Nhà 2 tầng thiết kế ấn tượng, tận dụng tối đa diện tích trồng rau sạch
Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế nhằm hạn chế bức xạ mặt trời bằng các hệ lam thép được khoét lỗ để gió có thể đi qua, từ đó khí tươi được luân chuyển liên tục vô cùng ấn tượng.
TH House – ngôi nhà 2 tầng, có 1 tầng hầm ở Đà Nẵng – được xây dựng trên mảnh đến rộng 104m2, có thiết kế rất ấn tượng.
Thấy gia chủ có sở thích trồng hoa, trồng rau sạch, các kiến trúc sư 85 Design khi thiết kế đã tính toán để tận dụng diện tích tối đa, giúp họ có nhiều không gian để làm điều mình thích. Thiết kế làm sao để căn nhà dành cho hai vợ chồng sinh sống nhưng lại đủ không gian cho các con, cháu của gia chủ đến ở lại ngày cuối tuần.
Đặc biệt, các kiến trúc sư đã tính toán để tận dụng nguồn năng lượng nắng và gió tự nhiên một cách tối ưu. Hạn chế bức xạ mặt trời bằng các hệ lam thép được khoét lỗ để gió có thể đi qua, từ đó khí tươi được luân chuyển liên tục.
Căn nhà 2 tầng được thiết kế với hạn chế bức xạ mặt trời bằng các hệ lam thép được khoét lỗ, gió có thể đi qua, luân chuyển khí tươi.
Để giải quyết vấn đề không gian, thay vì xây cao tầng, các kiến trúc sư lựa chọn phương án thiết kế bán hầm để giảm chiều cao tổng thể nhưng vẫn gia tăng được diện tích sử dụng mà không làm tăng chiều cao của công trình.
Tầng hầm được bố trí garage, các phòng kỹ thuật và phòng kho.
Ở tầng 1 là không gian sinh hoạt chung bao gồm phòng khách, vệ sinh chung và 1 phòng ngủ dành cho khách.
Khu vực bếp và bàn ăn cũng được bố trí cùng tầng 1.
Video đang HOT
Tầng 2 có hai phòng ngủ, tuy chiều dài khu đất khá hạn chế nhưng với cách bố trí nhiều giếng trời và cửa tự động để lấy sáng thì các phòng ngủ và vệ sinh luôn thông thoáng và dễ chịu.
Ở giữa tầng 2 là không gian thờ tự; cùng với đó là một giếng trời lớn để lấy sáng cho hành lang và cầu thang, giúp đối lưu không khí một cách tốt hơn.
Phòng ngủ luôn có ánh sáng và không khí ngoài trời với hệ thống cửa đặc biệt này, nhưng vẫn đảm bảo riêng tư.
Với sở thích của gia chủ, các kiến trúc sư đã tận dụng toàn bộ diện tích mái để trồng rau hữu cơ.
Ngoài ra, vườn rau còn có tác dụng rất tốt trong việc chống nóng cho các tầng dưới và chống đứt gãy bê tông do thay đổi nhiệt độ ngày đêm và thay đổi thời tiết đột ngột.
Các hệ cửa sổ trời với những cảm biến và hệ thống điều khiển tự động được sử dụng để lấy được nhiều ánh sáng và gió cho tất cả các không gian phòng ngủ và nhà vệ sinh.
Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày sẽ được thu gom vào một bể chứa lớn dưới mặt đất và từ đó được sử dụng trở lại, giúp tiết kiệm một phần việc sử dụng nguồn tài nguyên nước.
Ngắm nhìn biệt thự trắng ở Bình Dương
Căn biệt thự mang tên Connect Villa (biệt thự kết nối) nằm ở thành phố mới, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với diện tích nền nhà 134m2, diện tích đất 525m2.
Chủ nhà là một người có lối sống đơn giản và yêu thiên nhiên.
Connect Villa (biệt thự kết nối) (Ảnh: ArchDaily)
Để tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, các KTS thiết kế ngôi nhà khiến mọi người cảm thấy thú vị khi sống thực tế. Cụ thể, căn biệt thự không có quá nhiều đồ trang trí, điểm nhấn hay những chất liệu, vật dụng ấn tượng.
Căn biệt thự được phân bố tổ hợp không gian theo hình chữ L ôm trọn bể bơi và sân vườn phía trước, giúp cho mọi không gian đều có thể hướng ra hồ bơi và hướng vào nhau.
Tổ hợp không gian theo hình chữ L ôm trọn bể bơi và sân phía trước. (Ảnh: ArchDaily)
Mọi không gian trong ngôi nhà đều có thể hướng ra bể bơi và hướng vào nhau (Ảnh: ArchDaily)
Biệt thự có 5 phòng ngủ chính và 1 phòng ngủ cho người giúp việc. Các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng tiếp xúc với thiên nhiên nhờ phòng ngủ có thể mở ra nhiều hướng khác nhau ra bên ngoài. Không có phòng ngủ nào chung vách với phòng ngủ nào tạo nên sự riêng tư cá nhân. Tuy nhiên, có 2 phòng ngủ có thể mở cửa và thấy nhau tạo được sự gần gũi kết nối.
Với cách sắp xếp không gian theo tuyến và tổ chức hình khối phối hợp đặc rỗng hợp lý, các phòng ngủ có thể mở cửa và tiếp xúc với nhiều hướng khác nhau tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau, kết nối với thế giới bên ngoài và không gian bên trong một cách thú vị và trọn vẹn.
Một phòng ngủ trong căn biệt thự (Ảnh: ArchDaily)
Khu vệ sinh có view thiên nhiên trong 1 phòng ngủ. (Ảnh: ArchDaily)
Không gian sinh hoạt chung gồm phòng bếp, phòng ăn, phòng khách cũng được bố trí theo tuyến giúp cho các thành viên có thể tiếp cận sân vườn phía sau và bể bơi một cách trọn vẹn nhất. Việc bố trí như vậy cũng giúp ích cho sự đối lưu gió và phân bổ ánh sáng tự nhiên. Trung tâm ngôi nhà là bếp và quầy bar có một khoảng giếng trời lớn, giúp kết nối không gian các tầng khác nhau.
Giếng trời lấy sáng và đón gió tạo hiệu ứng hình trái tim ấn tượng. (Ảnh: ArchDaily)
Khoảng thông tầng được bố trí thêm không gian sinh hoạt chung ở tầng hai, vừa có thể tiếp khách, đọc sách hoặc làm việc. (Ảnh: ArchDaily)
Không gian phòng khách rộng rãi, thoáng đãng với thiết kế cửa kính mở rộng để có thể ngắm nhìn trọn vẹn cảnh quan thiên nhiên xung quanh ngôi nhà.
Phòng khách rộng rãi, thoáng đãng (Ảnh: ArchDaily)
Khu vực bếp và đảo bếp rộng rãi, phù hợp khi gia đình có đông khách. Mặt bếp và đảo bếp được ốp đá thuận lợi cho việc vệ sinh. Phòng bếp được thiết kế với tông màu trắng cũng làm không gian thêm rộng rãi, hài hoà.
Khu vực bếp và đảo bếp rộng rãi (Ảnh: ArchDaily)
Nội thất trong căn biệt thự chủ yếu làm từ gỗ MDF với nhiều tủ gỗ, ngăn kéo được bố trí khéo léo giúp tăng không gian lưu trữ đồ đạc.
Nội thất trong căn biệt thự chủ yếu làm từ gỗ MDF (Ảnh: ArchDaily)
Ngoài ra, vì là người yêu thích không gian xanh, gia chủ đã trang trí mọi không gian sinh hoạt chung trong nhà bằng những chậu cây cảnh hay Cúc tần Ấn Độ, giúp ngôi nhà thêm mềm mại.
Gợi ý trang trí phòng ngủ dành cho khách Nhiều gia đình thường xuyên có khách đến nhà chơi và nghỉ lại qua đêm hay ở lại nhiều ngày. Vì vậy, các gia chủ thường thiết kế phòng ngủ cho khách để phòng trường hợp người thân hoặc bạn bè ghé qua. Gợi ý trang trí phòng ngủ dành cho khách (Ảnh: Architectural Digest) Dưới đây là một số gợi ý trang...