Nhà 2 mặt tiền xây bằng gạch mộc không sơn trát đẹp nổi bật trên báo ngoại
Ý tưởng thiết kế xuất phát từ những ký ức về làng quê nơi chủ nhân ngôi nhà từng sinh sống và đáp ứng yêu cầu về một không gian sống khiêm tốn và ấm áp.
Đây là một căn nhà gạch ở Indonesia. Chủ nhân của nó đã quyết định sử dụng gạch làm vật liệu chính để xây dựng nhằm mang lại cảm giác ấm áp và cổ kính.
Căn nhà có vị trí khá đẹp với 2 mặt tiền.
Thiết kế theo lối “ kiến trúc xanh” giúp căn nhà gần gũi với thiên nhiên hơn.
Không khí và ánh sáng tự nhiên được lưu thông rất tốt bên trong căn nhà.
Ngôi nhà có cấu trúc 2 tầng, trong đó tầng 1 có khu vực đỗ xe, không gian sinh họat chung, gian bếp, nhà kho, khu vườn mini, phòng ngủ và 2 phòng tắm.
Ngôi nhà có 4 khu vườn dù diện tích căn nhà khá nhỏ, bao gồm vườn chính, vườn riêng, vườn nổi và khu vườn trong nhà.
Vườn chính liền kề với phòng ngủ của gia đình và được ngăn cách bởi một cửa kính trượt có kích thước lớn, có thể mở và đóng dễ dàng.
Khu vườn riêng nằm trong khu vực phòng ngủ chính.
Khu vườn nổi nằm trên tầng hai, được thiết kế bên cạnh những khung cửa lớn để không khí có thể đi tới mọi căn phòng trên tầng này.
Video đang HOT
Cây xanh được trồng rải rác trong nhà.
Những bức tường gạch được xếp trồng xen kẽ, vừa đáp ứng tiêu chí về thẩm mỹ, vừa tạo sự thông thoáng cần thiết cho không gian.
Căn bếp chỉ chiếm một phần không gian nhỏ nhưng rất hiện đại và tiện nghi.
Phòng ngủ tại tầng 2 sở hữu một ban công lớn với nhiều cây xanh cho phép các thành viên trong gia đình có thể thư giãn, trò chuyện.
Bao trùm phòng khách là những bức tường gạch cổ điển.
Phòng khách sở hữu không gian thoáng đãng và rộng rãi.
Căn phòng làm việc được thiết kế để luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Phòng tắm mang lại cảm giác như đang ở một khu nghỉ dưỡng 5 sao.
Căn nhà cũng không hề thiếu những góc nhìn hiện đại và sang trọng.
Cũng như những không gian gần gũi với thiên nhiên.
Khu dành riêng cho các hoạt động thể dục của các thành viên trong gia đình.
Mặt cắt ngang tầng 1 của căn nhà
Mặt cắt ngang tầng 2 của căn nhà
Theo Dân Việt
Tốt nghiệp ĐH rồi chạy Grab 2 năm, chàng trai gây tranh cãi vì quan điểm: "Hà Nội không dành cho những kẻ sinh ra từ làng như chúng ta"
Hơn 2 năm rong ruổi làm Grab sau khi tốt nghiệp đại học, thanh niên chợt nhận ra bản thân hèn nhát khi hài lòng với công việc hiện tại mà quên đi tấm bằng đại học cùng sự vất vả của bố mẹ bao năm. Do vậy, chàng trai 26 tuổi quyết định từ bỏ nghề Grab, về quê bắt đầu lại bằng công việc mới.
Thanh niên chạy Grab cố bám trụ tại Hà Nội vì trót nói dối bố mẹ đang làm cho công ty liên doanh nước ngoài
Chỉ cần có xe máy, chiếc điện thoại thông mình... là bất cứ ai cũng có thể trở thành một tài xế xe ôm công nghệ. Bởi thế mà không chỉ có sinh viên tranh chủ chạy thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống mà nhiều người thậm chí đã coi đó như một nghề kiếm thu nhập chính. Bây giờ ra đường không khó để nhận thấy màu xanh lá cây (đồng phục của tài xế GrabBike) tràn ngập.
Không những thế, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường, loay hoay không xin được việc đã lựa chọn làm tài xế, rong ruổi trên các con phố đón khách, ship hàng. Và chắc hẳn ai đó sẽ thấy mình như chàng thanh niên 26 tuổi này: Lấy bằng ĐH, chạy Grab 2 năm, cuối cùng bỏ tất cả đề về lại làng quê, bắt đầu lại mọi thứ.
"Các bác ạ em về quê thôi! Em năm nay 26 tuổi, quê Ninh Bình. Cuộc đời xô đẩy không nghĩ mình lại làm cái nghề này lâu vậy cũng gần 2 năm có lẻ.
Được cho là thằng sáng dạ, bố mẹ cày cấy để nuôi mình ăn học cho thoát cái cảnh con trâu đi trước mặt mình theo sau.
4 năm đại học với bao cố gắng bằng mồ hôi, máu và nước mắt của cả gia đình, mong cho mình bớt khổ. Rồi 4 năm học cũng qua, ra trường với bao hoài bão, cầm tấm bằng đi xin việc, đúng là cao không đến, thấp không xong. Chỗ nào lâu nhất được 5-6 tháng họ không đuổi thì cũng tìm cách đuổi.
Ảnh minh họa
Lang thang, vật vờ cố bám trụ và rồi Grab như gói mỳ tôm vay bạn thời sinh viên. Nghĩ vừa đi xin việc vừa chạy kiếm tiền lo tạm. Trong đầu luôn nghĩ ờ mình làm tạm thôi chứ ai lại làm món này. Rồi cuộc sống cứ thế trôi đi, bố mẹ ở quê cứ tưởng nó làm công ty liên doanh với nước ngoài (em về chém thế). Mỗi khi về quê thấy bố mẹ khoe với người thân, nhìn nét mặt tự hào của họ em không nỡ nói thật. Từ đó em dần dần sợ về quê.
Cuộc số xe ôm xô bồ, tự do, lâu ngày em thấy suy nghĩ và hành động của mình nó khác hẳn ngày trước. Mỗi khi bạn bè ở quê gọi điện thoại tâm sự, chuyện làm ăn, vợ con, em thấy mình hèn thật. 25 tuổi tay trắng, ngày ngày bán tính mạng để kiếm vài đồng.
Đêm về mệt thì không sao, hôm nào không ngủ được ngẫm cái cuộc đời sao bạc bẽo thật. Nó không có chỗ cho chúng ta ở đây. Cứ như thế này không ổn, tương lai bất định. Nhiều lúc đi ship đồ cho những đứa bằng tầm mình, hay kém tý thấy tủi nhục thật. 12h trưa chầu chực gần các quán ăn, mong chờ nổ được cuốc ship đồ. Nhìn thấy anh em đồng nghiệp cũng như mình, sức trẻ, học thức đàng hoàng giờ đi làm cái này... xót xa thực sự.
Ở quê em bọn học cấp 3 cùng trang lứa, chúng nó làm kinh tế trang trại, chăn nuôi, làm đá (làng em làm đá non bộ). Thu nhập cũng khá và ổn là khác. Nhưng có lẽ vì các mác "làm trên Hà Nội" mà em và không ít anh em ở đây không dám về. Cũng chỉ cái câu "Giàu nhà quê, không bằng ngồi lê thành phố" nó ám ảnh.
Em nghĩ nơi này không dành cho những người quê như chúng ta, những kẻ sinh ra từ làng. Ngay lúc này đây, em thèm được ngửi cái mùi ngai ngái của bùn, mùi thơm của khói rơm. Ngày mai em sẽ về quê và bắt đầu lại trước khi quá muộn.
Chúc các bác ở lại may mắn, lại một mùa hè nóng rát bắt đầu chào đón rồi, các bác sẽ lại vất vả hơn, nhọc nhằn hơn đấy, các bác nhớ để cái khăn dưới yên hay trong túi ý, khi cần xin tý nước lau mặt cho tỉnh. Đồng tiền ở trên đây nhọc nhằn lắm", dòng chia sẻ của một thanh niên 26 tuổi từng rong ruổi trên những con phố làm tài xế GrabBike khiến vài người chạnh lòng.
Câu chuyện của nam thanh niên trên sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường và đang tìm kiếm cơ hội việc làm ở những thành phố lớn.
Thủ đô chỉ không dành cho những người không biết cố gắng
Nhiều người cho rằng quan điểm của nam thanh niên 26 tuổi này dường như là suy nghĩ chúng của rất nhiều bạn trẻ sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp: Chênh vênh, hụt hẫng với mức lương thấp dù có bằng Đại học, không được nhận vào bất kỳ công ty nào, nản chí và cuối cùng là trở về quê với tâm thế của một người thất bại.
"Tư tưởng sai quá sai rồi. Hà Nội không phải không dành cho những người tỉnh lẻ, nó chỉ không dành cho những người không biết cố gắng thôi? Nghe giống như đổ thừa cuộc đời là chính, ít ra đại học nó không màu hường như mà ra đời lăn lộn 2,3 năm rồi cũng phải biết cách thay đổi thích nghi mới khá lên được. Mới ra trường, chỉ có tấm bằng mà chưa có kinh nghiệm thì xin việc khó là điều dễ hiểu. Nhưng nếu chịu tìm tòi học hỏi trau dồi thì chẳng nhà tuyển dụng nào có thể từ chối chỉ vì mình là người tỉnh lẻ cả. Còn nếu cứ đi ship đồ rồi tối về ôm gối thủ thỉ tự ti thì chắc chắn không khá lên được...", bạn D.O bày tỏ quan điểm.
Nam thanh niên quyết định dời thành phố về khởi nghiệp
Đồng ý với ý kiến trên, bạn K.Q cũng cho rằng, thay vì tự ti đổ lỗi cho cuộc sống khó khăn thì hay nhìn lại xem mình đã cô gắng hết mình để thay đổi bản thân chưa hay vẫn đang tự thỏa mãn với nghề Grab rồi tự bỏ cuộc. "Khi mình 22 tuổi cũng từng suy nghĩ như bạn, cần một ý chí tiến thủ và thay đổi bản thân thôi mà khó. Bản thân hiện tại chưa định hướng được, mang cái mác đi làm Hà Nội nó sang lắm nhưng chỉ mình mới biết nó chênh vênh như thế nào. Mình nhận ra, việc làm xe ôm và bỏ quên tấm bằng đại học của mình chính là phụ công sức của bố mẹ, bỏ phí thời gian ăn học của chính mình. Chẳng nhớ mình đã đến và đi qua bao nhiêu công ty nữa, nhưng chắc hẳn mỗi lần nghỉ việc hay thất bại trước nhà tuyển dụng mình lại có thêm được kinh nghiệm để thành công và có 1 công việc ổn định như bây giờ".
Mới 26 tuổi, còn đủ thời gian để bắt đầu lại
Bên cạnh đó, một số bạn cho rằng, làm việc và tìm kiếm cơ hội ở đâu không quan trọng mà điều quan trọng hơn cả là hay sống hết mình với tuổi trẻ, thử sức và đương đầu với công việc mình lựa chọn. Đôi khi có vấp ngã, có khó khăn nhưng chỉ cần cố gắng nổ lực thì thành công luôn mỉm cười.
"Bạn nhận ra là may rồi, nghề Grab kiếm ra tiền trước mắt nhưng không trau dồi cho mình về kiến thức lâu dài, hiện tại quá đông các bạn trẻ ham kiếm tiền quá mà lao theo nó. Những người bạn ở quê làm đá thì cũng phải có tay nghề, sức khỏe. Làm trang trại thì phải có vốn, có kinh nghiệm. Không phải cái gì người ta làm được mình cũng làm được và thành công như thế. Ở đấy vừa chạy Grab vừa tìm việc để thay đổi dần dần, ở đâu cũng cần cố gắng chứ chẳng ai dọn sẵn chỗ cho ngồi vào rồi nhận lương cả", bạn D.L chia sẻ.
"Dù làm xe ôm hay shipper thì nó đều là nghề, nuôi sống biết bao con người. Mình làm việc và nhận tiền thì chẳng có gì đáng xấu hổ mà phải nói dối bố mẹ cả. Tất cả là do bạn chọn thay vì cố gắng làm việc, phấn đấu trong công ty thì bạn lại chọn yên phận với nghề Grab rong ruổi trên các phố giao hàng - nhận tiền như một chuỗi tuần hoàn. Mừng là bạn đã nhận ra sớm để thay đổi. Mới 25 tuổi còn đủ thời gian để bắt đầu lại, và dù có vấp ngã nhưng sau này bản thân cũng sẽ không hối hận khi mình chịu thay đổi và vươn lên", bạn S.A bày tỏ ý kiến cá nhân.
"Bằng cấp là do khả năng của mỗi người, lựa chọn con đường đi trong sự nghiệp là do bản thân quyết định. Chỉ cần ghi nhớ, luôn tìm niềm vui trong công việc mình làm, thì sẽ làm được tốt nhất có thể. Ở đâu không quan trọng, dù thành phố hay tỉnh lẻ thì đều phải có cạnh tranh. Cuôc sông la vây, luôn khăc nghiêt va liên tuc đao thai, hay suy nghi môt xa hôi cân co nhưng manh ghep, co ngươi lam giam đôc thi phai co nhân viên, co ngươi lam viêc đâu óc thi phai co ngươi lam viêc chân tay.... dù lam gi cung đêu giup ich cho xa hôi ca. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của chính mình", một bạn khác chia sẻ.
Hiện tại, những dòng chia sẻ của nam thanh niên từ bỏ nghề Grab để về lại quê bắt đầu một công việc mới, thay đổi bản thân vẫn đang nhận được nhiều lời khuyên và ý kiến của cộng đồng mạng.
Theo Helino
Nhà lấy cảm hứng từ Sơn Đoòng được báo quốc tế đánh giá cao Ngôi nhà cấp 4 tại Vĩnh Long trải dài 40 m, với những khe sáng xen kẽ các phòng chức năng, tạo ra một nơi ở bình yên và xanh mát. Xây trên miếng đất hình ống dài (5 x 40 m) tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, ngôi nhà được đặt tên là Long Cave (hang dài). Chủ nhà là một...