Nhà báo Hà Phan đối diện mức án 7-15 năm tù
Với cáo buộc phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” hơn 200 triệu đồng, ông Phan Hà Bình (bút danh Hà Phan, nguyên phó tổng thư ký báo Tiền Phong) đối diện mức án khá cao. Ông Bình sẽ tự bào chữa tại phiên xử ngày 20/7.
Ngày 27/6, nguồn tin từ TAND TP HCM cho biết, cơ quan này sẽ đưa vụ án “cưỡng đoạt tài sản” do ông Phan Hà Bình (42 tuổi) thực hiện ra xét xử vào ngày 20/7. Thẩm phán Nguyễn Trung Ngôn là chủ tọa phiên tòa.
Nguồn tin cũng cho hay, ông Phan Hà Bình không mời luật sư mà sẽ tự bào chữa cho mình trong phiên xử sắp tới.
Hơn một tháng trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Phan Hà Bình về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Chỉ thời gian ngắn sau, VKSND Tối cao cũng hoàn tất bản cáo trạng cáo buộc ông này về tội danh trên theo điểm a khoản 3 Điều 135 BLHS với mức án 7-15 năm tù. Sau đó, cơ quan này đã ủy quyền cho VKSND TP HCM giữ quyền công tố, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang tòa cùng cấp để đưa ra xét xử.
Cơ quan công an khám xét nơi làm việc của ông Bình tại văn phòng ở TP HCM. Ảnh: Quốc Thắng.
Theo cáo trạng, ngày 13/9/2010 ông Phan Hà Bình với bút danh Hà Phan đã cùng một đồng nghiệp viết bài “SGT và KBC – Dự án tỷ đô đầu voi đuôi chuột” với nội dung bất lợi cho công ty Cổ phần xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ (thuộc tập đoàn Đầu tư Sài Gòn).
Trong thời gian thu thập thông tin để viết bài và sau khi bài báo đăng, ông Hà Phan đã nhiều lần đến gặp bà Nguyễn Cẩm Phương (Giám đốc Truyền thông của tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) để đòi chi tiền, nếu không sẽ tiếp tục đưa các bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Bị bà Phương từ chối, liên tục trong tháng 9, tháng 10/2010, Hà Phan đã viết và đăng trên báo Tiền Phong các bài liên quan đến dự án kinh tế của những công ty thành viên tập đoàn Đầu tư Sài Gòn như: “Cổ phiếu bất thường trên sàn Hà Nội”, “Cách nào kiểm soát được giá cổ phiếu bất thường”, đề cập việc công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn đã tạm ngưng hoạt động nhưng giá cổ phiếu vẫn cao nhất trên sàn Hà Nội.
Theo điều tra, sau khi báo đăng, ông Hà Phan lại nhiều lần chủ động gặp bà Phương gây áp lực buộc phải đưa 200 triệu đồng để dừng đăng các bài viết gây bất lợi, và chi thêm 3.000 USD sẽ viết bài khác lấy lại uy tín cho doanh nghiệp. Sau đó, bà Phương đã báo sự việc với cơ quan chức năng.
Tối 13/10/2010, tại nhà hàng Nhật Hạ (quận 3, TP HCM), khi ông Phan Hà Bình đang nhận 220 triệu đồng từ công ty Cổ phần Xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ thì công an đã ập vào bắt quả tang.
Quá trình điều tra, ông Bình còn khai nhận, khoảng tháng 3/2009, phát hiện trong bản cáo bạch của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Lương Tài có điểm không chính xác nên đã liên hệ với lãnh đạo công ty để thu thập tài liệu viết bài. Đồng ý với đề nghị trên, ông Bùi Đình Hưng (Chủ tịch HĐQT công ty Lương Tài) đã hẹn gặp nhà báo tại quán thịt cừu Thuận Tuấn (quận 1, TP HCM).
Tại đây, ông Bình đòi phải chi cho mình 1.000 USD nếu không sẽ viết bài gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Theo đó, ngay hôm sau, ông Hưng đã phải đưa cho Bình số tiền trên tại quán cà phê Zenta (quận 1, TP HCM).
Theo cơ quan điều tra, suốt quá trình bị tạm giam, ông Bình có thái độ khai báo tốt, ăn năn hối cải, gia đình đã nộp lại 1.000 USD để khắc phục hậu quả. Đây là những tình tiết mà cơ quan pháp luật có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông này.
Ông Phan Hà Bình sinh năm 1969, quê ở Bình Định, được bổ nhiệm làm Phó tổng thư ký tòa soạn văn phòng phía Nam của Báo Tiền Phong vào tháng 10/2010, sau nhiều năm làm phóng viên chuyên trách mảng kinh tế.
Theo VNExpress
Những 'phi vụ' của nhà báo Hà Phan
Ngoài việc ép một doanh nghiệp phải chi 200 triệu đồng để không đăng bài viết bất lợi, 3.000 USD để có bài viết lấy lại uy tín, ông Phan Hà Bình còn dùng kịch bản này để nhận cả nghìn USD từ doanh nghiệp khác.
Ngày 9/5, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng - Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, cơ quan này vừa chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố ông Phan Hà Bình (bút danh Hà Phan, nguyên phó tổng thư ký báo Tiền Phong) về tội "cưỡng đoạt tài sản".
Theo kết luận điều tra, ngày 13/9/2010 Phan Hà Bình với bút danh Hà Phan đã cùng một đồng nghiệp viết bài "SGT và KBC - Dự án tỷ đô đầu voi đuôi chuột" với nội dung bất lợi cho công ty Cổ phần xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ (thuộc tập đoàn Đầu tư Sài Gòn).
Trong thời gian thu thập thông tin để viết bài và sau khi bài báo đăng, ông Hà Phan đã nhiều lần đến gặp bà Nguyễn Cẩm Phương (Giám đốc Truyền thông của tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) để đòi chi tiền, nếu không sẽ tiếp tục đưa các bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Nhà báo Phan Hà Bình khi bị bắt.
Bị bà Phương từ chối, liên tục trong tháng 9, tháng 10/2010, Hà Phan đã viết và đăng trên báo Tiền Phong các bài liên quan đến dự án kinh tế của những công ty thành viên tập đoàn Đầu tư Sài Gòn như: "Cổ phiếu bất thường trên sàn Hà Nội", "Cách nào kiểm soát được giá cổ phiếu bất thường", đề cập việc công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn đã tạm ngưng hoạt động nhưng giá cổ phiếu vẫn cao nhất trên sàn Hà Nội.
Theo cơ quan điều tra, sau khi báo đăng, ông Hà Phan lại nhiều lần chủ động gặp bà Phương gây áp lực buộc phải đưa 200 triệu đồng để dừng đăng các bài viết gây bất lợi, và chi thêm 3.000 USD sẽ viết bài khác lấy lại uy tín cho doanh nghiệp. Sau đó, bà Phương đã báo sự việc với cơ quan chức năng.
Tối 13/10/2010, tại nhà hàng Nhật Hạ (quận 3, TP HCM), khi ông Phan Hà Bình đang nhận 220 triệu đồng từ công ty Cổ phần Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ thì công an đã ập vào bắt quả tang.
Quá trình điều tra, ông Bình còn khai nhận, khoảng tháng 3/2009, phát hiện trong bản cáo bạch của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Lương Tài có điểm không chính xác nên đã liên hệ với lãnh đạo công ty để thu thập tài liệu viết bài. Đồng ý với đề nghị trên, ông Bùi Đình Hưng (Chủ tịch HĐQT công ty Lương Tài) đã hẹn gặp nhà báo tại quán thịt cừu Thuận Tuấn (quận 1, TP HCM).
Tại đây, ông Bình đòi phải chi cho mình 1.000 USD nếu không sẽ viết bài gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Theo đó, ngay hôm sau, ông Hưng đã phải đưa cho Bình số tiền trên tại quán cà phê Zenta (quận 1, TP HCM).
Theo cơ quan điều tra, suốt quá trình bị tạm giam, ông Bình có thái độ khai báo tốt, ăn năn hối cải, gia đình đã nộp lại 1.000 USD để khắc phục hậu quả. Đây là những tình tiết mà cơ quan pháp luật có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt cho ông này.
Ông Phan Hà Bình sinh năm 1969, quê ở Bình Định, được bổ nhiệm làm Phó tổng thư ký tòa soạn văn phòng phía nam của Báo Tiền Phong vào tháng 10/2010, sau nhiều năm làm phóng viên chuyên trách mảng kinh tế.
3 tháng trước đó, báo Tiền Phong từng có văn bản gửi Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đề nghị có biện pháp bảo vệ nhà báo Hà Phan vì một số lời đe dọa liên quan loạt bài điều tra "Biệt thự bức tử rừng thông" đăng trên báo này.
Theo VNExpress
Phát hiện nhiều tình tiết mới vụ nhà báo nhận hối lộ 220 triệu đồng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có kết luận chính thức về hành vi vi phạm pháp luật của ông Phan Hà Bình, bút danh Hà Phan - nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tiền Phong. Sau khi bị bắt khẩn cấp lúc đang nhận 220 triệu đồng của Công ty cổ phần Xi măng Sài Gòn...