Nguyễn Việt Thắng kể về ân nhân Calisto và kỷ niệm ở Porto
Với cựu tiền đạo Nguyễn Việt Thắng, ông Henrique Calisto còn hơn cả một người thầy.
Vị chiến lược gia người Bồ Đào Nha hết trao hy vọng này đến tạo cho anh cơ hội khác. Chuyến sang Porto học việc năm 2004 của cựu tiền đạo này cũng đến từ sự giúp đỡ mang tên Calisto.
“Không có Calisto, không bao giờ Việt Thắng trở lại!”
Cái tên Calisto hiện diện trong những mảnh ký ức quần đùi áo số của cựu tiền đạo Nguyễn Việt Thắng một cách thường trực và vô thức. “Phải khẳng định một điều chắc chắn rằng: Không có Calisto, tôi không bao giờ trở lại với bóng đá đỉnh cao được nữa. Ông đã gieo niềm tin và tạo điều kiện quá nhiều cho tôi”, cựu tiền đạo Việt Thắng nói về HLV Calisto, như một vị ân nhân trong cuộc đời bóng đá của mình.
Cuối năm 2003, Việt Thắng không may vướng vào một bê bối mà anh khẳng định mình oan uổng. Đã có một án cấm thi đấu ở Việt Nam dành cho chàng trai mới 22 tuổi khi ấy. Bằng mối quan hệ và tầm ảnh hưởng của mình, ông Calisto giúp đỡ anh sang Bồ Đào Nha và được tập luyện trong màu áo đội hình B của Porto, trước khi dang tay đón anh về ĐT.LA.
“Tôi bị cấm thi đấu 3 năm, sau đó giảm xuống còn 1 năm rưỡi. Đến khi chỉ còn 2 tháng nữa là có thể thi đấu cho Long An thì tôi lại bị đứt dây chằng đầu gối”, Việt Thắng kể lại. “Ông Calisto lại tác động để tôi sang mổ ở Singapore. Thậm chí ông còn gây sức ép với đội rằng nếu không cho tôi sang phẫu thuật ở đó thì sẽ không làm HLV của Long An nữa.
HLV Calisto căn dặn Việt Thắng trong một buổi tập ở ĐT Việt Nam Ảnh: Minh Tuấn
Bầu Thắng khi ấy hẳn nhiên có lý do để thắc mắc, rằng tại sao HLV Calisto lại tạo điều kiện cho một cầu thủ chưa có đóng góp gì cả như thế. Lúc ấy, tôi giống như một cục nợ của đội, nuôi báo cô. Đưa lên bàn cân so sánh, phẫu thuật ở trong nước chỉ mất 8 triệu đồng, còn sang Singapore, tổng chi phí mất đến hơn 200 triệu! Tôi đã nghĩ Long An lấy tôi về như mua vé số. Tỷ lệ trúng thì thấp mà thua thì nhiều”…
Video đang HOT
Bẵng đi một thời gian, Việt Thắng sau cùng cũng có đủ điều kiện để được làm học trò HLV Calisto ở Long An: “Sau những gì ông ấy đã giúp đỡ, tôi có cảm giác rằng mình sẵn sàng đá sống chết vì ông ấy. Thời điểm đó, các CLB ở V.League thường cho 3 “tây” đá chính và có tới 2 “tây” dự bị. Ở hàng tiền đạo, ngoại binh đều chiếm suất cả. Tôi không nghĩ mình có cơ hội gì khi ấy. Thế mà chính ngoại binh phải ở ngoài để tôi được đá cắm. HLV Calisto thực sự đã trao cho tôi niềm tin và cơ hội để thể hiện mình”.
“Việt Nam! Ok!”
Quay trở lại thời điểm mà Việt Thắng sang Porto, anh kể lại. “Ở thời điểm đó, Việt Nam chưa có tên tuổi gì trên bản đồ bóng đá thế giới. Vậy mà khi tôi qua đến nơi, Phó Chủ tịch CLB Porto ra tận sân bay đón. Như thế cũng là đủ để thấy họ tôn trọng thầy Calisto đến mức nào”.
Anh nói thêm: “Ngày đầu tiên, HLV Domingos Paciencia của Porto B, người sau này về nhì tại Europa League 2010/11 với Braga, đưa ra sơ đồ 4-2-3-1 và hỏi tôi đá được ở đâu trong sơ đồ này. Sau khi biết tôi chơi được tiền đạo cắm và tiền đạo lùi, ông Domingos bảo tôi: “Anh có 3 ngày để thể hiện”. Nhưng qua đến ngày thứ hai, Domingos đã bảo chấp nhận cho tôi ở lại đội”.
“Hồi đó Porto B được phép tập luyện cùng những ngôi sao của đội hình chính Porto. Tôi được tập chung bài đối kháng và bài sút cầu môn với Luis Fabiano (“sát thủ” của Sevilla sau đó – PV). Tôi chỉ biết há hốc mồm vì những gì họ thể hiện, dù mới chỉ trên sân tập thôi, cũng là thực sự khủng khiếp.
Việt Thắng (phải) và Quang Hải nâng cúp vô địch AFF Suzuki Cup 2008
Ngày đầu tôi đến, một số cầu thủ của đội một như Ricardo Quaresma, Luis Fabiano, rồi Victor Baia xuống sân của đội B xem. Thực tình họ muốn tìm hiểu xem cầu thủ đến từ Việt Nam là ai, đá đấm thế nào. Đến lúc tập xong, họ đến vỗ vai tôi và nói: “Viet Nam! OK!”. Bởi trước đó, họ chỉ biết đến Việt Nam qua lịch sử, với những chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chứ không nghĩ mình có thể chơi bóng giỏi”, Việt Thắng chia sẻ.
Từ một cầu thủ tưởng chừng như chẳng còn tương lai khi mới ở tuổi 22, Việt Thắng đã được ân nhân Calisto dang tay cứu lại sự nghiệp, không chỉ ở cấp CLB mà còn là ĐTQG. Để rồi cái kết viên mãn giữa anh và thầy Tô chính là chức vô địch AFF Suzuki Cup 2008.
Việt Thắng khép lại bằng một kỷ niệm đẹp: “Một hôm, ông Calisto hỏi tôi rằng: Tôi có giúp cậu nhiều không? Tôi bảo có. Ông đáp lại: Tôi có giúp cậu thế nào thì cũng không bao giờ bằng cậu tự giúp bản thân mình. Tôi đơn giản là người chỉ cho cậu con đường để đi. Và cậu, đã tự đi và là một người đi rất tốt”.
Người bạn chung phòng đặc biệt
Người cùng phòng với Việt Thắng ở Porto B trong chuyến thử việc hồi 2004 đó là Gonzalo Marronkle. “5 ngày đầu tôi đến, không thấy Gonzalo tập gì. Tôi nghĩ đó chỉ là một cầu thủ dự bị, không có tên tuổi. Nhưng hóa ra, mùa giải ấy, Gonzalo ghi 40 bàn sau 30 trận cho Porto B, suýt nữa được lên đội hình chính. Sau đó, Gonzalo về Việt Nam, là đội trưởng của Hà Nội FC và giành nhiều thành tích lẫy lừng”, Việt Thắng chia sẻ.
Pha cắt tập bất ngờ của ông Tô
Trong một buổi tập ở ĐTLA, Việt Thắng tung một pha dứt điểm ở góc hẹp đưa bóng tung lưới cầu môn. HLV Calisto bất ngờ dừng lại và… sửa lỗi. Việt Thắng kể: “Ông Calisto hỏi tôi: Quả này cậu có thấy Antonio di chuyển ở phía bên kia không? Tôi bảo có. Ông Calisto cho tôi thử sút 10 quả từ góc hẹp xem vào được bao nhiêu lần. Tôi cố gắng cũng chỉ làm được 3 lần. Lúc đấy ông Tô bảo chuyền sang cho Antonio đi. Kết quả là 10 quả vào cả 10. “Vậy bây giờ cậu thích ghi bàn hay thích đội có bàn thắng hơn?”, thầy Tô nhẹ nhàng giáo huấn.
Trí Công
Cựu HLV tuyển Indonesia đăng ảnh cũ "cà khịa" người tiền nhiệm của thầy Park ở tuyển Việt Nam
Mới đây, HLV Simon Mcmenemy đã đăng lại một tấm hình từ kỳ AFF Cup 2010 ghi lại khoảnh khắc trong trận đội tuyển Việt Nam thua Philippines 0-2 ngay trên SVĐ Mỹ Đình.
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc ông Henrique Calisto, HLV đội tuyển Việt Nam khi ấy, từ chối bắt tay ông Simon Mcmenemy, đang làm HLV trưởng đội tuyển Philippines.
Sau khi trận đấu kết thúc, ông Mcmenemy chủ động tiến tới bắt tay HLV Calisto. Tuy nhiên, cựu HLV đội tuyển Việt Nam ra dấu từ chối và đi nhanh vào phòng họp báo. Hành động khi ấy của HLV Calisto được cho là bất lịch sự và gây khó hiểu.
HLV Simon Mcmenemy đăng lại tấm hình HLV Calisto từ chối bắt tay trên tài khoản Twitter.
Tấm hình do nhiếp ảnh gia Quang Minh ghi lại vào ngày 5/12/2010 trong trận đội tuyển Việt Nam thua Philippines 0-2 trên sân nhà Mỹ Đình ở AFF Cup. Ảnh: Quang Minh.
Sau đó 2 ngày, HLV người Bồ Đào Nha lý giải: "HLV Philippines không tôn trọng cầu thủ của tôi nên tôi cũng chẳng cần làm điều đó với ông ta. Tại sao tôi lại phải bắt tay với con người như vậy".
Cụ thể, HLV Simon Mcmenemy đã có hành động quát tháo trọng tài và hậu vệ Đình Đồng của đội tuyển Việt Nam thời điểm đó sau khi một cầu thủ Philippines bị phạm lỗi. HLV Calisto cho biết đã nghe được nội dung không hay từ HLV đối thủ và coi đó là lời xúc phạm tới học trò của mình.
Thời điểm ấy, đội tuyển Việt Nam đang là đương kim vô địch AFF Cup nhưng bị loại ngay từ vòng bảng giải đấu vào năm 2010. Sau đó, HLV Calisto chia tay bóng đá Việt Nam. Đội tuyển Philippines dưới sự dẫn dắt của HLV Simon Mcmenemy thì lọt vào bán kết. Chiến thắng của Philippines trước Việt Nam cũng lọt top 10 sự kiến chấn động của thể thao châu Á năm ấy.
Trên trang cá nhân ở mạng xã hội Twitter, vị HLV này đăng lại tấm ảnh cũ trên theo một trào lưu gợi nhớ quá khứ qua ảnh trong mùa dịch Covid-19. Ông viết: "Nếu bạn là một người làm bóng đá thì nên tham dự thử thách đăng ảnh này. Chỉ cần một tấm ảnh, không cần mô tả gì thêm. Hãy sao chép đoạn văn bản trên vào phần trạng thái của bạn, đăng ảnh và cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc hoặc tấm ảnh tuyệt vời".
Đội tuyển Indonesia do ông Simon Mcmenemy dẫn dắt để thua thầy trò HLV Park Hang-seo 1-3 vào ngày 15/10/2019 tại vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Ảnh: Hiếu Lương.
Năm 2019, HLV Simon Mcmenemy dẫn dắt đội tuyển Indonesia nhưng tạo nên nỗi thất vọng lớn với thành tích toàn thua ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Trong đó, đội tuyển Indonesia thua 1-3 trước Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Park Hang-seo ngay trên sân nhà.
Sau trận đấu, HLV Simon Mcmenemy liên tục bị CĐV Indonesia chỉ trích. Họ đòi ông từ chức hoặc bị sa thải vì thành tích tệ hại của đội nhà. Thậm chí, vị HLV này còn chia sẻ ông có thể bị giết nếu đi ra ngoài ngay lúc ấy.
Vì sao ông Park thành công còn HLV nội thất bại ở tuyển Việt Nam? Từ người mở đường Weigang, vinh quang đầu tiên của Calisto tới thăng hoa dưới thời Park Hang-seo, thành công của các đội tuyển Việt Nam luôn gắn liền với những HLV ngoại. Những dấu ấn lớn nhất lịch sử các đội tuyển Việt Nam đã luôn ghi tên những ông thầy ngoại như Karl-Heinz Weigang, Alfred Riedl, Henrique Calisto và nhất là...