Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ sôi máu với “dì ghẻ” bạo hành bé 8 tuổi: “Kinh khủng hơn cả súc sinh và khốn nạn tận cùng”
Chỉ bị khởi tố với tội danh “hành hạ người khác”, cô gái khiến cư dân mạng chưa thể nguôi giận.
Liên quan đến vụ việc “dì ghẻ” bạo hành con riêng của chồng sắp cưới gây chấn động dư luận những ngày qua, cơ quan điều tra đã ra quyết định bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Võ Nguyễn Quỳnh Trang (26 tuổi, quê Gia Lai) về hành vi “hành hạ người khác”. Tại cơ quan điều tra, Trang khai trong quá trình dạy học, do bực tức việc cháu N.T.V.A. (8 tuổi, con riêng của bạn trai) chậm hiểu bài nên đã la mắng và dùng cây gỗ đánh, dùng chân đá.
Trang còn khai trước đó cũng nhiều lần dùng roi mây đánh và la mắng cháu A. trong lúc dạy học. Đến ngày 28/12, bước đầu xác định Trang có dấu hiệu phạm tội “hành hạ người khác” nên cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Trang để điều tra về hành vi này theo điều 140 BLHS hiện hành.
Tuy nhiên sau đó, nhiều ý kiến cho rằng tội danh mà cơ quan điều tra đã khởi tố đối với Trang là chưa tương xứng với hậu quả mà bị can đã gây ra. Thậm chí, có ý kiến cho rằng cha ruột của cháu A. có trách nhiệm liên đới.
Mới đây, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cũng đăng đàn trên trang cá nhân, nêu quan điểm của bản thân như mọi lần. Theo đó, anh cho rằng: “Cần một án điểm mạnh tay và đổi tội danh với 2 kẻ đã giết bé An!
Nhìn tấm ảnh này, thêm một lần nữa bó tay với cái gọi là nhân cách của người đàn ông này, dù cái gọi là ấy, méo mó di truyền từ đời cha mẹ. Bắt con gái mình diễn cảnh hạnh phúc với một con ác quỷ khi mà trước đó, chính mẹ của bé từng phải tự tử vì con ác quỷ này chưa lâu. Vậy thằng này đích thị cũng là ác quỷ.
Ngoại tình, cùng với ác quỷ tra tấn tinh thần mẹ của bé đến mức người mẹ ấy phải tìm đến cái chết, rồi lấy cái chết đấy đi nói với toà là cô ấy bị tâm thần không nuôi được con rồi giành con bé về bằng được. Mà về có nuôi đâu?
Về bắt con mình diễn tuồng cùng kẻ đã gieo bao đau khổ cho vợ cũ; hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần bé hơn 1 năm trời và cuối cùng thì tước đoạt cuộc sống của bé. Kinh khủng hơn cả súc sinh và khốn nạn tận cùng.
Chúng ta cần lên tiếng mạnh mẽ và kiến nghị đổi tội danh của cả 2 (chứ không riêng gì con ác quỷ) thành cố ý giết người, chứ không phải tội hành hạ người khác.
Hàng năm, bao đứa trẻ phải chịu đau đớn và đứa trẻ này phải gánh đủ điều đau khổ và độc ác, nhất từ những kẻ bé phải sống chung 1 năm qua. Vậy, cần lắm một án điểm mạnh tay để không đứa trẻ nào phải chịu khổ đau như thế này nữa.
Video đang HOT
Không thể có bất cứ một tình tiết giảm nhẹ nào với tội ác tày trời của hai kẻ này!”
Nhìn nhận về vụ án này, luật sư Lê Trung Phát – Đoàn luật sư TP.HCM – cho rằng hành vi “hành hạ người khác” mà cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố là có cơ sở bởi nạn nhân được xác định sống chung với bị can và khi cháu bé tử vong, ghi nhận có nhiều thương tích nghiêm trọng. Hơn nữa, bước đầu bị can đã thừa nhận hành vi đánh đập nạn nhân.
“Việc xác định tội danh của bị can có đúng là bạo hành hay không, hay là cố ý gây thương tích hoặc thậm chí tội giết người còn tùy thuộc vào diễn biến trong quá trình điều tra, tùy thuộc vào các tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra sẽ làm rõ.
Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định rõ hành vi mà bị can tác động lên cháu bé có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cháu bé hay không thì mới xác định được chính xác là bạo hành hay một tội danh khác”, luật sư Phát giải thích.
"Hồi bé tôi bị đánh suốt có sao đâu" và tội lỗi hồn nhiên của bố mẹ xem đòn roi là dạy dỗ
Giống như dì ghẻ bạo hành bé 8 tuổi, nhiều cha mẹ tự cho mình quyền đánh trẻ để ép chúng nghe lời, thể hiện mình "có quyền lực".
Câu chuyện dì ghẻ bạo hành bé 8 tuổi đến chết ở Sài Gòn đã khiến dư luận phẫn nộ và cảm thương. Dì ghẻ khai rằng, cô ta nhiều lần đánh bé V.A để "dạy dỗ". Đó rõ ràng là một câu chuyện đáng lên án, nhưng với những chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục, câu chuyện đau lòng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Việc trẻ em bị cha mẹ, người nuôi dưỡng đánh đập với lý do rất nhân văn là "dạy dỗ" không phải là chuyện hiếm, thậm chí nhiều người còn cho là "bình thường". V.A đã mất, nhưng còn nhiều em bé khác bị âm thầm bạo hành, chịu đựng những tổn thương về thể chất và tâm lý vĩnh viễn thì sao?
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh.
Ông Lê Khanh, chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Kidstime tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ với chúng tôi về vấn đề trên.
Nhiều cha mẹ coi con là tài sản để tùy ý "sử dụng"
PV: Xin chào chuyên gia. Ông nghĩ gì về việc có những phụ huynh quát mắng, đánh đập trẻ em như một cách dạy dỗ?
Chuyên gia Lê Khanh: Trong việc giáo dục con, việc trừng phạt bằng đòn roi và một số hành vi mang tính bạo lực khác (quát mắng, đe dọa, mỉa mai và sỉ nhục) luôn tạo ra hai quan điểm trái chiều: Một là ủng hộ, với dẫn chứng là chính nhờ các hành vi bạo lực đó mà bản thân họ được rèn luyện, trở nên ngoan ngoãn và lớn lên sẽ là những người biết tôn trọng kỷ luật.
Còn quan điểm ngược lại thì cho rằng các hành vi trừng phạt thể xác hay tinh thần, chỉ để lại những sang chấn tâm lý, lệch lạc về nhân cách như ích kỷ, độc tài hoặc nhu nhược, cam chịu và chấp nhận lối suy nghĩ: Chân lý thuộc về kẻ mạnh.
Chính sự "quen thuộc" trong việc đánh đập trẻ có thể tạo ra những con người độc ác, vô cảm trước nỗi đau của người khác. Về thể chất, trẻ có thể sẽ bình phục, nhưng về tinh thần, việc bạo hành sẽ để lại hậu quả lâu dài, "di truyền" đến cách dạy dỗ thế hệ sau.
Dì ghẻ đã đánh đập bé V.A nhiều lần, cha ruột bé biết nhưng không can thiệp.
PV: Điều phi lý là nhiều bố mẹ cho rằng họ được phép đánh con; ngược lại, người ngoài mà đánh trẻ sẽ bị phản ứng mạnh?
Chuyên gia Lê Khanh: Với phần lớn người Việt, con cái được xem là "tài sản quý báu". Các bà mẹ thì xem đứa con là một phần máu mủ, ôm ấp chiều chuộng và bao bọc ngay cả khi con đã lớn. Các ông bố thì lại xem trẻ như một "ước mơ nối dài", những gì mà họ chưa đạt được thì con cái sẽ phải làm được.
Chính cái tư tưởng con cái là tài sản quý báu hay là ước mơ của bố mẹ đó khiến họ cho rằng họ có quyền "xử lý" một cách toàn diện trên con. Khái niệm tôn trọng con như một nhân vị còn khá xa lạ với nhiều người. Từ đó, dẫn đến quan niệm "con của tôi thì tôi có quyền đánh mắng", thậm chí là nhục mạ hay hành hạ mà không cho phép trẻ có phản ứng.
Ngược lại, khi con mình bị người khác hành hạ, cha mẹ lại có những phản ứng bênh con thái quá, có khi không phân biệt đúng sai, dẫn đến hành động hay phản ứng đôi khi giẫm trên cả luật pháp.
Ai cũng nghĩ là vì con, nhưng thực ra là do sĩ diện hay tự ái bản thân chứ không phải là lo lắng hay quan tâm gì đến con. Nếu thực sự yêu thương, họ sẽ không cho phép ai làm tổn hại đến trẻ, kể cả bản thân mình.
Bé V.A đã ra đi tức tưởi dưới đòn roi mang tên "dạy dỗ".
PV: Lý lẽ của họ là đánh không làm con chết được; còn chiều chuộng thì con sẽ hư hỏng, thế còn nguy hiểm hơn?
Chuyên gia Lê Khanh: Đúng như vậy, ngược lại với việc hành hạ con, nhiều người lại chiều chuộng con một cách thái quá. Nghịch lý là có khi chính họ cũng là người đã từng cho con những trận đòn vô tội vạ nếu làm trái ý mình.
Việc chiều chuộng con ở đây là hoàn toàn sai vì nó khác hẳn với việc quan tâm, chăm sóc, yêu thương và tạo những điều kiện thuận lợi cho con phát triển. Chớ nhầm lẫn giữa tình yêu thương đúng cách dành cho con với sự cưng chiều, không dám đánh đòn một cách mù quáng.
Đứa con được cưng chiều thái quá sẽ có thể bị xã hội làm hư, thậm chí có thể hư mà không cần đến tác động xã hội; nhưng đứa con được yêu thương và tôn trọng thì sẽ đủ tự tin mà không bị tác động bởi xã hội.
Vấn đề không phải đánh hay không, mà là giáo dục thế nào
PV: Nhiều cha mẹ khẳng định, họ cũng bị đánh, mắng trong suốt những năm tháng tuổi thơ nhưng vẫn lớn lên bình thường và trở thành người tốt. Nên đánh con cũng là một cách dạy?
Chuyên gia Lê Khanh: Điều quan trọng ở đây không phải là đánh hay không đánh mà là cách nhìn nhận bản chất của vấn đề. Chúng ta cần nghiêm khắc trong việc dạy con, và điều này không có nghĩa là phải dùng đến roi, hay chửi bới, nhục mạ, mà là thái độ kiên quyết trong các biện pháp kỷ luật không bạo lực.
Ngoài ra, việc đánh con một, hai roi, nếu đúng cách thì vẫn có những giá trị nhất định. Nhưng đó chỉ có thể là một trong những biện pháp kỷ luật và phải được vận dụng phù hợp, chứ không phải lúc nào cũng dựa vào cái roi.
Khi đứng trước một hành vi sai trái của con, tùy theo vấn đề mà sẽ có những biện pháp kỷ luật khác nhau từ nặng đến nhẹ. Điều quan trọng là mức độ nặng nhẹ này tùy vào tính cách và nhu cầu của trẻ, chứ không phải tùy vào cảm xúc của bố mẹ.
Nếu vui vẻ thì xử nhẹ còn cáu giận thì xử nặng, cảm thấy mất mặt với mọi người thì "ra tay" không thương tiếc, đó là chúng ta "xử" đứa trẻ theo nhu cầu của chính mình, chứ không phải là dạy bảo đứa trẻ.
Chiếc gậy gỗ mà dì ghẻ dùng để đánh bé V.A.
PV: Vậy thì phải làm sao để có thể dạy trẻ ngoan nếu không sử dụng đòn roi, thưa ông?
Chuyên gia Lê Khanh: Đi học một vài khóa "Kỷ luật không nước mắt" chăng? Không hẳn. Việc "học nghề làm cha mẹ" là điều cần thiết, nhưng ta có thể học ở nhiều nguồn khác nhau, mà nguồn tốt nhất chính là sự làm gương và khả năng tự học.
Điều đầu tiên trong việc dạy con, chính là việc phải hiểu con, hiểu về tính cách, năng lực, nhu cầu và sở thích của con. Điều thứ hai là cần tôn trọng sự khác biệt, đừng suy nghĩ con tôi phải giống tính tôi để rồi ép con vào khuôn khổ bằng sự áp đặt và chiều chuộng, thậm chí là mua chuộc. Điều thứ ba là phải biết cách chọn cho con môi trường giáo dục phù hợp.
Sự rõ ràng, nghiêm khắc và yêu thương, tôn trọng sự khác biệt để giúp trẻ rút ra những bài học cho chính mình là điều cần thiết cho sự phát triển. Điều này thì đòn roi hay những biện pháp trừng phạt không bao giờ có thể đem lại cho đứa trẻ. Chỉ có sự làm gương cùng những biện pháp giáo dục phù hợp mới có thể giúp cho trẻ trở nên những con người trưởng thành một cách lành mạnh.
Xin trân trọng cảm ơn chuyên gia!
Tranh cãi nảy lửa dì ghẻ có tội cố ý giết người hay hành hạ người khác, luật sư phân tích Dư luận dậy sóng vì cho rằng, tội của dì ghẻ Quỳnh Trang rất lớn. Vai trò của người bố trong vụ việc bạo hành dẫn đến cái chết của bé V.A cũng cần xem xét. Dân mạng "luận tội" dì ghẻ Vụ việc dì ghẻ bạo hành bé 8 tuổi đã được Công an quận Bình Thạnh khởi tố vụ án với...