Nguyên thủ nước đồng minh “không ưa” ông Trump nhất nói gì về ông Biden?
Niềm tin của người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh – nguyên thủ cường quốc hàng đầu châu Âu – với nước Mỹ đã bị lung lay mạnh mẽ kể từ khi ông Trump đắc cử Tổng thống năm 2016, theo CNN.
Thủ tướng Đức Merkel tỏ ra căng thẳng với ông Trump trong hội nghị G7 năm 2018 (ảnh: CNN)
Nhiều chuyên gia từng nhận xét rằng, nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 chứ không phải ông Trump, bà Angela Merkel đã không chọn tranh cử nhiệm kỳ Thủ tướng Đức lần thứ 4 mà về quê dưỡng già.
Tư tưởng bảo vệ đa phương hóa của bà Merkel được cho là khác biệt hoàn toàn với ông Trump – người luôn nhấn mạnh “nước Mỹ trên hết”.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump đã chỉ trích Đức không chịu đóng góp nhiều tiền hơn cho NATO, duy trì mối quan hệ “gần gũi” với Nga, Trung Quốc. Đặc biệt quyết định rút hàng nghìn binh sĩ Mỹ khỏi Đức của ông Trump được nhận xét là để “dằn mặt” bà Merkel.
Thủ tướng Đức cũng từ chối lời mời tới Mỹ tham gia hội nghị G7 do ông Trump kêu gọi với lý do “sợ dịch Covid-19″.
Bà Merkel là lãnh đạo châu Âu “không ưa” ông Trump nhất. Ngược lại, Tổng thống Mỹ cũng không thích sự cứng cỏi của bà Merkel khi Thủ tướng Đức đứng ra bảo vệ các giá trị truyền thống của quan hệ Mỹ – châu Âu, theo CNN.
Video đang HOT
Năm nay, bà Merkel có thể cảm thấy “nhẹ nhõm” hơn khi biết tin ông Biden đắc cử.
“Ông Biden có hàng thập kỷ kinh nghiệm về chính sách đối nội và đối ngoại. Ông ấy hiểu rõ nước Đức, hiểu rõ châu Âu”, bà Merkel dành những “lời có cánh” cho ông Biden trên sóng truyền hình quốc gia.
Bà Merkel dành nhiều niềm tin cho ông Biden (ảnh: CNN)
Bà Merkel cho rằng, Mỹ sẽ trở lại là nhà lãnh đạo toàn cầu thực thụ để giải quyết “những thách thức lớn nhất trong thời đại của chúng ta” như dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, khủng bố, khủng hoảng kinh tế.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh, dưới thời ông Biden, Mỹ sẽ một lần nữa “sát cánh” cùng châu Âu.
“Người Đức và châu Âu hiểu rằng, chúng tôi phải gánh vác nhiều hơn cho quan hệ đối tác với Mỹ. Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của Đức. Tôi thực sự mong đợi nhiều hơn các nỗ lực để bảo đảm an ninh Mỹ – Đức và bảo vệ giá trị chung”, bà Merkel nói, dường như đề cập đến việc Đức sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho NATO sau khi ông Biden đắc cử.
Bà Merkel cho biết mình không còn kế hoạch tái tranh cử Thủ tướng Đức nữa.
Bà Merkel được cho là nữ Thủ tướng thành công nhất thế giới khi giúp nước Đức phát triển kinh tế ổn định, giữ vững vị thế, đặc biệt là thể hiện khả năng lãnh đạo trong dịch Covid-19.
Đức là một trong những quốc gia châu Âu hiếm hoi được nhận xét là đối phó với dịch Covid-19 thành công.
Ông Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng, TQ lo ngại về nguy cơ xung đột?
Việc ông Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper được cho là ngày càng khiến Trung Quốc lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự với Mỹ, cũng như khả năng Lầu Năm Góc sẽ cứng rắn hơn trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, theo các nhà phân tích.
Ông Mark Esper bị ông Trump sa thải vào ngày 9.11.
Theo SCMP, việc ông Esper bị sa thải là điều được đồn đoán từ trước, vì có mâu thuẫn với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng Bắc Kinh có lý do để lo ngại vì ông Esper là quan chức luôn sẵn sàng liên lạc.
Trong khi đó, ông Trump bổ nhiệm Christopher Miller là Quyền Bộ trưởng Quốc phòng, cũng là một điều đáng ngại.
"Miller là người rất cứng rắn, từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, rất thành thạo trong chiến thuật tấn công bất ngờ và các chiến thuật mạo hiểm", Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, nói với SCMP.
Ông Zhou nói Trung Quốc lo ngại về "nguy cơ đụng độ quân sự", vì Mỹ ngày càng mở rộng quan hệ với Đài Loan. Ông Esper "ổn định" hơn và Bắc Kinh đã quen làm việc với ông Esper. Trong khi đó, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Miller được dự đoán sẽ có động thái cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Tháng trước, Lầu Năm Góc phủ nhận thông tin rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể phát động tấn công chớp nhoáng Trung Quốc ở Biển Đông.
Hôm 9.11, thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu huấn luyện binh sĩ Đài Loan trong chương trình kéo dài 4 tuần, để giúp đối tác nâng cao khả năng chiến đấu. Lính thủy đánh bộ Mỹ đến Đài Loan đã trải qua 2 tuần cách ly, nghĩa là quyết định trên được đưa ra trước khi ông Trump sa thải ông Esper.
Một nguồn tin gần gũi với quân đội Trung Quốc, nói Bắc Kinh coi sự xuất hiện của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Đài Loan là một thách thức rõ ràng, làm tăng nguy cơ xung đột.
"Rất nguy hiểm khi quân đội Mỹ có thể khuyến khích lãnh đạo Đài Loan có những bước đi liều lĩnh", nguồn tin cho biết. "Giới lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về khả năng quân đội Mỹ liều lĩnh, gây ra xung đột không đáng có với quân đội Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông, sau khi ông Esper bị sa thải".
Lần gần nhất xảy ra đụng độ chết người giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc là vào năm 2001. Phi công Trung Quốc điều khiển chiến đấu cơ J-8 thiệt mạng sau khi va chạm với máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ.
Ở thời điểm đó, Lầu Năm Góc trao quyền cho các thuyền trưởng tàu chiến, toàn quyền sử dụng vũ lực nếu phải đối mặt với các mối đe dọa.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, 55 tuổi, tốt nghiệp Đại học George Washington và Đại học Hải Chiến Mỹ. Ông từng phục vụ trong quân ngũ từ năm 1983-2004, gần đây là phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các hoạt động đặc biệt và chống khủng bố.
Ông từng tham gia sứ mệnh chiến đấu ở Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003.
Tuy vậy, một số nhà phân tích cho rằng, ông Miller nắm quyền ở Lầu Năm Góc giữa lúc nước Mỹ sắp có tân Tổng thống. "Tôi không nghĩ Miller có thể làm điều gì đó to lớn trong 2 tháng tới", Drew Thompson, cựu quan chức quốc phòng Mỹ, nói. "Nhiệm vụ của ông ấy là đảm bảo chuyển giao quyền lực suôn sẻ và giúp người kế nhiệm thành công".
Trump có thể rời khỏi Mỹ để tránh bị điều tra sau khi mãn nhiệm Một chuyên gia hàng đầu người Anh về Mỹ quan ngại Tổng thống Donald Trump có thể rời khỏi Mỹ sau thất bại trước Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 để tránh các cuộc điều tra nhắm vào ông. Tổng thống Mỹ Donald Trump Theo Express, ông Timothy Snyder, giáo sư lịch sử tại Đại học Yale xem ông Trump...