Nhà bán lẻ điện tử Best Buy sa thải 5.000 nhân viên toàn thời gian
Lực lượng lao động của Best Buy đã giảm mạnh trong năm 2020 sau khi công ty này phải cho lao động nghỉ việc do đóng các cửa hàng trong thời kỳ đại dịch.
Một cửa hàng của Best Buy ở San Bruno, California. (Nguồn: Getty Images)
Nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng Best Buy ngày 25/2 cho biết công ty này đã sa thải 5.000 nhân viên toàn thời gian vào đầu tháng này, ngay cả khi doanh số bán hàng của công ty tăng vọt trong thời kỳ đại dịch do người dân Mỹ tăng cường mua máy tính xách tay, TV và các thiết bị điện tử khác.
Best Buy cho biết việc cắt giảm việc làm là do nhiều người tiêu dùng đang chọn mua hàng trực tuyến thay vì đến trực tiếp các cửa hàng của họ.
Best Buy cho biết họ sẽ thay thế 5.000 nhân viên toàn thời gian bằng 2.000 nhân viên bán thời gian .
Lực lượng lao động của Best Buy đã giảm mạnh trong năm 2020 sau khi công ty này phải cho lao động nghỉ việc do đóng các cửa hàng trong thời kỳ đại dịch.
Best Buy hiện có hơn 100.000 lao động, giảm 21.000 người, tương đương 17%, so với năm trước đó.
Video đang HOT
Công ty đang đào tạo lại lao động để thực hiện các đơn hàng trực tuyến. Nhiều không gian hơn trong các cửa hàng truyền thống của Best Buy đang được sử dụng để chuẩn bị đơn hàng online hoặc sẵn sàng cho việc khách đến nhận hàng sau khi đặt mua trực tuyến.
Doanh số bán hàng trực tuyến của Best Buy đã tăng 89% từ tháng 11/2020 đến cuối tháng 1/2021, so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của công ty trong khoảng thời gian này cũng tăng 11% lên 16,9 tỷ USD, với lợi nhuận tăng gần 10% lên 816 triệu USD.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tuyến và từ các cửa hàng truyền thống của Best Buy, thước đo quan trọng về “ sức khỏe” của một nhà bán lẻ, đã tăng 12,6% trong quý 4/2020 và tăng 9,7% trong cả năm ngoái.
Dự kiến con số đó sẽ tăng 20% trong quý hiện tại, nhưng đà tăng trưởng doanh thu trong cả năm nay dự kiến sẽ chậm lại, có thể giảm 2% hoặc tăng nhiều nhất là 1%.
Biden sa thải loạt quan chức Trump bổ nhiệm
Biden sa thải 4 quan chức được Trump bổ nhiệm ngay sau khi nhậm chức, động thái được đánh giá là thông điệp rõ ràng với người tiền nhiệm.
Trong ngày đầu tiên lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu tổng cố vấn Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) Peter Robb từ chức. Robb tuyên thệ nhậm chức tháng 11/2017 với nhiệm kỳ 4 năm, dự kiến kết thúc vào tháng 11 năm nay.
Trong thư gửi tới Nhà Trắng hôm 20/1, Robb nói rằng ông sẽ không từ chức và việc ông bị loại bỏ sẽ "làm suy yếu vĩnh viễn" công việc của cơ quan này.
Peter Robb, tổng cố vấn NLRB bị Biden sa thải hôm 20/1. Ảnh: NY Times .
"Tôi trân trọng từ chối yêu cầu từ bỏ chức vụ được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 4 năm, đã được Thượng viện xác nhận với tư cách Tổng cố vấn NLRB, chưa đầy 10 tháng trước khi hết nhiệm kỳ", Robb viết.
Phát ngôn viên Nhà Trắng xác nhận ông bị sa thải ngay hôm đó. Các trang web của NLRB cũng cho thấy thời gian làm việc của Robb bắt đầu ngày 11/11/2017 và kết thúc hôm 20/1/2020.
Một ngày sau đó, Biden cũng yêu cầu người thay thế Robb là Quyền tổng cố vấn Alice Stock phải từ chức trước 17h, hoặc sẽ bị sa thải. Stock sau đó bị sa thải.
NLRB là cơ quan độc lập, được điều hành bởi hội đồng gồm 5 người và một tổng cố vấn. Lựa chọn của Biden cho vị trí tổng cố vấn NLRB tiếp theo sẽ phải được Thượng viện xác nhận. Người do đảng Dân chủ chọn sẽ làm việc cùng hội đồng hiện tại gồm một người đảng Dân chủ và ba người đảng Cộng hòa, trong khi một vị trí đang trống.
Lần gần đây nhất một tổng cố vấn NLRB bị sa thải là năm 1950, khi tổng thống Truman yêu cầu Robert Denham từ chức vì dự luật chống công đoàn.
Virginia Foxx, nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa trong Ủy Ban Giáo dục và Lao động Hạ viện, chỉ trích Biden vì đã yêu cầu Robb từ chức, nói rằng lời kêu gọi của ông về đoàn kết chỉ là "nguyện vọng rỗng tuếch".
"Chính quyền Biden dường như đã trả ơn cho bạn bè của họ trong Liên đoàn Lao động vào ngày đầu tiên nắm quyền thông qua yêu cầu không phù hợp rằng Tổng cố vấn NLRB Robb phải từ chức ngay lập tức hoặc bị buộc thôi việc", Foxx cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi đó, Biden đã chọn Lauren McFerran làm lãnh đạo NLRB. McFerran đã phục vụ trong hội đồng quản trị từ tháng 12/2014 và được xác nhận vào tháng 7 năm ngoái cho một nhiệm kỳ khác kết thúc vào tháng 12/2024.
Người thứ ba bị Biden yêu cầu từ chức là Michael Pack, được bổ nhiệm đứng đầu Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ tháng 6/2020. Pack bị cáo buộc tìm cách biến cơ quan này thành cơ quan tuyên truyền cho Trump, bất chấp luật cấm can thiệp chính trị.
Sau các khiếu nại, Văn phòng Công tố viên Đặc biệt Mỹ nhận thấy "khả năng đáng kể" là Pack đã vi phạm luật liên bang và "quản lý yếu kém". Trong thư từ chức, Pack nói rằng việc chấm dứt hợp đồng của ông "sẽ bị coi là hành động đảng phái".
Người cuối cùng là Kathleen Kraninger, được bổ nhiệm làm giám đốc Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) năm 2018. Thông qua Đạo luật Dodd-Frank, quốc hội trao cho giám đốc CFPB sự độc lập đáng kể bằng cách cấm tổng thống sa thải bà vì những bất đồng chính trị.
Tuy nhiên, vào năm 2020, Tòa án Tối cao nhận thấy sự bảo vệ này là vi hiến. Kraninger ủng hộ quyết định đó, mở đường cho việc bà bị sa thải hôm 20/1. Nếu tòa án duy trì sự độc lập của cơ quan, Kraninger có thể tại vị đến cuối năm 2023.
6 quan chức 'sống sót' qua nhiệm kỳ của Trump Nhiệm kỳ của Trump chứng kiến số quan chức bị sa thải hoặc từ chức nhiều kỷ lục, nhưng có 6 người vẫn trụ vững suốt 4 năm qua. Bộ trưởng Tư pháp William Barr trở thành thành viên thứ 12 trong nội các của Tổng thống Donald Trump từ chức hoặc bị sa thải trong 4 năm nhiệm kỳ của ông. Con...