Nguyễn Trọng Long, tân binh của ĐT Việt Nam
Trong danh sách 30 cầu thủ tập trung lên ĐT Việt Nam đợt này, Nguyễn Trọng Long là cái tên mới toanh được HLV Park Hang Seo trao cơ hội. Tiền vệ trung tâm sinh năm 2000 này là ai.
Cái tên hiếm hoi tập trung 4 cấp độ ĐTQG
Không có nhiều cái tên mới mẻ trong danh sách chuẩn bị cho 2 trận đấu với Australia (27/1) và Trung Quốc (1/2) của ĐT Việt Nam được HLV Park Hang Seo công bố chiều 7/1. Nguyễn Trọng Long, cầu thủ người Thanh Hóa đang chơi cho CLB TP.HCM là cái tên mới toanh duy nhất mà nhà cầm quân người Hàn Quốc tạo điều kiện cho lên ĐTQG Việt Nam.
Cũng nhờ vậy, cầu thủ sinh năm 2000 đã có thể điền vào “bản hồ sơ cá nhân” với việc được triệu tập ở đầy đủ 4 cấp độ đội tuyển trong 6 năm qua. Đó là U16 Việt Nam, U18 Việt Nam, U23 Việt Nam và ĐTQG Việt Nam. Trong lứa 1999 – 2001 từng thi đấu cho U16 Việt Nam năm 2016, Trọng Long là cái tên hiếm hoi được triệu tập ở 4 cấp độ đội tuyển.
Tất nhiên, những ký ức đẹp nhất của Trọng Long trước khi lên ĐTQG Việt Nam là ở giai đoạn chơi cho U16 Việt Nam. Cầu thủ thuộc khóa 3 của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF cùng Hữu Thắng, Khắc Khiêm, Duy Khiêm… là những nhân tố chủ lực của Việt Nam trong các giải U16 Đông Nam Á và U16 châu Á giai đoạn đó. Giới chuyên môn đánh giá Trọng Long là mẫu tiền vệ thông minh, thiên về đánh chặn, thu hồi bóng tốt. Ngoài ra, ưu điểm của cầu thủ người Thanh Hóa còn đến từ những pha sút xa có lực và độ chính xác cao.
Song song với đó, Trọng Long còn là cầu thủ có tiếng nói trong phòng thay đồ. Cũng vì tố chất của một thủ lĩnh từ trong lẫn ngoài sân cỏ, Trọng Long đã được HLV Đinh Thế Nam trao tấm băng đội trưởng ở cả giải U16 Đông Nam Á đến U16 châu Á khi ấy.
Video đang HOT
Trọng Long là mẫu tiền vệ thiên về đánh chặn, thu hồi bóng tốt Ảnh: Phan Tùng.
Nỗi buồn từ cái dây chằng
Một năm sau hành trình ở giải U16 Đông Nam Á và châu Á 2016, Trọng Long được HLV Hoàng Anh Tuấn triệu tập lên đội U19 Việt Nam vào năm 2017. Thế nhưng ngay ở giai đoạn đầu rèn quân, tiền vệ người Thanh Hóa đã bị đứt dây chằng chéo trước. Trọng Long mất gần một năm để phẫu thuật và điều trị vật lý trị liệu.
“Chấn thương ập tới thật trớ trêu và không đúng lúc chút nào. Bạn hỏi tôi có từng bao giờ thất vọng, muốn bỏ bóng đá không? Tôi thừa nhận là có. Nhưng tôi tự hỏi mình sẽ sống sao nếu không còn chơi bóng? Bạn bè, thầy cô, gia đình lúc nào cũng dành cho tôi những lời động viên. Ngày ngày nhìn các bạn đeo giày ra sân, tôi cồn cào và đôi chút buồn bã. Tôi tự dặn lòng phải nỗ lực để sớm vượt qua những khó khăn”, Trọng Long chia sẻ khi ấy.
Sau gần 1 năm nỗ lực tập luyện, Trọng Long trở lại màu áo U19 Việt Nam trong chiến dịch hướng tới VCK U19 châu Á 2016. Tiếc rằng, anh và các đồng đội đã không thể tiếp nối thành công như những đàn anh Quang Hải, Đức Chinh, Đình Trọng… Đến năm 2019, Trọng Long có tên trong một số đợt tập trung cho giải tiền SEA Games của U22 Việt Nam. Anh để lại dấu ấn với cú sút xa ngoài vòng cấm đẹp mắt trong trận đấu tập giữa U22 Việt Nam và Viettel. Bẵng đi một năm U23 Việt Nam không thể rèn quân liên tục vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trọng Long được HLV Park Hang Seo cùng trợ lý Kim Han Yoon (người hiện tại làm việc cho Incheon United) gọi lại vào U23 Việt Nam. Việc nhà cầm quân người Hàn Quốc triệu tập tiền vệ 22 tuổi lên ĐTQG Việt Nam lần này cũng nhằm mục đích giúp anh trưởng thành, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn trong tương lai gần.
Vì sao cổ động viên Trung Quốc lo lắng?
Được đánh giá cửa trên nhưng các cổ động viên Trung Quốc lo lắng hết sức khi thầy trò HLV Li Tie đối đầu với thầy trò HLV Park Hang-seo.
HLV Li Tie đang chịu nhiều áp lực. Ảnh China Daily
Theo bảng xếp hạng mới nhất của FIFA, đội tuyển Trung Quốc đứng thứ 75 và đứng thứ 9 châu Á. Xếp hạng quốc tế của Việt Nam là thứ 95 và chỉ đứng thứ 15 ở châu Á. Lịch sử đối đầu đội tuyển bóng đá Trung Quốc đều duy trì thành tích toàn thắng trước đội tuyển Việt Nam.
Quá khứ huy hoàng
Kể từ cuối những năm 1950, Trung Quốc và Việt Nam đã có những cuộc đụng độ bóng đá ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Mặc dù những trận đấu này không có trong hệ thống kỷ lục chính thức của FIFA, nhưng đến giữa những năm 1960, đội tuyển bóng đá quốc gia này Trung Quốc bất bại với 4 trận thắng và 1 trận hòa trước đội tuyển Việt Nam. Thực tế, vào những năm 1950 - 1960, chưa nói đến đội tuyển quốc gia, đội Quảng Đông lúc đó đã toàn thắng cả 3 trận khi đến làm khách trên sân của Việt Nam. Lối chơi kỹ thuật của đội Quảng Đông, Thiên Tân lúc bấy giờ cũng khiến người hâm mộ Việt Nam vô cùng thích thú.
Điều khá ngạc nhiên là CLB Thể Công, đội bóng hàng đầu miền Bắc khi ấy khi sang Trung Quốc, đá 11 trận thì thắng 8, hòa 2, chỉ thua 1. Thể Công đã từng thắng cả CLB Bát Nhất 4-1 ngay trên sân vận động Công Nhân, Bắc Kinh năm 1974. Đây là trận cầu hay nhất lịch sử CLB Thể Công.
ĐT Việt Nam, mọi thứ đã sẵn sàng. Ảnh VFF
Những cuộc đối đầu giữa đội tuyển bóng đá quốc gia 2 nước chính thức được thống kê kể từ năm 1997. Khi đó, tại vòng bảng vòng loại khu vực châu Á của World Cup 1998 tại Pháp, đội tuyển Trung Quốc đã đánh bại Việt Nam với tỷ số 4-0 sân nhà và 3-1 sân khách. Tại vòng loại Asian Cup 2000, Trung Quốc đã dễ dàng đánh bại đội tuyển Việt Nam với tỷ số 2-0. Tại vòng bảng của vòng loại Asian Cup 2011, đội tuyển quốc gia Trung Quốc một lần nữa giành chiến thắng kép trước đội tuyển Việt Nam với tỷ số 6-1, 2-1. Lần cuối cùng hai đội gặp nhau là trận giao hữu được tổ chức tại Vũ Hán vào tháng 6 năm 2012, đội tuyển Trung Quốc đã đánh bại Việt Nam với tỷ số 3-0. Tính ra 24 năm qua, đội tuyển Trung Quốc chưa từng thua Việt Nam, đã thắng cả 6 trận.
Lo lắng hiện tại
Nhưng từ khi ông Park bén duyên với sân cỏ Việt Nam, chúng ta đã giành ngôi Á quân VCK U23 châu Á 2018, lọt vào tốp 4 của Á vận hội tại Indonesia năm đó, đồng thời giành lchức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á 2018. Tại Asian Cup 2019, đội tuyển Việt Nam, với độ tuổi trung bình chỉ 23, đã lọt vào tốp 8. Chưa hết, Việt Nam còn vô địch SEA Games lần đầu tiên sau 60 năm. Việt Nam cũng trở thành đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 12 đội thi đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Nếu như Việt Nam chỉ có duy nhất cầu thủ gốc Việt Đặng Văn Lâm thì HLV Li Tie đã phải gọi 1 cầu thủ người Anh có mẹ là người Trung Quốc và nhập tịch 5 cầu thủ người Brazil, phần lớn đều ngoài 30 tuổi. Các CLB bóng đá chuyên nghiệp đã tiêu tốn hàng triệu USD để thuê thầy ngoại, chiêu mộ các ngôi sao tuổi xế chiều của thế giới nhưng vẫn không nâng được chất lượng giải vô địch quốc gia.
Các cầu thủ Trung quốc sẽ tập trung chơi bóng bổng. Ảnh Sohu
Việc đội tuyển Trung Quốc chủ yếu dựa vào các cầu thủ sinh trước năm 1995, trong khi đội tuyển Việt Nam về cơ bản dựa trên các cầu thủ sinh sau năm 1995 cho thấy sự khác biệt. Cuối năm 2019, đội tuyển U22 Việt Nam và U18 Việt Nam đã lần lượt đánh bại đội tuyển Olympic Quốc gia Trung Quốc do Hiddink dẫn dắt và đội tuyển trẻ Quốc gia Trung Quốc do Qu Bo dẫn dắt.
Đặc biệt đối với đội tuyển U22 Việt Nam, có 5 cầu thủ đang thuộc đội tuyển quốc gia Việt Nam hiện tại. Không còn nghi ngờ gì nữa, đội tuyển Trung Quốc lúc này không còn dễ dàng đè bẹp đội tuyển Việt Nam như trong quá khứ. Điều này khiến cho các cổ động viên Trung Quốc lo lắng mọi việc sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu như không có 3 điểm trong trận đấu với đội tuyển Việt Nam.
Điểm mặt 2 tiền vệ được HLV Park Hang-seo triệu tập bổ sung lên U22 Việt Nam Hai cầu thủ là Tẩy Văn Toàn (Sài Gòn) và Nguyễn Trọng Long (TP.HCM) được thầy Park gọi bổ sung lên U22 Việt Nam đã có mặt hội quân chiều 10/5. Sau khi công bố bản danh sách U22 Việt Nam, HLV Park Hang-seo đã triệu tập bổ sung tiền vệ Tẩy Văn Toàn (CLB Sài Gòn) và tiền vệ Nguyễn Trọng Long...