Nguyên thủ đầu tiên mắc Covid-19: Vì sao đứng đầu hoàng gia cai trị nước mà không phải vua?
Thân vương Labert II hiện là nguyên thủ quốc gia đại diện cho công quốc Monaco, vùng lãnh thổ nhỏ bé chỉ có vỏn vẹn 40.000 dân ở châu Âu.
Thân vương Monaco cùng vợ và hai con nhỏ.
Thân vương Albert II hiện là người trực tiếp cai quản công quốc Monaco. Hôm 19.3, hoàng gia Monaco xác nhận thông tin thân vương dương tính với virus Corona và hiện đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Monaco hiện là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Ước tính số lượng triệu phú chiếm 33% dân số đất nước. Thân vương A;bert II là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản 1 tỷ USD.
Nhưng vì sao Monaco chưa từng có vua và hoàng hậu trong lịch sử? Thực tế quy định này đã tồn tại từ hàng thế kỷ và cho đến nay vẫn được hoàng gia Monaco tuân thủ.
Thân vương Albert II của Monaco có dòng dõi thuộc nhà Grimaldi ở xứ Genoa, Italia ngày nay.
Năm 1.271, nhà Grimaldi và các đồng minh phát động cuộc chiến tranh giành quyền lực với các gia tộc khác ở Genoa. Trận chiến thất bại khiến nhiều người phải sang xứ Tây Riviera tị nạn.
Có một giai thoại kể rằng một nhánh của nhà Grimaldi là Francis Grimaldi đã lưu lạc sang tận Monaco, chiếm được vùng đất này va giữ vững cho đến ngày nay.
Monaco là quốc gia có vị trí địa lý bị Pháp bao học ở cả 3 hướng và hướng còn lại quay ra Địa Trung Hải nên có giai đoạn lịch sử gắn bó mật thiết với người Pháp, trở thành vùng lãnh thổ được hoàng gia Pháp bảo hộ. Monaco khi đó được biết đến là nơi nghỉ dưỡng và ăn chơi của giới quý tộc Pháp.
Đến năm 1793, cuộc Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, khôi phục quyền kiểm soát Monaco cho nhà Grimaldi.
Bên ngoài một casino ở Monte Carlo, Monaco.
Năm 2002, trả lời câu hỏi vì sao Monaco không bao giờ có vua và hoàng hậu, thân vương Albert II nói: “Bởi vì Monaco chỉ là công quốc, tương ứng với người đứng đầu là thân vương, do vua Pháp sắc phong, nên chúng ta cần phải tôn trọng điều này”.
Video đang HOT
Thân vương Albert II ám chỉ thỏa thuận giữa thân vương Lambert Grimaldi và vua Pháp Charles XVIII năm 1489. Theo thỏa thuận, Monaco là vùng đất độc lập nhưng quy phục nhà vua Pháp.
Thỏa thuận cũng giúp Monaco tránh khỏi sự nhòm ngó của các gia tộc khác ở Italia hay Tây Ban Nha, do Pháp toàn quyền bảo hộ Monaco.
Một lý do khác khiến Monaco trong suốt một giai đoạn dài của lịch sử không bao giờ được coi là vương quốc vì Monaco phải tuân thủ nguyên tắc của các hoàng gia ở châu Âu.
Người sở hữu một mảnh đất được coi là lãnh chúa. Sở hữu nhiều mảnh đất gọi là công tước cho đến khi đủ mạnh để được gọi đại công tước. Nhiều mảnh đất do các đại công tước sở hữu hợp thành vương quốc và nhiều vương quốc gọi là đế chế.
Monaco với lãnh thổ vọn vẻn trải dài 2km2 và có khoảng 40.000 (theo số liệu ngày nay) nên chỉ được coi là công quốc (người sở hữu tương đương công tước). Có 3 cách khác để các thành viên hoàng gia ở châu Âu có thể lên ngôi vương nếu không sở hữu đủ một lượng đất đai lớn.
Monaco đánh thuế suất rất thấp nên quốc gia này trở thành nơi giới siêu giàu trên thế giới hội tụ.
Đó là nhận sắc phong từ Giáo hoàng. Thứ hai là vốn đã được phong vương nhưng nay chỉ còn sở hữu lượng đất đai ít ỏi và thứ ba là toàn bộ các hoàng gia ở châu Âu công nhận là vua, theo Alexander Furrows, người chuyên tìm hiểu về văn hóa Pháp.
Đến thế kỷ 19, quy luật trên không còn được áp dụng khi Napoleon tuyên bố thành lập Đế chế Pháp. Nhưng vì sao nhà Grimaldi không đơn phương tuyên bố lên ngôi vương?
Trước thời điểm năm 2002, Monaco ký với Pháp điều khoản cam kết rằng nếu dòng dõi trực hệ của nhà Grimaldi chấm dứt thì công quốc sẽ trở về quyền kiểm soát của Pháp.
Thỏa thuận năm 2002 đã sửa đổi điều khoản này, cho phép cả con nuôi được quyền cai trị công quốc, miễn là mang họ Grimaldi. Tên đầy đủ của thân vương Albert II là Albert Alexandre Louis Pierre Grimaldi.
Pháp chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh quốc phòng cho Monaco và quy định này không thay đổi suốt từ thời vua Charles XVIII.
Hoàng quý phi Thái Lan bị phế truất : Khi thường dân lọt vào cuộc sống hoàng gia
Sự giàu có, địa vị, quyền lực và cả những ưu đãi là một giấc mơ đối với bất cứ ai trên thế giới có cơ hội bước chân vào gia đình hoàng gia, nhưng những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy cuộc sống trong hoàng tộc không đơn giản như mọi người nghĩ.
Bức ảnh vua Thái Lan chụp với Sineenat Wongvajirapakdi.
Theo SCMP, thông tin vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn tước mọi danh hiệu, bao gồm cả quân hàm thiếu tướng vì "bất trung" đã gây chấn động trên thế giới.
Chỉ 3 tháng sau khi trở thành hoàng quý phi, Sineenat Wongvajirapakdi đã phải rời đi để "không làm ảnh hưởng đến hình ảnh hoàng gia", theo tờ Royal Gazette. "Nhà vua đã quan sát hành động của hoàng quý phi ngay từ đầu và nhận thấy cô không phù hợp cho vị trí này. Sineenat không biết dừng lại, luôn đặt ra tham vọng lớn, thậm chí muốn ngang hàng với hoàng hậu".
Vài ngày trước khi bị phế truất, Sineenat vẫn còn tham gia các sự kiện từ thiện, đại diện cho hoàng gia Thái Lan.
Sự ra đi chóng vánh
Giới quan sát liên hệ việc vụ việc với tình cảnh của người vợ thứ ba của nhà vua - thời ông còn là thái tử. Bà Srirasmi Suwadee cũng bị tước mọi danh hiệu, chấm dứt hôn nhân vào năm 2014 vì người thân lợi dụng danh phận hoàng gia để tư lợi cá nhân.
Hồi đầu năm nay, quốc vương Malaysia cũng phải thoái vị sau khi cưới cựu hoa hậu Nga Oksana Voevodina. Vài tháng sau, cả hai đã ly hôn và Voevodina trở về Moscow sinh sống.
Sineenat bị tước mọi danh hiệu chỉ sau 3 tháng trở thành hoàng quý phi.
Những vụ việc trên phản ánh một điều rằng cuộc sống của thường dân khi bước chân vào hoàng gia châu Á không hề dễ dàng. Hoàng hậu mới của Nhật Bản, Masako, là thường dân thứ hai đặt chân vào dòng dõi gia tộc nắm quyền kế vị ở Nhật. Công nương Meghan Markle, vợ hoàng tử Harry ở Anh và là cựu diễn viên Mỹ, cũng thừa nhận cuộc sống hoàng gia không đơn giản như cô nghĩ.
Những gì thực sự xảy ra với Sineenat Wongvajirapakdi có lẽ công chúng không bao giờ được biết. Một số tin đồn nói rằng tầm ảnh hưởng của Sineenat trong hoàng gia Thái Lan ngày càng lớn, khiến những người "có vai vế phật lòng".
Với tư cách là hoàng quý phi, Sineenat không hẳn là thành viên hoàng tộc, nhưng cũng không phải người hầu. Trên thực tế, cô được giao nhiệm vụ phụ trách chương trình từ thiện của nhà vua và có vẻ như đang làm tốt điều này. Nhưng các chuyên gia cho rằng việc Sineenat mâu thuẫn với các thành viên hoàng gia cũng chỉ là điều sớm hay muộn.
Nhiều người dân Thái Lan cảm thấy những điều Sineenat làm được là tốt, nên họ đặt các câu hỏi như: "Cô ấy đã làm gì sai? Phế truất chỉ sau 3 tháng? Chuyện này tốt cho cả đất nước?"
Bước chân vào hoàng gia không hề dễ dàng
Vua Muhammad V là nạn nhân của cuộc tình với người đẹp Nga Oksana Voevodina.
Dù Sineenat đã phải đối mặt với chuyện gì, đây chỉ trường hợp mới nhất của hàng loạt thường dân với tham vọng bước chân vào hoàng tộc, trong 26 gia tộc hoàng gia cuối cùng trên thế giới.
Saad Salman, chuyên gia nghiên cứu về hoàng gia, nói: "Hoàng gia đã hình thành trên thế giới từ hàng ngàn năm, với những sức ép và cả trách nhiệm riêng, đi kèm với nó là những quyền lợi và của cải kếch xù. Đó là lý do trong quá khứ, hoàng gia thường chỉ lấy người trong hoàng tộc, dù đó là hôn nhân cận huyết".
"Những năm qua, việc thường dân cưới thành viên hoàng gia không còn là chuyện hiếm. Họ phải đối mặt với sức ép chưa từng có trước đây, và không phải ai cũng vượt qua được", Salman nói.
"Trở thành một phần của hoàng gia không có nghĩa là chỉ ngồi một chỗ hưởng vinh hoa, họ được giao trọng trách cụ thể nào đó, thường là về ngoại giao, với trách nhiệm lớn. Chỉ riêng hôn nhân đã đem tới một sự thay đổi lớn, nhưng càng khó hơn khi một thường dân bỗng nhiên bị công chúng chú ý, với vai trò mới", Salman nói thêm.
Meghan Markle và hoàng tử Anh William.
Bên cạnh đó, thường dân bước chân vào hoàng gia đều phải chiụ sức ép, dù họ giàu sang hay chỉ có cuộc sống bình thường. Salman nhắc đến những khó khăn của công nương Na Uy Mette-Marit hay hoàng hậu Nhật Bản Masako.
Mette-Marit là mẹ đơn thân khi cưới thái tử Haakon vào năm 2001 và ngay lập tức chịu sự chỉ trích mạnh mẽ. Một tuần trước đám cưới, Mette-Marit đã phải công khai xin lỗi về quá khứ của mình, nhằm tìm kiếm sự thông cảm.
Ngược lại, Masako có "tương lai tươi sáng" khi cưới thái tử Naruhito vào năm 1993. Nhưng Masako chịu sức ép vô cùng lớn vì với tư cách là người dòng dõi kế vị, bà phải sinh được con trai.
Salman nói với những thường dân có cơ hội đặt chân vào hoàng gia, không cần thiết phải quá vội vàng thay đổi. "Họ nên thích nghi dần dần, không ai đặt thời hạn cả. Tốt nhất là cứ từ từ và từng bước xây dựng hình ảnh của riêng mình', Salman nói.
Theo danviet
Vụ đấu súng với quân cảnh để cứu con trai trùm ma túy: Gia tộc El Chapo lên tiếng Ít nhất 8 người thiệt mạng và 20 người bị thương trong vụ đấu súng dữ dội khiến lực lượng an ninh Mexico phải thả con trai của trùm ma túy khét tiếng El Chapo. Khung cảnh tan hoang sau vụ bắt con trai El Chapo bất thành. Theo Daily Star, Ovidio Guzman, 28 tuổi, con trai trùm ma túy El Chapo là...