Nhà báo BTV Lê Bình nói lời chia tay VTV
Sau nhiều năm công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam, nhà báo – BTV Lê Bình đã chính thức rời khỏi VTV.
Theo thông tin từ nhà báo – BTV Lê Bình xác nhận trên một trang báo điện tử, chị đã viết đơn xin chuyển công tác khỏi Đài THVN.
Chia sẻ về quyết định xin nghỉ việc tại VTV, BTV Lê Bình chia sẻ: “Chia tay một nơi mình gắn bó nhiều năm cống hiến cả thời tuổi trẻ với bao người yêu thương không buồn sao được nhưng hội ngộ và chia ly là lẽ thường”.
Về phía Đài Truyền hình Việt Nam, ông Trần Bình Minh- Tổng Giám đốc cũng đã xác nhận, nhận được đơn xin chuyển công tác của nhà báo Lê Bình.
Theo Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, các thủ tục, quyết định chính thức về việc rời VTV của bà Bình sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Nhà báo Lê Bình được biết đến qua các Bản tin Tài chính Kinh doanh, Dân hỏi Bộ Trưởng trả lời trên VTV. Đặc biệt với Bản tin Tài chính Kinh doanh phát trên VTV1 (3 bản tin/ngày) đã đón nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường, đặc biệt là giới đầu tư, chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà báo theo dõi tài chính, chứng khoán. Nhiều chuyên gia đánh giá rất cao về dấu ấn của nhà báo Lê Bình trong những bản tin của nhà báo Lê Bình làm và điều hành.
Sau đó nhà báo Lê Bình chuyển sang vai trò phụ trách chương trình Chuyển động 24h trên sóng VTV từ cuối năm 2014. Đây là bản tin thời sự tương tác đầu tiên trên VTV, thu hút sự quan tâm vì hướng đến những sự kiện nóng hàng ngày.
Ngoài ra, khi tham gia Ký sự Syria nhóm phóng viên của VTV24 thực hiện, sau khi phát sóng đã khiến dư luận dậy sóng với nhiều ý kiến khác nhau.
Video đang HOT
Theo Danviet
Lê Bình giải thích việc nhờ Lãnh sự ở Li-băng để vào Syria
Những câu trả lời của nhà báo Lê Bình và cộng sự về "Ký sự Syria" đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận, trong đó có cả Đại sứ Việt Nam tại Iran.
Xung quanh những ồn ào về Ký sự Syria: Góc nhìn từ bên trong cuộc chiến phần 1 phát sóng tối 24/7, nhà báo Lê Bình và các cộng sự ngày 26/7 đã có buổi gặp gỡ và trả lời các câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên, những câu trả lời của Lê Bình tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Các đại sứ phản biện trước câu trả lời của Lê Bình
Nhiều ý kiến chỉ ra những mâu thuẫn trong câu trả lời của nhà báo Lê Bình, bao gồm thông tin chị liên hệ với Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Li-băng (Việt Nam không có Lãnh sự quán tại Li-băng) để được phỏng vấn với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Chi tiết này bị nghi ngờ là vô lý.
Lãnh sự danh dự tại Việt Nam là một doanh nhân, ông Chady Joseph Issa. Nhiều cư dân mạng đặt vấn đề ông không thể có chức năng giúp nhà báo Lê Bình liên hệ phỏng vấn Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi, phía Việt Nam có Đại sứ quán đặt tại Iran kiêm nhiệm luôn những vấn đề liên quan đến Syria lại không hề biết VTV có cuộc phỏng vấn này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Có hay không việc Lê Bình và cộng sự đã liên hệ phỏng vấn được với Tổng thống al-Assad?
Tại sao Lê Bình không liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm các vấn đề Syria) mà phải thông qua Lãnh sự danh dự Li-băng? Mục đích thực sự sang Syria của Lê Bình và cộng sự là gì? Họ đi thực hiện một cuộc phỏng vấn hay là dàn dựng một ký sự để PR hình ảnh?
Hình ảnh nhà báo Lê Bình trong ký sự. Ảnh: chụp màn hình
Trả lời Zing.vn, Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch xác nhận những nghi ngờ ông đặt ra trên mạng xã hội. Ông viết: "Lê Bình là phóng viên làm tin về Syria mà còn không biết thông tin ai là đại diện cho Việt Nam ở Syria thì tin thế nào được cô ấy? Sơ đẳng của sơ đẳng mà không biết. Lại còn đi giới thiệu địa chỉ lạ hoắc!".
Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch khẳng định: "Cô ấy không biết là nếu viết thư hỏi chuyện Syria thì phải viết hỏi... tôi. Vì tôi được Chủ tịch nước trao quyết định đại diện cho Việt Nam tại Syria chứ không phải ông lãnh sự danh dự Việt Nam tại Li-băng".
Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị cũng chia sẻ quan điểm, "Ta có lãnh sự danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc Lãnh sự danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với tổng thống Syria), trong khi Đại sứ quán ta tại Iran kiêm nhiệm Syria không hề biết việc này".
Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, đến những vùng chiến sự như Syria, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với Đại sứ quán để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.
"Vì họ đã giúp tôi thực hiện Hành trình sự sống và cái chết"
Trước những phản hồi từ dư luận, Lê Bình cho biết: "Tại sao chúng tôi lại liên hệ với Lãnh sự danh dự của Việt Nam ở Li-băng ư? Năm 2015 khi thực hiện phóng sự Hành trình sự sống và cái chết ở các khu trại tị nạn của người Syria, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cả Chady Joseph Issa".
Lê Bình chụp ảnh cùng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Li - băng Chady Joseph Issa khi làm phóng sự Hành trình sự sống và cái chết năm 2015.
Theo Lê Bình, ông Chady Joseph Issa là một người có rất nhiều mối quan hệ. Chị khẳng định chính ông Chady đã giúp Lê Bình và cộng sự gặp và phỏng vấn Tổng thống cuối cùng của Li-băng là ông Michel Sleiman (hiện tại Li-băng không có tổng thống).
"Sau ký sự về Syria, chúng tôi tiếp tục thực hiện một phóng sự về Li-băng, tôi làm điều này vì những người tôi gặp ở Li-băng quá tốt, trong đó có vợ chồng Chady. Họ yêu Việt Nam vô cùng và họ giúp bằng tất cả những gì có thể", Lê Bình nói.
"Chính họ đã cho tôi thấy, lòng tốt hiện diện ở khắp mọi nơi. Nếu các bạn vẫn thắc mắc vì sao Chady có thể liên hệ được cuộc phỏng vấn với Tổng thống Adssad, nếu các bạn không tin tôi, có lẽ chỉ còn cách các bạn nên hỏi trực tiếp Chady", Lê Bình nhấn mạnh.
Liên quan đến Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, Lê Bình giải thích: "Vì nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của vợ chồng Chady, chính ông ấy và trợ lý đã thiết kế, tổ chức và giúp đỡ chúng tôi khi làm Hành trình sự sống và cái chết nên tôi tiếp tục nhờ ông ấy thiết kế cuộc phỏng vấn với Tổng thống al-Assad.
Chị cho biết VTV cũng đã gửi công văn đến tổng thống và văn phòng tổng thống Syria, Bộ thông tin Syria đề nghị được phỏng vấn Tổng thống al-Assad. Và VTV được thông báo là được chấp nhận nhập cảnh vào Syria để thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Lê Bình và các cộng sự chụp ảnh cùng Chady và Tổng thống cuối cùng của Li-băng khi sau khi rời Syria đầu tháng 7/2016.
"Hay, ở phân tích của đại sứ Lương Thanh Nghị, chúng tôi không từ chối cuộc phỏng vấn. Tôi đã trả lời rất rõ với các báo ngày 26/7, chúng tôi bị yêu cầu phải đợi thêm, trong khi chờ đợi, chúng tôi gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, chúng tôi đã quyết định từ bỏ và ra về", Lê Bình giải thích.
Lê Bình cho rằng Ký sự Syria trong khuôn khổ một tác phẩm báo chí đã có những điều làm được và chưa làm được, nhưng sự việc đang bị thổi phồng và đẩy đi quá xa so với những gì chị và ê-kíp có thể lường được.
Chị tái khẳng định dù cảm nhận được sức ép, nhưng sẵn sàng đứng ra trả lời tất cả mọi câu hỏi liên quan và cung cấp những bằng chứng có thể để khẳng định sự thật xung quanh ký sự đã thực hiện ở Syria cùng các cộng sự.
Theo Zing
Nhà báo Lê Bình: 'Tôi không diễn kịch ở Syria' "Ký sự Syria" của nhà báo Lê Bình và cộng sự đài truyền hình VTV ngay khi phát sóng đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Không ít ý kiến cho rằng Lê Bình đã diễn kịch ở Syria. Trưa 26/7, nhà báo Lê Bình có cuộc tiếp chuyện phóng viên Zing.vn ngay tại nơi làm việc của VTV24, thẳng thắn trả...