Nguyên Tổng Giám đốc Nhà máy Đóng tàu Bến Thủy mất tích bí ẩn
Ông Đào Văn Lợi, một doanh nhân nổi tiếng ở Xứ Nghệ, từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Bến Thủy (thuộc Vinashin) được người nhà cho biết mất liên lạc từ chiều tối 28/9 qua cho đến nay.
Theo thông tin từ người nhà ông Lợi kể: Vào khoảng 18h 20 phút chiều hôm qua (28.9), ông Lợi ra khỏi nhà và mất liên lạc. Trước đó, đã có một nhóm “người lạ ” gọi điện đe dọa ông Lợi vì những mối quan hệ làm ăn gì đó. Người nhà ông, đã tìm nhiều nơi và tìm mọi cách liên lạc nhưng không thể biết được ông Lợi hiện đang ở đâu, họ lo tính mạng ông ấy bị đe dọa.
Sau đó, người nhà ông Lợi trình báo sự việc với cơ quan chức năng.
Ông Đào Văn Lợi (đứng hàng đầu, thứ hai từ phải sang) Khi đang còn đương chức Tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu Bến Thủy
Chiều tối 29/9, Đại tá Mai Chiến Thắng, Phó trưởng công an Thành phố Vinh cho biết: Đêm qua, gia đình ông Đào Văn Lợi có đến báo tại Công an thành phố về việc ông Lợi cùng lái xe đi ăn tối, sau đó không liên lạc được, nghi bị bắt cóc. Chúng tôi đang tiến hành xác minh, rà soát. Còn thông tin bí mật nghiệp vụ điều tra chúng tôi không thể thông tin cho báo chí được.
Phóng viên liên hệ qua số điện thoại riêng của ông Lợi 0915…999, thì điên thoại tắt liên lạc.
Video đang HOT
Được biết, ông Đào Văn Lợi sinh năm 1964, thường trú tại xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Năm 2007, ông Lợi vào tập đoàn Vinashin bằng việc góp một tỷ đồng tiền vốn. Năm 2011, ông được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Bến Thủy (thuộc Vinashin). Doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, đến năm 2013 ông Lợi đã viết đơn xin nghỉ và đầu tư vào một Cty khác ở TP.Vinh.
PVMT
Theo_Người Đưa Tin
Tổng giám đốc Cienco 8 rời ghế, xin nghỉ hưu sớm
Các lãnh đạo giữ những vị trí chủ chốt như Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Cienco 8 đều đã và đang xin từ chức.
Báo Đầu tư đưa tin, hiện đã có ông Phạm Xuân Thủy chính thức rời chức vụ Tổng giám đốc. Chủ tịch HĐQT đương nhiệm là ông Vũ Cao Đàm nhiều khả năng cũng sẽ rời Cienco8 để về lại vị trí cũ là Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Trao đổi thêm ông Thủy cho biết, ông cùng với Chủ tịch HĐQT Vũ Cao Đàm đã ký văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép rút luôn cả vị trí người đại diện phần vốn nhà nước còn lại Tổng công ty này.
"Trước khi nhận chức vụ, tôi có nói với Bộ trưởng Đinh La Thăng là sẽ làm hết sức mình và nếu có nhà đầu tư nào chấp nhận mua cổ phần nhà nước để nắm chi phối tôi sẵn lòng thôi làm tổng giám đốc ", ông Thủy tâm sự.
Khác với ông Đàm, ông Thủy sẽ rời hẳn "nhà nước", xin nghỉ hưu sớm để ra làm riêng dù vẫn được "người mới" mời ở lại.
Được biết, người sẽ tiếp nhận 2 ghế lãnh đạo cao nhất tại Cienco 8 - doanh nghiệp từng bị cho là làm ăn kém cỏi nhất trong số các Cienco giao thông là ông Lương Minh Tường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình).
Ông Phạm Xuân Thủy - Tổng giám đốc Cienco 8
Trước đó, vào cuối tháng 8/2015, Phúc Lộc và 2 cá nhân của tập đoàn đã hoàn tất việc mua vốn nhà nước và từ các cổ đông chiến lược với tổng cộng 51,99% tổng số cổ phần tại Cienco 8.
Trong văn bản đề nghị Bộ GTVT giao ông Tường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cienco 8, Tập đoàn Phúc Lộc cam kết sẽ mua lại toàn bộ phần vốn còn lại của nhà nước (khoảng 10,8 triệu cổ phần, tương đương 40,7% với giá trị là 108,6 tỷ đồng) sau khi hoàn tất quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mặt khác, ngoài Cienco 8, Chủ tịch Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) Nguyễn Huy Hiền cũng vừa chia tay doanh nghiệp để điều chuyển về bộ chủ quản, giữ chức Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
Trước đó, một loạt chủ tịch, tổng giám đốc đã phải ra đi ngay khi bán xong phần vốn nhà nước cho các nhà đầu tư. Điển hình như tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, khi cả hai lãnh đạo cao nhất đều sớm nói lời từ biệt.
Tháng 8, một lãnh đạo cao cấp khác của đơn vị này là Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc Khương Thế Duy cũng rời công ty này để làm Phó cục trưởng Cục Đường sắt.
Như vậy, sau 20 tháng đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông, đã có 12 lãnh đạo các tổng công ty phải thay đổi vị trí công tác.
Những người được Bộ trưởng Thăng đánh giá là "hoàn thành nhiệm vụ" cổ phần hóa nên được điều chuyển về Bộ làm công tác. Tuy nhiên, cũng có người bị thay đổi vị trí do chậm trễ trong các nhiệm vụ cổ phần hóa.
Bộ trưởng Thăng khẳng định: "Chỉ có cổ phần hóa một cách triệt để mới có thể làm thay đổi bản chất quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh".
Theobaodatviet.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Lật tàu tại Hàn Quốc, ít nhất 8 người thiệt mạng Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sáng 6/9 đã cứu sống 3 người, tìm thấy 8 thi thể trong khi vẫn còn nhiều người khác mất tích trong vụ lật tàu cá ở bờ biển phía Nam Lực lượng cứu hộ tiếp cận con tàu bị chìm ở gần đảo Jeju. (Ảnh:Xinhua) Một trong những người sống sót cho biết động...