Nhà bạn trông sẽ đáng sợ thế này nếu không vứt rác suốt 4 năm
Bộ ảnh của Antoine về ngôi nhà của chính anh sau 4 năm không vứt rác gửi thông điệp mạnh mẽ về ảnh hưởng của con người tới môi trường; nhà bạn cũng có thể như thế.
Vào năm 2011, nhiếp ảnh gia Antoine Repessé đã quyết định không vứt rác một cách có mục đích. 4 năm sau, anh biến “núi” rác trong nhà thành một bộ ảnh với tên gọi “#365 Unpacked” (365 ngày không thu dọn), mang theo thông điệp mạnh mẽ, khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về vai trò của con người với môi trường trên trái đất.
Trong 4 năm, Antoine đã “tích lũy” được hơn 70 mét khối rác: 1600 vỏ chai sữa, 4800 lõi giấy vệ sinh, 800kg giấy báo và nhiều thứ khác nữa. Tất cả chỗ rác được phân loại để tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ.
“ Tôi muốn tạo ra chiều sâu thẩm mỹ cho công việc của mình”, anh giải thích: “bằng việc phân loại rác thải để mang lại hiệu ứng đồ họa. Tôi đã cố gắng tạo ra những bức tranh hoàn hảo, gợi lên điều gì đó đáng lo ngại cho loài người“.
Với bộ ảnh của mình, Antoine đã cho thế giới thấy rằng, trở ngại cho việc thay đổi thói quen vứt rác hay sự ấm lên toàn cầu là do chúng ta ít để ý tới những vấn đề này.
Cả thế giới cứ nói chung chung về lượng rác thải tính trên đầu người mỗi ngày, nhưng Antoine cho rằng “một bức ảnh biết nói còn giá trị hơn một tấn từ ngữ”.
Anh hi vọng dự án của mình có thể góp phần thay đổi nhận thức cho mọi người về môi trường. Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh “#365 Unpacked” của nhiếp ảnh gia Antoine Repessé:
Một phần trong số 70 mét khối rác của Antoine: 4800 lõi giấy vệ sinh.
4 năm và bạn thải ra bằng này số vỏ chai nhựa, hàng ngày có thể không để ý nhưng đã chất thành núi như thế này thực sự khiến chúng ta giật mình.
Ngoài số vỏ chai nước tẩy rửa, đây là một phần trong số vỏ chai nước uống dùng liên tục trong 4 năm của Antoine.
1600 vỏ chai sữa trong 4 năm, chắc hẳn sẽ rất bốc mùi đây.
Đây là số bao thuốc trung bình mà những người nghiện thuốc “hun” phổi mình sau 4 năm. Có lẽ bất cứ ai nhìn thấy bức ảnh này đều phải bàng hoàng.
Đừng cho rằng 1-2 tờ báo mà chúng ta mua hàng ngày là vô hại, rác thải từ giấy là một trong những nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm môi trường.
“Một bức ảnh biết nói còn giá trị hơn một tấn từ ngữ”.
Trong khi chúng ta đang ở trong những căn phòng sạch sẽ, mát lạnh và đồ ăn ngon thì trái đất phải hứng chịu rác thải từ 7,5 tỷ người.
Trái Đất xuất hiện những 'vết lõm' kỳ lạ, hàng loạt vệ tinh lạc lối
Vết lõm vô hình nhưng đáng sợ trên từ quyển Trái Đất tạo nên một tam giác quỷ đối với các vệ tinh, đã được các nhà khoa học từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard (NASA) phát hiện.
Từ trường của Trái Đất hoạt động giống như một lá chắn bảo vệ xung quanh hành tinh khỏi "bức xạ hạt", tức đẩy lùi và giữ các hạt tích điện từ Mặt Trời. Nhưng ở Nam Mỹ và Nam Đại Tây Dương, một điểm yếu bất thường trong trường - được gọi là Điểm bất thường Nam Đại Tây Dương (SAA), từ trường không chỉ yếu đi mà còn tạo ra thứ gần như một vết lõm trên lá chắn, cho phép các hạt tích điện lặn gần bề Trái Đất hơn bình thường.
Từ trường Trái Đất, liên quan mật thiết đến dòng chảy sắt trong lõi hành tinh, giúp bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ hạt của Mặt Trời - ảnh đồ họa từ ESA
Bức xạ hạt khắc nghiệt trong khu vực mà vết lõm tạo nên đã đánh bại nhiều vệ tinh, khiến chúng mất khả năng thu thập tín hiệu khi đi qua khu vực này. Điều này rất đáng ngại với chúng ta, bởi gây những rối loạn và thiệt hại nhất định cho hệ thống định vị - viễn thông. Vết lõm có vẻ ngày một trầm trọng.
Nhóm của Goddard, gồm nhiều nhà nghiên cứu địa từ, địa vật lý... đã lập mô hình SAA để theo dõi và dự đoán những thay đổi trong tương lai, giúp chuẩn bị cho những thách thức mới. Bởi lẽ, họ nhận thấy "vết lõm" như đang mở rộng về phía Tây, với mức suy yếu có phần nhanh hơn.
Sự bất thường này phát sinh từ hai đặc điểm của lõi Trái đất: Độ nghiêng của trục từ trường và dòng chảy của kim loại nóng chảy bên trong lõi bên ngoài của nó. Dòng chảy nóng bỏng, giàu và chuyển động mạnh mẽ 1800 dặm bên dưới bề mặt Trái Đất hoạt động giống như một máy phát điện khổng lồ, được gọi là geodynamo, tạo ra dòng điện cấu thành từ quyển.
Khi chuyển động này thay đổi, từ trường cũng thay đổi và đã tạo ra SAA, cũng như khiến các cực từ dần lệch khỏi vị trí Bắc Cực và Nam Cực địa lý.
Một nguyên nhân của dị thường về từ trường là sự biến dạng của Vành đai Van Allen dưới sự tấn công bất ngờ của các cơn bão Mặt Trời. Khác với Sao Hỏa khắc nghiệt bởi nhận được quá nhiều bức xạ Mặt Trời, từ trường Trái Đất khiến các hạt có hại này mắc kẹt trong Vành đai Van Allen, một kết cấu mang hình bánh rán cách mặt đất 400 dặm.
Trước đó, cũng có những phát hiện đáng lo ngại liên quan đến từ trường Trái Đất, điển hình là sự "trôi" nhanh của Bắc Cực từ tính. Nó đã di chuyển khỏi Bắc Cực địa lý ở Bắc Canada, trôi dần ra giữa Bắc Băng Dương và tiến về phía bờ Siberia (Nga), với tốc độ hiện tại là 50 km mỗi năm.
Theo nhiều nhà khoa học, sự trôi của các cực từ hay SAA là dấu hiệu cho một hiện tượng tự nhiên có thể đe dọa đến các vệ tinh của con người hiện đại: Trái Đất đảo ngược cực từ. Hiện tượng này vốn đã xảy ra ít nhất hàng trăm lần trong lịch sử hành tinh.
Cá voi sát thủ cuồng sát, trăm cá heo tán loạn Trước sự tấn công của cá voi sát thủ, đàn cá heo chạy trốn ồn ào cả vùng biển. Sở hữu vẻ bề ngoài đáng yêu bậc nhất trong số những loài cá thế nhưng loài cá voi sát thủ tưởng như vô cùng thân thiện, hiền lành lại là loài săn mồi đáng sợ đúng như cái tên của nó. Cá voi...