Nguyên Tổng Giám đốc Công ty dược Sài Gòn lãnh 12 năm tù
Theo HĐXX, hành vi của nguyên Tổng Giám đốc Công ty dược Sài Gòn – Sapharco vượt quá quyền hạn, tạo điều kiện cho đồng bọn chiếm đoạt 63 tỷ đồng của Sapharco.
Bị cáo Lê Minh Trí (nguyên Tổng Giám đốc Công ty dược Sài Gòn (viết tắt là Sapharco – doanh nghiện 100% vốn Nhà nước) bị tuyên 12 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong khi đó, các đồng phạm của Trí trong vụ án là Nguyễn Hồng Thu (SN 1966) bị tuyên mức án chung thân và bị cáo Vũ Duy Quyền (SN 1967) mức án 15 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. HĐXX cũng buộc bị cáo Thu bồi thường 63 tỷ đồng cho Sapharco.
Sau gần 1 tuần xét xử và nghị án, ngày 18/5, phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Sapharco tiếp tục với phần tuyên án.
Các bị cáo trước vành móng ngựa (Ảnh: Tân Châu)
Theo nội dung bản án, Lê Minh Trí được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Sapharco từ tháng 7/2010, còn Nguyễn Hồng Thu đứng ra thành lập 2 Công ty Tiến Phúc và Khang Phúc rồi thuê Vũ Duy Quyền làm giám đốc.
HĐXX xác định, Lê Minh Trí đã làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế như để cho Nguyễn Hồng Thu và Vũ Duy Quyền lấy danh nghĩa Công ty Tiến Phúc là công ty tư nhân quan hệ với khách hàng nước ngoài mua về để tiêu thụ tại Việt Nam. Do không có chức năng nhập khẩu hàng nên công ty Sapharco nhập ủy thác. Trí đã không ký hợp đồng ủy thác để hưởng phí theo qui định mà cho ký hợp đồng mua bán trực tiếp thay công ty Tiến Phúc chịu trách nhiệm thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài, khi hàng về Việt Nam, lại giao lại cho Nguyễn Hồng Thu bán trả chậm mà không có tài sản thế chấp hoặc các biện pháp đảm bảo. Lê Minh Trí cũng cho Nguyễn Hồng Thu vay tiền để lấy lãi với danh nghĩa hỗ trợ vốn để thanh toán tiền cho các nhà cung cấp nước ngoài và cũng không có tài sản thế chấp…
Video đang HOT
Theo đại diện VKS, hành vi của Lê Minh Trí đã tạo điều kiện cho Nguyễn Hồng Thu chiếm đoạt được tiền của Công ty Sapharco, đồng thời phát sinh từ các sai phạm này dẫn đến Thu và Công ty Phúc Tiến nợ Công ty Sapharco thuế, phí, lãi suất và không có khả năng chi trả…
Nguyên Tổng Giám đốc Dược Sài Gòn lĩnh án nhẹ hơn so với đồng phạm (Ảnh: Tân Châu)
Nguyễn Hồng Thu là người thành lập, điều hành hoạt động của Công ty Tiến phúc và Công ty Khang Phúc. Thu đã lợi dụng các việc làm sai trái của Lê Minh Trí và với sự giúp sức của Vũ Duy Quyền đã lừa đảo chiếm đoạt được tiền của Công ty Sapharco. Cũng theo VKS, mặc dù không có sự đồng ý của nhà cung cấp nước ngoài, thế nhưng Thu đã chỉ đạo Quyền tạo dựng 4 văn bản xác nhận điều kiện thanh tóa giả của công ty nước ngoài để thông qua 41 hợp đồng ngoại thương lừa đảo, chiếm đoạt của Sapharco…
Vũ Duy Quyền được Nguyễn Hồng Thu thuê làm giám đốc Công ty Tiến Phúc. Quyền cũng là đại diện duy nhất của 1 công ty nước ngoài, được công ty này ủy quyền, giao sử dụng con dấu để thực hiện giao dịch với các đối tác. Để Sapharco tin tưởng, Quyền đã soạn thảo các văn bản thỏa thuận và giấy xác nhận điều kiện thanh toán của công ty nước ngoài rồi ký tên giả chữ ký của công này…
Như vậy, sau nhiều lần lên lịch xét xử nhưng đều hoãn vì nhiều lý do, nay phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Minh Trí, cùng 2 đồng phạm trong vụ án kinh tế lớn nhất của TPHCM những năm gần đây nay đã được xét xử công khai với bản án đã tuyên.
Công Quang
Theo Dantri
Trung Quốc tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự
Trung Quốc đã tăng cường bảo vệ các căn cứ quân sự trong bối cảnh an ninh của các căn cứ này đang bị đe dọa bởi các cao ốc xây dựng trái phép và các du khách giả danh tìm cách tiếp cận các địa điểm nhạy cảm để do thám, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
(Ảnh minh họa)
Trong một báo cáo được công bố tại cuộc họp của một ủy ban quốc hội hôm 27/6, Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc cho hay nhiều trong số các khu vực quân sự của nước này đã bị tình báo nước ngoài điều tra.
Nhật báo chính thức của quân đội Trung Quốc dẫn lời một cố vấn quân sự cho biết cũng xảy ra các vụ xâm nhập vô hại tại các khu vực cấm, như việc các ngư dân đi lạc vào các vùng giới hạn quân sự.
Tờ China Daily ngày 2/7 dẫn lời các quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc nói rằng chỉ một nhóm nhỏ trong số 4.800 cơ quan quân sự và chính quyền địa phương, vốn có nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ như vậy, hiện đang làm tốt công việc được giao.
"Các công ty giả danh hoặc các công ty du lịch thường bị các thực thể nước ngoài sử dụng làm bình phong để tiếp cận các căn cứ nhạy cảm của Trung Quốc với mục đích thu thập các bí mật quân sự", ông Song Xinfei, một quan chức quân đội, cho biết.
China Daily cũng cho hay, một chính quyền trên đảo Hải Nam ở miền nam Trung Quốc thậm chí đã cho phép một công ty nước ngoài xây dựng các biệt thự bên trong một căn cứ quân sự.
Các căn cứ không quân cũng bị đe dọa bởi các tòa nhà cao tầng được xây quá gần các địa điểm bay an toàn, tờ báo cho biết thêm.
"Có hơn 1.000 tòa nhà vượt quá độ cao cho phép bên trong chu vi an toàn bay của các căn cứ không quân, dẫn tới việc gần 20 căn cứ bị đóng cửa và khoảng 100 tai nạn", Shan Shaoli, một quan chức khác, nói.
Chính phủ Trung Quốc hi vọng có thể giải quyết các vấn đề trên bằng việc thông qua một một bộ luật nhằm bảo vệ các căn cứ quân sự.
China Daily cho biết, bộ luật trên đã được một ủy ban của quốc hội thông qua hồi tuần trước và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.
An Bình
Theo Dantri/China Daily
Hẹn hò 1 tháng đã đòi cưới Chúng tôi hẹn hò trong 1 tháng, 5 ngày sau anh hẹn ăn tối và bất ngờ cầu hôn tôi. Mặc dù cả hai đều rất hợp nhau, nhưng tôi vẫn hoang mang. Tôi thật sự cần một lời khuyên! Tôi năm nay 27 tuổi - tuổi Dần. Tôi thuộc tuýp phụ nữ hiện đại, tự lập. Đang làm marketing cho một Công...