“Nhà báo không thẻ” mang thương hiệu PX15
“Không hiểu sao, lúc tác nghiệp trong đêm, trèo trên bờ tường, ghi hình bí mật, dù không có đơn vị nghiệp vụ đi kèm nhưng lại chẳng hề thấy sợ. Chỉ khi đã hoàn thành và chuyển tư liệu sang cho bên công an môi trường, lúc đó mới cảm thấy mình bạo gan thế nào”. Đó là lời chia sẻ về quá trình tác nghiệp của thiếu tá Nguyễn Chí Khánh, Đội phó Đội Tuyên truyền, Phòng Công tác chính trị, Công an tỉnh Quảng Ninh
“ Nhà báo mang quân hàm”
Gần ngày kỷ niệm Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, tôi có dịp gặp gỡ thiếu tá Nguyễn Chí Khánh, Phòng PX15, Công an tỉnh Quảng Ninh. Khi trò chuyện, thiếu tá Nguyễn Chí Khánh rất gần gũi, luôn thường trực nụ cười, giọng nói hào sảng.
Thiếu tá Nguyễn Chí Khánh (người mặc sắc phục công an, cầm máy quay) trong một lần tác nghiệp.
Tôi được biết, thiếu tá Nguyễn Chí Khánh là người đã từng đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc Liên hoan truyền hình Công an nhân dân toàn quốc và Liên hoan truyền hình tỉnh. Nhưng khi được hỏi về những thành tích mà bản thân đã đạt được, vị thiếu tá với hơn 20 năm kinh nghiệm làm báo chỉ lắc đầu cười. Anh nói những thành tích của bản thân không quan trọng bằng những thành tích của tập thể Phòng PX15 đã đạt được, không đáng kể.
Thiếu tá Nguyễn Chí Khánh tốt nghiệp ngành báo chí của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi ra trường, thiếu tá từng làm báo ngoài 2 năm, sau đó chuyển sang làm báo trong ngành công an vào năm 1999. Nhớ lại những ngày đầu làm báo công an, thiếu tá chia sẻ, lúc đó có rất nhiều bỡ ngỡ, khác lạ. “Làm báo trong lực lượng công an khác với báo chí chính thống thông thường bởi phải đảm bảo tính bảo mật thông tin. Nếu một vụ việc chưa kết thúc điều tra thì không thể thông tin, đó là sự khác biệt cơ bản giữa báo chí công an với báo chí thông thường”.
Tuy mang quân hàm, nhưng công việc của những người công an như thiếu tá Nguyễn Chí Khánh không phải là trinh sát, điều tra tội phạm… mà là đồng hành cùng các đơn vị nghiệp vụ trong các chuyên đề, phản ánh một cách chân thực những hoạt động của cơ quan công an. “Công tác ghi hình của PX15 vừa phục vụ công tác tuyên truyền, vừa làm chứng cứ để phục vụ công tác điều tra, xét xử sau này”, thiếu tá Nguyễn Chí Khánh tự hào nói về công việc của mình.
Chứng cứ quý… từ những lần tác nghiệp bí mật
Thiếu tá Nguyễn Chí Khánh trong một lần tác nghiệp khác.
Thiếu tá Nguyễn Chí Khánh kể, công việc của PX15 không gặp nguy hiểm như những chiến sĩ công an làm nghiệp vụ khác nên cũng anh cũng không nhớ được mấy kỷ niệm khi tác nghiệp để kể cho tôi. Mãi sau, anh mới kể về lần phát hiện ra sai phạm trong quy trình sản xuất nước uống của Công ty Ga Quảng Phong vào năm 2008. Anh chia sẻ: “Cơ sở sản xuất nước luôn kín cổng cao tường, chỉ khi xe chở nước ra vào mới mở ra. Cũng nhờ sự giúp đỡ của người dân xung quanh, tôi trèo lên bờ mái hiên nhà để ghi hình bí mật cơ sở sản xuất. Toàn bộ quá trình từ súc rửa bình thô sơ, lấy nước từ giếng khoan cạnh rãnh nước bẩn thỉu, lọc nước hoàn toàn thô sơ, không qua quy trình lọc của nước ngoài như quảng cáo, đóng bình và tiêu thụ, tôi dùng một tuần để hoàn thành quá trình quay.”
Video đang HOT
Khi được hỏi về sự nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp, thiếu tá Khánh cười: “Không hiểu sao, lúc tác nghiệp trong đêm, trèo trên bờ tường, ghi hình bí mật, dù không có đơn vị nghiệp vụ đi kèm, thế nhưng lại chẳng hề thấy sợ. Chỉ khi đã hoàn thành và chuyển tư liệu sang cho bên công an môi trường, lúc đó mới cảm thấy mình bạo gan thế nào”.
Thiếu tá Khánh kể thêm, đã có lúc anh được điều đi tác nghiệp nhưng lại “ngu ngơ”, không biết tác nghiệp về chuyên đề gì. Theo lời thiếu tá, thông thường khi đi tác nghiệp cùng các đơn vị nghiệp vụ sẽ được thông báo chuyên đề nhưng có một lần duy nhất cho đến nay, anh lại chẳng hề biết mình được cử đi làm nhiệm vụ gì. Đó chính là vụ bắt sới bạc ở Đông Triều, Quảng Ninh ngày 15.3 vừa qua. Quá trình từ lúc xuất phát đến ga Yên Cư, di chuyển đến Đông Triều, anh hoàn toàn không biết mình đang đến địa điểm nào.
Thiếu tá nhớ lại, các đơn vị ngồi kín 3 toa tàu, kéo rèm kín mít, tịch thu tất cả điện thoại. Khi thiếu tá biết nhiệm vụ thì cũng chính là lúc công an từ trên tàu hỏa “đổ quân”, triệt phá sới bạc. Kể đến đây, anh chỉ biết cười bởi quả thực lúc đó chưa kịp hình dung về hiện trường, con bạc hỗn loạn nên chỉ kịp mở máy quay, chạy theo một nhóm trinh sát và ghi hình một vài con bạc.
Công tác tuyên truyền trong lực lượng công an tuy một nghề nhưng 2 nghiệp. Dù không phải những nhà báo mang thẻ nhưng với những người cán bộ, chiến sĩ công an đang làm công tác giống thiếu tá Nguyễn Chí Khánh, họ là những người cũng đáng được tôn vinh trong ngày 21.6 – Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Theo Danviet
Ảnh: Phóng viên tác nghiệp đâu chỉ cậy "súng ống to, bút khỏe"
Để tác nghiệp hiệu quả, các phóng viên còn cần có sự nhanh nhạy, tập trung, bản lĩnh và cả thể lực... Nhân kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6), báo điện tử Dân Việt xin giới thiệu tới bạn đọc một phần nhỏ những khoảnh khắc tác nghiệp hiện trường của các phóng viên ảnh, quay phim và viết.
Có mặt kịp thời tại những điểm nóng, hay tác nghiệp ở những nơi nguy hiểm để đưa thông tin, hình ảnh nhanh nhất đến bạn đọc là trách nhiệm của những người làm báo. Trong ảnh là cảnh phóng viên ảnh, quay phim đang tác nghiệp sự kiện Hội báo Xuân Toàn quốc năm 2018 tại Hà Nội.
Tại một cuộc họp thường kỳ của Chính Phủ, các phóng viên quay phim luôn phải tìm những vị trí đẹp nhất để đặt chân máy, trong khi đó phóng viên ảnh cơ động hơn, có thể thường xuyên di chuyển ở nhiều nơi khác nhau để có góc máy đẹp.
Bên hành lang Quốc hội, các phóng viên theo dõi mảng nội chính có cuộc phỏng vấn nhanh với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tại hội báo xuân Toàn quốc 2018, nhiều lãnh đạo Đảng, Chính phủ có mặt để cổ vũ những người làm báo. Xung quanh là hình ảnh phóng viên ảnh giơ máy và bật đèn flash để tác nghiệp.
Trong một cuộc phỏng vấn nhanh tại hành lang Quốc hội của phóng viên các Đài truyền hình VTV, VTC...
Phóng viên viết theo dõi mảng y tế, nội chính phỏng vấn Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại hành lang Quốc hội.
Tại những sự kiện có khu vực sân khấu rộng, yêu cầu các phóng viên ảnh phải dùng ống kính có tiêu cự dài (tele), cho ra những bức ảnh đẹp nhất để gửi đến bạn đọc.
Hai phóng viên Mai Xuân Tùng (báo Tiền Phong, bên phải) và Nguyễn Tiến Tuấn (báo Tri thức trẻ) tác nghiệp tại một sự kiện của TW Đoàn tổ chức.
Phóng viên Nguyễn Khánh (áo xanh, báo Tuổi trẻ) tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Vĩnh Phúc). Để có bức ảnh sống động, chân thực nhất đòi hỏi phóng viên ảnh phải di chuyển vào giữa đám đông đang tranh cướp.
Yêu cầu khi tham gia các sự kiện lễ hội, phóng viên ảnh phải giơ cao máy (hoặc dùng chân máy đơn) chúc xuống phía dưới để có hình ảnh rõ mặt. Vì vậy những người có chiều cao tốt là một lợi thế.
Hai phóng viên Kỳ Anh (Tạp chí Mặt trận, bên phải) và Nguyễn Văn Lượm tại sự kiện lễ hội Triều Khúc năm 2018.
Phóng viên ảnh Hữu Nghị là một trong những người có thâm niên lâu năm chụp ảnh báo chí. Trước khi chuyển về báo Dân Trí, anh từng có thời gian dài làm tại báo Hà Nội Mới. Anh cho biết, đối với phóng viên ảnh, việc xông pha vào những điểm nóng, không ngại va chạm là điều cần thiết.
Tại một sự kiện đón Nguyên thủ nước ngoài tại Phủ Chủ tịch, phóng viên ảnh Huy Khâm (hãng thông tấn Reuters, áo trắng) và Giang Huy (báo VnExpress) đứng dưới nắng hàng tiếng đồng hồ để chờ và chọn vị trí đẹp.
Hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn người dân tại sự kiện Hội báo Xuân Toàn quốc 2018. Hiện nay, những chiếc máy quay nhỏ, có thể truyền trực tiếp được nhiều đơn vị báo chí sử dụng, ưu điểm nhẹ và đem lại hình ảnh chất lượng rất tốt.
Theo Danviet
Nhà báo "biết mình, biết người" để không ảo tưởng quyền lực Nghề báo không phải là một nghề kiếm sống đơn thuần nên nhà báo cần "biết mình, biết người" để không mắc sai lầm do ảo tưởng về quyền lực. Trong giai đoạn hội nhập của đất nước, nhà báo đang đứng trước những thách thức rất lớn. Sống bằng hào quang của quá khứ Các nhà báo nước ngoài khi đến Việt...