quân đội. Bên cạnh nhiệm vụ chính là sẵn sàng chiến đấu, trực thăng quân sự còn tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ dân sự, từ vận tải, cứu hộ,...