Nhà bà Nguyệt Hường: Vợ tỷ phú BĐS, chồng thống lĩnh ngân hàng
Ngoài việc sở hữu 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau, bà Hường còn nắm trong tay nhiều dự án BĐS lớn tại HN và TP.HCM như Goldmark City, Goldsilk Complex, TheGoldview. Đặc biệt, bà Hường còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank.
Chiều muộn ngày 17/7, báo chí đưa tin 100% các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ngoài ra, cá nhân bà Hường cũng có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Bà Nguyệt Hường được biết đến không chỉ với tư cách một Đại biểu Quốc hội trúng cử liên tiếp tại Quốc hội khóa XII, XIII, XIV mà còn là một doanh nhân.
Ba Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh ngay 9/41970 tai xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ba la thac sĩ Quản trị kinh doanh – Đại học IMPAC (Mỹ); cử nhân ngôn ngữ – Đại học Tổng hợp Leenin – Matxcova; Cử nhân Anh văn – Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường giữ vai trò Chủ tịch Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group – một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại miền Bắc – kể từ năm 2006, khi tuổi đời chỉ mới 37. Khi đo, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam – VID Group được thành lập với 6 thành viên. Trụ sở chính của Tập đoàn tại số 115, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Từ năm 2006 đến nay, số thành viên trong VID Group phát triển lên 12 công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản. Phạm vi hoạt động của VID Group mở rộng sang 7 tỉnh và thành phố khác nhau của miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định, vơi tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.
VID Group đã trở thành một trong những nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp có quy mô và đang là chủ đầu tư và quản lý của 9 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như Quang Minh, Hà Nội – Đài Tư, Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên) và Đồng Văn II (Hà Nam).
Video đang HOT
Trong giơi kinh doanh, bà Nguyệt Hường từng được ví von là “bà đỡ của các khu công nghiệp”. Thơi gian gân đây, VID Group đa va đang chuyển hướng dần sang lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, mới đây, VID Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã góp tới 60% vốn tại CTCP Bất động sản Hanovid để triển khai Dự án tổ hợp Goldsilk Complex tại Cầu Am, Vạn Phúc, Hà Đông.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, tính đến nay, VID Group đã là chủ đầu tư của 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau ở miền Bắc.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, VID Group còn tập trung đầu tư vào các khu dân cư phục vụ cho các khu công nghiệp này. Các khu dân cư và dịch vụ này bao gồm Khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nhân KCN Nam Sách 28 ha (Hải Dương); Khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN Tân Trường: 50ha (Hải Dương); Khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN Đồng Văn: 48 ha (Hà Nam).
Theo VID Group, Tập đoàn này đã thu hút được trên 400 doanh nghiệp vào đầu tư tại các KCN, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, … với tổng vốn đầu tư thu hút trên 3 tỷ USD.
Ngoài ra, bà Hường cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, đơn vị được cho có cổ phần lớn tại CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần bao nhiêu, mức độ chi phối đối với công ty này như thế nào đến nay vẫn là ẩn số chưa được công bố.
Được biết, TNR Holdings Việt Nam hiện nay chính là đơn vị quản lý và phát triển Dự án Goldmark City, có quy mô 5.000 căn hộ cao cấp, do Công ty địa ốc Việt Hân làm chủ đầu tư. Trước đó, Dự án đã bị “đắp chiếu” trong nhiều năm và chỉ được khởi động trở lại khi có sự tham gia của TNR Holdings.
Dự án thứ hai TNR Holdings tham gia quản lý và phát triển là Dự án Goldsilk Complex, Quận Hà Đông. Mới đây, TNR Holdings đã trở thành đơn vị quản lý và phát triển Dự án Gold View tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Gần đây nhất, Công ty gây chú ý với việc cùng đối tác Nga hợp tác xây dựng dự án tổ hợp bất động sản 6.500 tỷ đồng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Maritime Bank
Ngoài ra, từ năm 2007, VID Group mởrộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và trở thành cổ đông chiến lượccủa Maritime Bank.
Bên canh đo, ba Nguyễn ThịNguyệt Hường cung chính là Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank.Bà Hường cũng là vợ ông Trần Anh Tuấn. . Ông Tuấn đồng thời là thành viên Hộiđồng sáng lập MaritimeBank nhiệm kỳ I (2012-2016).
Theo_VietNamNet
Dự án 8.000 tỷ đồng "đắp chiếu", vẫn xin thêm hỗ trợ là sao?
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng việc Thủ tướng không đồng ý "ném" thêm 1.000 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) là hợp lý.
"Những người đứng đầu TISCO có dám khẳng định sẽ có lãi nếu Chính phủ đồng ý bỏ thêm 1.000 tỷ đồng vào dự án mở rộng Nhà máy ở giai đoạn 2 của TISCO? Thực tế thì họ không dám chắc chắn là có lãi. Vấn đề là nằm ở chỗ họ đầu tư một cách thờ ơ, vô cảm. Họ đầu tư xong, nếu không có lãi thì lại bảo không có trách nhiệm và đổ tại giá thép thế giới xuống", ông Kiên phân tích.
Chiều ngày 12.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ không tiếp tục "ném" nghìn tỷ vào dự án của TISCO. "Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cũng phải thay đổi theo hướng chấm dứt cơ chế xin cho, không bao cấp và hỗ trợ cho sự yếu kém. Không thể cứ tiếp tục ném tiền vào Gang thép Thái Nguyên mấy nghìn tỷ nữa", Thủ tướng khẳng định.
Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đội vốn hơn 8.000 tỷ đồng vẫn "đắp chiếu"
Dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 được khởi công vào tháng 9.2007 nhưng liên tiếp chậm tiến độ do các vấn đề liên quan tới vốn và nhà thầu. Đến tháng 6.2012, do thiếu vốn nên các nhà thầu đã dừng thi công, rút quân khỏi hiện trường.
Tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt năm 2005 là 3.843 tỷ đồng nhưng do chậm tiến độ và ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế đã phải điều chỉnh tăng gấp đôi lên 8.104 tỷ đồng vào năm 2013. Tuy nhiên do chưa thu xếp được vốn vay bổ sung nên dự án vẫn tạm ngừng thi công từ đó đến nay.
Theo tính toán của TISCO, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh lên tới 9.031 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư cũ. Trước đó, theo đề nghị của nhà thầu Trung Quốc, dự án này đã tăng vốn từ 3.843 tỷ đồng lên 8.014 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh đã "đội" lên hơn 2 lần so với ban đầu.
Tuy nhiên, yêu cầu này đã chính thức bị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gạt bỏ. Thủ tướng giao Bộ Công Thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện dự án và đưa ra phương án xử lý theo 3 hướng: bán dự án, bán TISCO hoặc kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư.
Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ khả năng đàm phán với đối tác Trung Quốc để có thể hoàn thiện nhà máy, vận hành và ra sản phẩm.
Ủng hộ chủ trương của Chính phủ, ông Kiên cho biết, còn nhớ, Tập đoàn Hoà Phát cũng đầu tư nhà máy thép cùng thời điểm đầu tư của nhà máy của TISCO. Khi đó, Tập đoàn Hoà Phát đầu tư 3.200 - 3.600 tỷ đồng, còn TISCO là 4.200 tỷ đồng. Đến nay, Tập đoàn Hoà Phát đã đi vào vận hành và thu hồi vốn xong rồi nhưng TISCO vẫn chưa hoàn thành, còn đội vốn lên 8.000 tỷ đồng vẫn chưa xong.
"Vấn đề ở đây là họ đầu tư một cách thờ ơ. Họ chỉ biết kêu, rồi chạy chọt đầu tư để có công ăn việc làm, thu nhập nhưng thực sự thì được hưởng lợi rất ít, lợi ích nhỏ. Nhưng đầu tư xong người ta bảo không có trách nhiệm và đổ tại giá thép thế giới xuống nếu có thua lỗ. Trong khi Tập đoàn Hoà Phát cũng đầu tư cùng thời điểm tại sao họ vẫn thành công? Dự án của TISCO có sự tham gia của cả Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng nhưng tại sao vẫn lỗ", ông Kiên bình luận.
Theo ông Kiên, câu chuyện của TISCO không phải vì năng lực chuyên môn yếu, không dự báo được giá thị trường thép thế giới, nội địa mà là nhắm mặt đầu tư dự án như thế để ngày hôm nay ra như thế này. "Đó là sự thiếu trách nhiệm của đôi ngũ chuyển từ công chức sang quản trị doanh nghiệp, quen làm hành chính rồi. Vấn đề ở chỗ đó", ông Kiên bình luận.
Hồi tháng 4.2016, trong báo cáo gửi lên Chính phủ, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), đơn vị đã góp hơn 1.000 tỷ đồng vào việc triển khai dự án này, dù chưa khẳng định hiệu quả, song dựa trên báo cáo của TISCO, vẫn kiến nghị Thủ tướng duyệt chủ trương xin miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, dụng cụ nhập khẩu phục vụ dự án, thuế nhà thầu, không tính phần thuế VAT. Đề xuất cũng bao gồm miễn, giảm chi phí lãi vay trong thời gian dự án dừng hoạt động. Giá trị xin ưu đãi thêm là 1.159 tỷ đồng, trong đó xin các ưu đãi về thuế là 529 tỷ, chi phí lãi vay trong thời gian dừng hoạt động 629 tỷ đồng. Cụ thể, TISCO kiến nghị Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khoanh nợ gốc, đồng thời miễn 100% lãi vay thời gian dự án dừng thi công, số tiền khoảng 386 tỷ. Tiền vay từ ngân hàng này chỉ tính lãi 5,5%/năm. Với VietinBank, TISCO cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo khoanh nợ gốc, miễn tối thiểu 50% lãi vay thời gian dự án ngừng thi công, cho TISCO đến năm 2019 mới bắt đầu trả nợ và đến năm 2034 mới trả xong... Với khoản thuế giá trị gia tăng, Nhà nước đã hoàn lại cho TISCO khoảng 330 tỷ đồng, đề nghị không đưa khoản này vào tổng mức đầu tư dự án. Đặc biệt, TISCO kiến nghị miễn luôn thuế nhà thầu cho nhà thầu Trung Quốc, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp 2%, giá trị gia tăng 5%... tương đương giá trị khoảng 133 tỷ đồng.
Theo Danviet
Chậm nhất đến năm 2019 khởi công dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương tỉnh Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả quan trọng trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm. Cụ thể, sáu tháng đầu năm nay, Đồng Nai thu hút đầu tư nước ngoài hơn một tỷ USD, là địa phương dẫn...