Nguyên nhân và cách giảm đau bụng kinh cho phụ nữ hiệu quả nhất
Các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thường hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Dưới đây là những cách đơn giản giúp chị em giảm đau bụng kinh trong “ngày đèn đỏ” hiệu quả nhất
Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này. Các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về tình trạng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như: lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai… cũng có thể gây đau bụng kinh. Ngoài ra, yếu tố di truyền từ mẹ sang con: các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái cũng sẽ có khả năng bị đau bụng kinh cao hơn. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.
Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu… Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.
Các chị em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây tình trạng đau bụng kinh để có phương pháp khắc phục, điều trị thích hợp nhất. Khi thấy đau bụng kinh, nhiều bạn gái thường thói quen sử dụng thuốc giảm đau như: Cataflam, Mefenamic acid, Hyoscinum, Alverine… Tuy nhiên, việc quá lạm dụng thuốc giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe của chị em.
Cách giảm đau bụng kinh nhanh và hiệu quả nhất
1. Chườm túi nóng: Khoa học đã chứng minh đặt túi chườm nóng lên bụng hoặc bụng dưới khoảng một tiếng sẽ có hiệu quả tương tự như thuốc giảm đau.
2. Uống nước ấm: Nước ấm cũng có tác dụng như túi chườm nóng. Một cốc nước ấm khoảng 250 ml giúp các cơ bụng được thả lỏng.
3. Ăn thực phẩm giàu canxi và magiê: Các chất khoáng này – có nhiều trong các loại rau lá xanh, bơ, yogurt và chocolate đen – là “thuốc” giãn cơ tự nhiên cho tử cung.
4. Ăn chuối: Theo một số nghiên cứu, thiếu kali có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, chuối là một trong những thực phẩm dồi dào kali.
5. Đi bộ nhanh: Hoạt động ở cường độ nhanh giúp cơ thể bơm thêm máu và giải phóng endorphin giúp bạn đương đầu với các cơn đau hiệu quả.
Video đang HOT
6. Uống trà thảo dược: Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi.
7. Dứa và nước ép cà rốt: Dứa có thể giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do số lượng bromelain cao, một loại enzyme có tác dụng làm dịu cơn đau. Mặt khác, cà rốt có thể giúp bình thường hóa lưu lượng máu, giúp giảm đau kinh nguyệt và khiến bạn bớt mệt mỏi trong những ngày “đèn đỏ”.
8. Tắm nước nóng: Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng.
9. Massage: Nếu không thích châm cứu, bạn có thể đi massage nhẹ nhàng để cải thiện việc lưu thông máu, giúp giảm cơn đau.
10 Uống vitamin tổng hợp: Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng.
Theo anninhthudo.vn
Cho những ai hay bị đau bụng kinh: Hãy ngủ ở tư thế này là dễ chịu ngay
Thật may mắn khi các bác sĩ mới đây đã phát hiện ra tư thế ngủ hoàn hảo cho những ngày "đèn đỏ". Tác dụng của nó làm làm giảm các cơn đau bụng kinh.
Để có một giấc ngủ ngon khi bạn "đến tháng" không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt khi bạn phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn đau bụng kinh. Với một số chị em, thật không may khi cảm giác đau đớn dữ dội tới mức không lúc nào họ cảm thấy dễ chịu. Kết quả là hàng tiếng đồng hồ xoay trở mình liên tục mà giấc ngủ vẫn không thể yên.
Trong những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em mất hàng tiếng đồng hồ xoay trở mình liên tục mà giấc ngủ vẫn không thể yên.
Nhưng thật may mắn khi các bác sĩ mới đây đã phát hiện ra tư thế ngủ hoàn hảo cho những ngày "đèn đỏ". Tác dụng của nó làm làm giảm các cơn đau bụng kinh.
Theo nhiều chuyên gia phụ khoa, cách tốt nhất để ngủ khi bạn "đến tháng" là tư thế bào thai. Lisa Lindley chia sẻ với tạp chí Glamour: "Ngủ trong tư thế bào thai giúp loại bỏ áp lực lên cơ bụng".
Điều này đồng nghĩa với việc các cơ xung quanh vùng bụng được thư giãn. Và khi áp lực giảm, các cơn đau co thắt cũng sẽ ít đi.
Trong khi đó, nếu có thể, hãy tránh ngủ trong tư thế nằm sấp bởi nó làm cho tử cung của bạn bị siết chặt. Kết quả là bạn có nguy cơ bị rò máu kinh nhiều hơn trong đêm.
Theo nhiều chuyên gia phụ khoa, cách tốt nhất để ngủ khi bạn "đến tháng" là tư thế bào thai.
Tuy nhiên, như tất cả phụ nữ đều biết, điều quan trọng nhất khi bạn "đến tháng" là cảm giác thoải mái. Vì vậy, việc nào hợp với bạn, giúp bạn dễ chịu thì hãy làm.
Ngoài việc thử thay đổi tư thế ngủ, bạn còn có thể thử tắm nước ấm trước khi lên giường nghỉ ngơi. Nước ấm giúp bạn thư giãn và nhờ đó, giảm cảm giác đau bụng kinh.
Sử dụng túi chườm nóng hoặc đơn giản là một chai nước nóng đặt lên bụng cũng có thể khiến cơn đau dịu đi.
Nếu những biện pháp trên vẫn chưa đem lại hiệu quả, bạn hãy thử massage vùng bụng dưới bằng các chuyển động tròn nhẹ nhàng.
Nếu những biện pháp trên vẫn chưa đem lại hiệu quả, bạn hãy thử massage vùng bụng dưới bằng các chuyển động tròn nhẹ nhàng.
Sau đây là một số kỹ thuật massage mà bạn có thể áp dụng để vượt qua kỳ kinh nguyệt một cách dễ chịu:
- Đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng và bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữa của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn xuống bụng. Vẽ một hình trái tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc hình trái tim ngay bên dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay trở lại phía trên. Lặp lại 20-30 lần.
- Áp bàn tay vào lưng, phía dưới xương sườn. Bắt đầu di chuyển bàn tay xuống dưới, kèm theo chút ấn nhẹ, cho tới khi bạn tới vị trí xương cụt. Lặp lại khoảng 30 lần.
- Xoa phần bụng dưới bằng cả 2 tay khoảng 30 lần.
- Xoa bóp bụng bằng nắm tay trong khoảng 30 giây.
Để giúp việc massage thêm dễ chịu và tác dụng tốt hơn, hãy thử những loại tinh dầu ở trên. Hoặc bạn cũng có thể trộn hỗn hợp tinh dầu oải hương, xô thơm và kinh giới ô. (tỷ lệ 2:1:1).
Một số động tác yoga giúp giảm đau bụng kinh:
Bác sĩ Hirshfield-Cytron, giám đốc bảo tồn khả năng sinh sản tại Trung tâm Sinh sản của Illinois, cho biết: "Tập yoga trong những ngày có kinh nguyệt đều rất an toàn cho dù là bạn chọn tư thế nào và chị em không phải lo lắng quá về chuyện cơ quan sinh sản bị tổn thương khi làm việc này".
Một số tư thế yoga tối ưu cho sức khỏe mà chị em có thể tập trong những ngày có kinh nguyệt.
1. Half moon (bán nguyệt)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, tay thẳng lên trong không khí.
- Từ từ nghiêng người sang phải trong khi giữ cho chân của bạn thẳng để hình thành một hình dạng lưỡi liềm với cơ thể.
- Giữ trong vài nhịp thở và lặp lại sang phía bên kia.
Tư thế này giúp đem lại dòng máu tươi cho cơ thể và "máu xấu được thải đi, máu tươi mới xuất hiện. Nó có tính chu kì nên rất tốt cho việc tạo ra máu khỏe mạnh trong thời gian có kinh nguyệt".
2. Eagle pose (tư thế con đại bàng)
- Đứng thẳng, trùng 2 gối xuống. Nâng chân trái gác đặt lên đùi chân phải, tập trung đứng vững bằng chân phải. Các ngón chân trái hướng xuống sàn nhà. Ngón chân và mu bàn chân trái bám chặt vào bắp chân phải.
- Duỗi 2 tay thẳng trước mặt và song song với sàn. Hai tay đặt chéo nhau, tay phải đặt trên tay trái, vắt chéo với nhau ở gần bắp tay, sau đó khập khủy tay lên để cho phần từ khủy tay tới bàn tay vuông góc với sàn, phần từ khủy tay tới vai vẫn giữ nguyên song song với sàn. Xoắn hai cánh tay lại với nhau, mu bày áp lại với nhau.
- .Vặn bàn tay phải sang bên phải, bàn tay trái vặn sang bên trái. Nâng khuỷu tay lên cao ngang với vai, các ngón tay hướng thẳng lên trần.
Việc kéo dài toàn bộ cánh tay, chân và tất cả các bộ phận cơ thể sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực lên cột sống, giúp giảm nguy cơ chuột rút ở phần thân dưới.
3. Half tortoise (tư thế nửa con rùa)
- Ngồi trên đầu gối, moogn chạm vào gót chân. Hai tay giơ ra phía trước và chắp lại với nhau.
- Thở ra, cúi người về phía trước cho đến khi trán chạm vào thảm tập yoga.- Giữ tư thế này trong 30 giây khi hít thơt bình thường.
- Hít vào, trở lại tư thế ban đầu, đặt tay lên đầu gối và thở ra.
Tư thế này đem lại sự thư giãn cho cơ thể và tâm trí, cũng như giảm căng thẳng lên xương sống.
Nguồn: Mirror/Thirsty
Theo Helino
'Đánh bay' cơn đau bụng 'ngày đèn đỏ' nhờ duy trì những thói quen ăn uống này Trong chu kỳ kinh nguyệt, những cơn đau bụng, đau lưng... khiến bạn mệt mỏi và khó chịu. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên duy trì những thói quen ăn uống sau. Những "ngày đèn đỏ" là lúc cơ thể chị em trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, sức đề kháng suy giảm, cơn đau bụng hoành hành khiến...