Nguyên Tổng Bí thư gửi tham luận chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam
Ngày 21.12, Bộ Quốc phòng tổ chức buổi họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia:”40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng” (7.1.1979- 7.1.2019).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (ảnh L.K).
Đại tá Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn, Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết, hội thảo sẽ làm rõ tầm vóc, vai trò ý nghĩa lịch sử của chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam của quân và dân ta, tinh thần liên minh đoàn kết chiến đấu của hai quân đội, hai dân tộc Việt Nam-Campuchia trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Góp phần tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần quốc tế trong sáng, tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh của quân đội hai nước trong thời kỳ mới, cũng như phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Theo Đại tá Trương Mai Hương, Phó Viện trưởng Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho biết, hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 28.12.2018 tại tỉnh An Giang với sự tham dự của 350 đại biểu. Tính đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được 88 bài tham luận, trong đó có bài của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Video đang HOT
Quân đội Nhân dân Việt Nam phản kích trên chiến trường biên giới Tây Nam (ảnh tư liệu của TTXVN).
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người trưởng thành và gắn bó cuộc đời với Quân đội. Ông là sĩ quan chỉ huy của Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia trong một thời gian dài. Sau khi Quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, ông Lê Khả Phiêu về công tác tại Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ năm 1997 -2001, ông là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trở lại với kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, theo Đại tá Hương, việc tổ chức hội thảo nhằm tiếp tục khẳng định và làm rõ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và nhà nước ta trong quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Chủ trương, quan điểm chiến lược nhất quán của Đảng trong việc giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng theo tư tưởng Hồ Chí Minh “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”.
Hội thảo cũng sẽ nêu bật lên quá trình xây dựng, tổ chức lực lượng, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã đem lại chiến thắng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, là bước ngoặt lịch sử góp phần mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội trên đất nước Việt Nam và Campuchia.
Theo Danviet
Ông Lê Khả Phiêu nói gì về việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, một người giữ chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là cách lựa chọn tốt. Cách làm như vậy sẽ càng thúc đẩy công việc thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (ảnh PV).
Trao đổi với PV Dân Việt, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhớ lại, cách đây gần 20 năm việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã được đưa lấy ý kiến. "Thời điểm này dư luận từ các vị cán bộ lão thành phản đối. Họ nói truyền thống của Đảng ta như thế, tại sao lại học ở đâu. Mấy lần tôi thăm dò thấy dư luận nơi này, nơi kia đều phản ứng, không đồng tình. Có người còn cho rằng làm như vậy là hỏng Đảng, họ nói người giữ hai chức vụ cao như vậy sẽ quyền uy, rồi thế này, thế kia. Tôi mới nói lại với một số người, để một người giữ một chức thì vẫn có thể xảy ra độc đoán, chuyên quyền nếu như người cán bộ đó được lựa chọn không tốt, thiếu việc giám sát, kiểm tra chứ không người giữ hai chức vụ mới xảy ra chuyện như vậy", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kể.
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, việc một người giữ chức Bí thư, Chủ tịch, chúng ta đã thí điểm ở cơ sở. Có nơi xã đã làm, có nơi huyện đã làm, mặc dù làm chưa được nhiều nhưng có thể thấy đã đem lại kết quả tích cực. "Điều quan trọng nhất là chất lượng của người cán bộ đứng đầu. Người đó phải có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Chính vì thế công tác đào tạo cán bộ, lựa chọn cán bộ hết sức quan trọng, phải làm đến nơi, đến chốn, quy chế đưa họ lên giữ chức vụ phải đảm bảo, như vậy sẽ phát huy tác dụng. Nếu chuẩn bị cán bộ sơ sài, chất lượng cán bộ thấp, lại ở vào trường hợp người hám quyền lực khi họ giữ cả hai chức thì rất nguy hiểm", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói.
Nói về việc người giữ cả hai chức vụ lãnh đạo cao nhất, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng, chất lượng cán bộ của đồng chí làm Tổng Bí thư thì có thể làm luôn Chủ tịch nước vẫn được. Ông cho rằng đến nay trình độ cán bộ nói chung cũng như cán bộ lãnh đạo cấp cao nói riêng đã được nâng lên nhiều, về bằng cấp tương đối đồng đều.
Về giám sát quyền lực, theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chúng ta có cả cơ chế giám sát của tổ chức Đảng nói chung, trong đó có cơ chế giám sát đảng viên, cơ chế giám sát của Trung ương... "Trong công tác lãnh đạo, điều hành, người cán bộ nào mà tỏ ra chuyên quyền, độc đoán, mắc vi phạm khuyết điểm thì bị tổ chức thay ngay chứ không bao giờ để", nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói.
Theo ông, để giám sát tốt quyền lực thì cơ chế giám sát càng phải rõ ràng, chặt chẽ vừa để cho người giữ hai chức vụ lãnh đạo làm đúng chức năng nhiệm vụ, vừa không thể độc đoán, chuyên quyền. Cơ chế đó phải làm cho người cán bộ lãnh đạo không thể có tiêu cực (nghĩa là muốn làm cũng không được), không dám (nghĩa là sợ), đó là sự ràng buộc trách nhiệm, kiểm soát quyền lực.
Tại buổi tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử số 1 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Nội (sáng 8.10), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau. Nói kiêm thì vai nào là chính, vai nào là phụ, cũng không nên nói "nhất thể hóa" vì không phải nhất thể hóa.
Tổng Bí thư cho biết: Việc này xuất phát từ tình huống không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời, hiện giờ khuyết chức danh này và cần phải có người làm ngay. Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận nhiều phương án, quá trình thảo luận diễn ra rất dân chủ, rất trách nhiệm, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Việc này bước đầu dư luận trong nước, quốc tế đều đồng tình, ủng hộ. Cá nhân tôi xin trân trọng cảm ơn và sẽ tùy thuộc vào kết quả Quốc hội bầu, lúc bấy giờ có gì sẽ hứa sau.
Theo Danviet
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói về "anh Mười" cố vấn "Tôi chưa từng có can thiệp gì vào việc chính sự sau khi nghỉ, anh Mười cũng không. Trước đây, người ta sợ anh ấy can chính nhưng không phải, anh ấy không can thiệp, áp đặt gì. Bao lâu rồi, mỗi khi gặp tôi, hỏi tình hình thực tế, anh ấy cũng chỉ luôn một câu "Phiêu ơi, công nghiệp nặng giờ...