Nhà 600 triệu vừa xây xong, chưa kịp ở đã sập
Một căn nhà ở huyện Cù Lao Dung ( tỉnh Sóc Trăng) được xây hết khoảng 600 triệu đồng, vừa hoàn thiện và chủ nhà chưa kịp vào ở đã bị sập.
Theo phản ánh của người dân ở ấp Phú Hòa B, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng), rạng sáng ngày 12/7, một căn nhà xây kiên cố của một hộ dân ở ấp Phú Hòa B (gần khu hành chính huyện Cù Lao Dung) vừa xây xong, khi gia chủ chuẩn bị dọn vào ở thì bất ngờ bị đổ sập, rất may không thiệt hại về người.
Căn nhà nhìn từ mặt trước.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Tuốt (63 tuổi, chủ nhân căn nhà) kể lại: “Nhà tôi vốn ở ngoài mé sông (cách căn nhà bị sập khoảng 50m-PV) nên tôi có ý định xây nhà sâu vào trong đất liền. Căn nhà mới này được xây trên đất vốn là bãi bồi, nền đất còn yếu.
Khi xây dựng, tôi dùng tre gai dài khoảng 4-5m để làm cừ, mỗi hố móng đóng 25 cây. Sau khi đổ cột, tôi đã cho đổ sàn bê-tông rồi xây nhà. Xây xong, dự kiến vài ngày nữa sẽ dọn về nhà mới ở, ai ngờ gần sáng ngày 12/7 toàn bộ căn nhà bị đổ sập”.
Theo ông Tuốt, khi vụ sập nhà xảy ra, rất may là đêm đó không có người ngủ trong nhà, chứ nếu không sẽ có thiệt hại về người. Căn nhà này được xây dựng hết khoảng 600 triệu đồng.
Nhà được xây trên đất bãi bồi, nền đất yếu nên được cho là nguyên nhân gây sập.
Khi PV hỏi nhà xây dựng có giấy phép hay không, ông Tuốt cho biết: “Nhà tôi xây dựng có xin phép nhưng lỗi do tôi yêu cầu thợ xây theo ý mình chứ không theo thiết kế bản vẽ. Mình không có kinh nghiệm, thợ cũng không biết và không góp ý với mình về xây dựng nên mới xảy ra sự cố này”.
Căn nhà sập hoàn toàn.
Theo ông Lê Minh Đương- Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, ông Tuốt có bản vẽ thiết kế khi xin phép xây dựng nên được UBND huyện cấp phép. Tuy nhiên, khi thực hiện xây dựng thì ông Tuốt lại không làm theo bản vẽ được phê duyệt mà tự ý làm theo ý mình nên xảy ra sự cố.
Video đang HOT
“Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp cơ quan chức năng lập biên bản ghi nhận vụ việc để có hướng giải quyết”, ông Đương cho hay.
Theo Dantri
Nóng trong tuần: Lũ dữ càn quét các tỉnh Tây Bắc, đau thương chồng chất đau thương
Lũ dữ càn quét các tỉnh Tây Bắc, đau thương chồng chất đau thương; Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật An ninh mạng là những tin đáng chú ý nhất trong tuần.
Lũ dữ càn quét các tỉnh Tây Bắc, đau thương chồng chất đau thương
Từ đêm 23 và ngày 24/6, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có lũ lớn, gây thiệt hại nặng nề. Tính đến 7h sáng 29/6, đợt mưa lũ khủng khiếp này đã làm 23 người chết, 10 người mất tích và 16 người bị thương.
Lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở Tây Bắc (Ảnh: Gia đình & Xã hội)
Mưa lũ cũng làm 160 nhà bị đổ, cuốn trôi, gần 1.000 nhà bị hư hại, trên 1.800 căn nhà bị ngập nước; khoảng 2.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, hàng chục nghìn gia súc bị chết, nhiều ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, nhiều quốc lộ bị hư hỏng gây ùn tắc...
Tổng thiệt hại của đợt mưa lũ vừa qua ước tính gần 530 tỷ đồng.
Theo bà Trịnh Thu Phương - Trưởng phòng Dự báo thuỷ văn Bắc Bộ (TT Dự báo KTTV Quốc gia) cho hay, đợt mưa lũ vừa qua là đợt mưa lũ lớn nhất từ đầu mùa lũ ở Bắc Bộ.
Theo bà Phương, nguyên nhân của đợt mưa lũ này là do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với xoáy thấp hoạt động mạnh nên ở Bắc Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng gây ra lũ quét và sạt lở đất.
Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật An ninh mạng
Ngày 28/6, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật. Các luật này đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua.
Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Luật An ninh mạng được thông qua với tỉ lệ 86,86%, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luật An ninh mạng được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Một điểm nổi bật của Luật An ninh mạng được đề cập đến là đã quy định rõ về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Miền Bắc trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài nhất từ đầu mùa hè 2018
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng được xem là gay gắt nhất năm, với nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ C.
Theo TT Dự báo KTTV Quốc gia, nhiệt độ đo trong lều khí tượng (điều kiện chuẩn) tại Hà Nội trưa 1/7 xấp xỉ 40 độ C. Tuy nhiên, ngoài trời, do hiệu ứng đô thị, nhiệt độ cao hơn rất nhiều.
TS. Hoàng Phúc Lâm - Trưởng phòng Dự báo khí hậu (TT Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết đây có thể là đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu năm ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
Trưa 1/7, tại Hà Nội, nhiệt độ trong nhà đo được là gần 40 độ C (Ảnh: Phương Hà)
Ông Lâm cho biết đợt nắng nóng này bắt đầu ảnh hưởng từ ngày 29/6. Từ 1/7 đến 3/7 sẽ là những ngày có nền nhiệt cao nhất. Thậm chí, nhiệt độ về đêm vẫn xấp xỉ gần 30 độ C.
"Người dân cần hạn chế ra đường và làm việc cường độ cao vào những giờ cao điểm nắng nóng. Đặc biệt người già và trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng cũng hạn chế ra đường và bổ sung nước, các khoáng chất để bảo vệ cơ thể", ông Lâm khuyến cáo.
Đợt nắng nóng gay gắt này dự kiến kết thúc trong ngày 5/7 ở khu vực Bắc Bộ và kết thúc trong ngày 6/7 ở khu vực ven biển Trung Bộ.
Gần 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2018
Ngày 25/6, hơn 925.000 thí sinh tham dự dự kỳ thi THPT quốc gia kéo dài 3 ngày.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số lượng thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 tăng mạnh, nhiều hơn số lượng thí sinh đăng ký dự thi năm 2017 là gần 60.000 thí sinh.
Gần 1 triệu thí sinh bước vào Kỳ thi THPT Quốc gia
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia 2018, các giáo viên nhận định đa số các môn có phổ điểm ở mức 5-6 điểm.
Sau khi thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2018, các sở GD&ĐT đã bắt đầu chấm thi.
Robot "quái vật" khoan xong đường hầm thứ 2 của tuyến metro số 1 của TP.HCM
Ngày 29/6, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM tổ chức đón máy khoan hầm robot TBM tại ga Nhà hát thành phố sau 5 tháng thi công đường hầm thứ 2 (tuyến phía Tây) với hơn 371.000 giờ an toàn đã được triển khai.
Tuyến đường hầm thứ 2 được khởi công từ ngày 26/1. Đỉnh hầm có độ sâu 10 - 20m, chiều dài 781m, tương đương với chiều dài đường hầm thứ 1 (đã hoàn thành vào tháng 11/2017). Đoạn ngầm được đào bằng máy đào robot TBM có chiều dài 70m, nặng 300 tấn, đường kính đào là 6,79m.
2 đường hầm trong tuyến metro số 1 đã được khoan (Ảnh: Dương Thanh)
Theo BQL dự án, robot TBM là máy khoan nằm ngang. Đầu ống là khiên đào có gắn mũi cắt. Máy khoan đi đến đâu, vỏ hầm được lắp ghép đến đó để tránh sạt lở lớp đất, đá phía trên.
Sau khi khoan xong 2 đường hầm, các hạng mục như đổ bê tông đường tàu cho tuyến hầm phía Tây, lắp đặt đường ray, hệ thống thông tin tín hiệu, thoát nước cho 2 đường hầm sẽ được triển khai.
Thi công cột viễn thông, 4 người chết, 3 người bị thương do điện giật
Chiều 26/6, anh Trương Minh Tuấn - cán bộ địa chính xã Hạ Sơn (Quỳ Hợp, Nghệ An) cùng một nhóm lao động thi công cột viễn thông thì xảy ra tai nạn điện giật khiến 4 người (trong đó có anh Tuấn) tử vong và 3 người bị thương nặng.
Hiện trường nơi xảy ra vụ điện giật khiến 4 người tử vong (Ảnh: Diễn Kim)
Theo Điện lực Quỳ Hợp, tai nạn xảy ra do vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện nên nhóm người trên đã bị điện từ đường dây 35 KV phóng trúng. Các nạn nhân đều bị điện giật cháy sém quần áo và vùng chân.
Chủ đầu tư dự án này là Viettel thông tin, đơn vị nhận thầu lắp đặt (Công ty CP Đông Đông) đã tự ý thi công khi chưa nhận được lệnh khởi công từ phía Viettel và để xảy ra sự cố nghiệm trọng.
Tuy nhiên, giám đốc công ty Đông Đông lại cho rằng vụ việc không liên quan đến công ty. Ông này cho biết chỉ ký hợp đồng miệng với anh Tuấn. Tại nơi xảy ra vụ việc, công ty này chưa xin được phép xây dựng.nên chưa cho ai làm. Thế nhưng anh Tuấn tự thuê người làm nên mới xảy ra sự việc nói trên.
Ngay sau tai nạn, Viettel đã yêu cầu nhà thầu này dừng toàn bộ các hoạt động thi công theo hợp đồng và kịp thời hỗ trợ gia đình các nạn nhân.
Theo Phương Hà (Dân Việt)
Hiện trường đẫm nước mắt 24 nhà dân bị vùi lấp lúc rạng sáng Chỉ trong chốc lát, tài sản tích góp cả đời của người dân bản Sáng Tùng đã bị vùi lấp trong hàng nghìn m3 đất. Em Hạng Thị Thứ (SN 2000) sáng 28/6 trở về nhà sau kỳ thi THPT Quốc gia đau xót khi biết gia đình của chú và bác bị đất đá vùi lấp Chiều 29/6, đi bộ qua quãng...