Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhận huy hiệu 55 năm tuổi Đảng
Sáng 8/12/2014, tại TPHCM, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ đã tổ chức trang trọng Lễ trao tặng Huy hiệu 55 tuổi đảng cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo một số Bộ, ngành và TPHCM tham dự buổi lễ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng trao huy hiệu 55 tuổi Đảng cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933 tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng từ năm 1947 khi mới 14 tuổi và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/7/1959. Sau ngày đất nước thống nhất, ông lần lượt giữ các cương vị Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch rồi Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI. Năm 1989, ông được phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; năm 1991 được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. Từ năm 1997 đến năm 2006, ông giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trân trọng trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đánh dấu một chặng đường ông đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng như gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp các mạng của Đảng và dân tộc.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chúc mừng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng; là sự ghi nhận một lần nữa của Đảng đối với những cống hiến, công lao to lớn của đồng chí đối cho sự nghiệp các mạng của Đảng và dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã tham gia cách mạng từ rất sớm; đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ở Trung ương cũng như ở TPHCM. Ghi nhận, đánh giá cao công lao, sự đóng góp, cống hiến của ông, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng ông nhiều huân chương, huy chương và phần thưởng cao quý.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải luôn mạnh khỏe, trường thọ và bằng kinh nghiệm phong phú của mình, ông sẽ tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc hết sức mình, nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng với niềm tin, sự mong đợi của những người đi trước.
Phát biểu tại buổi Lễ, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ vinh dự được trao tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng – phần thưởng cao quý thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với cá nhân mình. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định sẽ giữ trọn lời thề trước Đảng, đồng thời với kinh nghiệm của mình sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
P.Thảo
Theo Dantri
Chốt phương án lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, 1 lần/nhiệm kỳ
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ Quốc hội sẽ kết nối kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo.
Trước đó, 2 nội dung quan trọng của Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm (sửa đổi) về thời hạn, thời điểm lấy phiếu và mức độ tín nhiệm này đã được UB Thường vụ Quốc hội báo cáo giải trình cụ thể.
Về tần suất lấy phiếu, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến tán thành với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết (lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ vào cuối năm thứ 3).
UB Thường vụ Quốc hội cũng ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng, thời hạn lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ là không phù hợp, đề nghị quy định lấy phiếu tín nhiệm 2 lần/nhiệm kỳ, lần thứ nhất vào cuối năm thứ 2 (hoặc đầu năm thứ 3), lần thứ hai vào cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ Quốc hội, HĐND.
Cơ quan giải trình phân tích, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ Quốc hội ngoài việc khắc phục những hạn chế của cơ chế lấy phiếu tín nhiệm hằng năm theo quy định hiện hành, còn có thuận lợi là sẽ kết nối kết quả lấy phiếu tín nhiệm với việc xem xét, đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ của các tổ chức Đảng, làm cơ sở cho việc quy hoạch, chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo.
Quy định lấy phiếu tín nhiệm một lần/nhiệm kỳ, theo đó, sẽ tạo sự đồng bộ với quy định về thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong cả hệ thống chính trị theo tinh thần kết luận tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI).
Với 2 lý do đưa ra, UB Thường vụ đề nghị Quốc hội chấp thuận quy định chỉ lấy phiếu tín nhiệm 1 lần/nhiệm kỳ như thể hiện trong Nghị quyết.
Về mức độ tín nhiệm, ngoài ý kiến tán thành duy trì 3 mức độ tín nhiệm như hiện nay, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đề nghị quy định 2 mức độ tín nhiệm là: "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" Ý kiến khác đề nghị quy định 2 mức độ tín nhiệm là "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" nhưng trong "tín nhiệm" thì có 2 mức là "tín nhiệm" và "tín nhiệm cao".
UB Thường vụ bảo lưu lập luận, quy định 3 mức độ tín nhiệm nhằm phân biệt rõ tính chất khác nhau giữa việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm nhằm xác định hệ quả của hoạt động này, xem đây là một bước chuẩn bị trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ.
Cơ quan giải trình cũng nhấn mạnh, theo quy định thì việc bỏ phiếu tín nhiệm có 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm và cũng không quy định số lần bỏ phiếu trong một nhiệm kỳ.
Qua hai lần lấy phiếu tín nhiệm vừa qua tại Quốc hội, theo UB Thường vụ, việc đại biểu Quốc hội thể hiện tín nhiệm theo 3 mức về cơ bản đã phản ánh sự đánh giá thận trọng, công tâm, khách quan của đại biểu đối với những người được Quốc hội bầu, phê chuẩn. Đây là sự động viên, khích lệ tích cực để người được lấy phiếu tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, đồng thời cũng là sự nhắc nhở, cảnh báo giúp họ sửa chữa kịp thời những hạn chế, yếu kém trong công tác.
Do đó, quy định về 3 mức độ tín nhiệm đã được giữ nguyên, đưa ra Quốc hội để biểu quyết thông qua, theo đúng tinh thần Kết luận tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI).
Từ nội dung này, việc xử lý hệ quả đối với người không được tín nhiệm cũng được chú trọng ở quy trình, thủ tục từ chức, miễn nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người giữ chức vụ.
Có ý kiến cho rằng, quy định về từ chức chỉ quy định để áp dụng đối với trường hợp Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm là chưa đầy đủ. Hướng ý kiến này đề nghị quy định chung việc từ chức trong lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.
UB thường vụ Quốc hội nhận định, việc từ chức, miễn nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người giữ chức đã được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội và sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là một trong các lý do dẫn đến việc người giữ chức vụ từ chức, bị miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm. Để tránh trùng lặp trong việc quy định lại các nội dung của luật, quy định về quy trình, thủ tục từ chức, miễn nhiệm không được quy định trong Nghị quyết này.
Người được lấy phiếu phải kê khai tài sản Với ý kiến đề nghị bổ sung quy định người được lấy phiếu tín nhiệm phải kê khai tài sản, thu nhập và cân nhắc việc quy định về thời gian xác minh, làm rõ những vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm, UB Thường vụ Quốc hội đã đồng ý tiếp thu. Theo đó, dự thảo Nghị quyết đã được bổ sung nội dung kê khai tài sản, thu nhập cá nhân vào khoản 3 Điều 6 và nhận sự tán thành cao của Quốc hội.
P.Thảo
Theo Dantri
Hồ Tây rực sáng trong đêm hoa đăng Tối qua (10/10), kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô và 15 năm Hà Nội được LHQ tôn vinh thành phố vì hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đêm hội hoa đăng với chủ đề "Phật quang phổ chiếu, Tỏa sáng hòa bình" tại chùa Trấn Quốc, Hà Nội. Đêm hội hoa đăng do Trung ương Giáo...