Nguyễn Thọ, nghi phạm giết bà Lê Thị Bông đã nhận tội trước cơ quan điều tra
Để minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Bộ Công an đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho nhiều đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận và nhiều địa phương liên quan tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sau đó đã phát hiện làm rõ hung thủ sát hại bà Lê Thị Bông, trú tại Tân Minh, Hàm Tân vào năm 1998.
PV có cuộc phỏng vấn Đại tá Phạm Thật, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT về vấn đề này.
Đại tá Phạm Thật, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT hỏi cung nghi phạm Nguyễn Thọ.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã tiếp nhận và xử lý thông tin về 2 đối tượng đã sát hại bà Lê Thị Bông như thế nào thưa Đại tá?
Đại tá Phạm Thật: Ngày 14/10/2000, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã nhận được đơn tố giác tội phạm của Nguyễn Phúc Thành (lúc này Thành đang cải tạo tại Trại giam Sông Cái) về việc Nguyễn Thọ và Hồ Thanh Việt, đều ở Tân Minh, Hàm Tân là bạn của Thành mới là đối tượng giết bà Bông để cướp tài sản vào đêm ngày 23/4/1998, chứ không phải là Huỳnh Văn Nén. Cơ quan CSĐT đã tiến hành xác minh đơn tố giác trên. Sau đó, lãnh đạo Công an tỉnh đã giao cho đồng chí Đinh Kỳ Đáp, lúc đó là Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT cử cán bộ để xác minh. Điều tra viên Cao Văn Hùng, được giao nhiệm vụ để xác minh vụ việc trên. Đến ngày 10/10/2000, Cơ quan CSĐT đã có báo cáo về kết quả xác minh và kết luận đơn tố giác của Nguyễn Phúc Thành là không đúng sự thật.
Không thỏa mãn với kết quả xác minh của Cơ quan CSĐT, gia đình Huỳnh Văn Nén liên tục gửi đơn kêu oan cho Nén đến các cơ quan trung ương. Xét thấy có nhiều uẩn khúc trong vụ án chưa được làm sáng tỏ, ngày 27/8/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã lập chuyên án gồm nhiều lực lượng nghiệp vụ phối hợp với Công an tỉnh và nhiều địa phương tham gia truy xét đối tượng giết bà Bông để cướp tài sản là Nguyễn Thọ và Hồ Thanh Việt. Kết quả xác minh cho thấy, Hồ Thanh Việt đã chết vào năm 2011, còn Nguyễn Thọ sau khi vụ án xảy ra đã bỏ trốn khỏi địa phương và đến sinh sống ở nhiều tỉnh, thành phố, trong thời gian dài không liên lạc với gia đình. Sau thời gian tập trung lực lượng điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, Sóc Trăng… Cơ quan CSĐT đã phát hiện đối tượng Phạm Văn Khanh (SN 1968), quê quán Thừa Thiên – Huế, là đối tượng không cha mẹ, là người trôi dạt làm ăn ở nhiều nơi và cuối cùng có vợ và làm nghề thợ hồ ở ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A (địa bàn giáp biên giới Campuchia) huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, chính là Nguyễn Thọ.
Video đang HOT
Để ngăn chặn đối tượng khi bị phát hiện ra nhân thân sẽ bỏ trốn, cơ quan điều tra đã khống chế Nguyễn Thọ như thế nào?
Đại tá Phạm Thật: Cơ quan điều tra đã tăng cường lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ đối với Thọ. Trước đây khoảng 3 năm khi chung sống với một người phụ nữ đơn thân tại một tỉnh miền Tây Nam bộ, do ghen tuông Thọ đã gây thương tích với tình địch sau đó bị phạt 2 năm tù giam. Sau khi ra tù, do có sự liên hệ tình cờ của cán bộ trại cải tạo, Nguyễn Thọ nghĩ là cơ quan điều tra đang truy tìm mình nên tháng 10/2015, Thọ định trốn sang Campuchia (trước khi vụ án giết bà Bông xảy ra, Thọ đã trốn sang Campuchia làm thuê một thời gian). Trước nguy cơ chuyên án bị bế tắc nếu Thọ trốn sang Campuchia, ngay lập tức lãnh đạo cơ quan điều tra đã chỉ đạo không để Thọ trốn thoát và khẩn trương các biện pháp thích hợp để phá án. Sau khi thống nhất chủ trương và biện pháp trong các lực lượng tham gia chuyên án và được sự phê duyệt của lãnh đạo Cơ quan CSĐT, các tổ công tác đã triển khai tình huống nghiệp vụ đối với Nguyễn Thọ một cách có hiệu quả.
Nguyễn Thọ đã khai báo gì trước cơ quan điều tra?
Đại tá Phạm Thật: Trước CQĐT, Nguyễn Thọ đã thành khẩn khai báo cùng với Hồ Thanh Việt giết bà Bông để cướp tài sản, lời khai phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và các tài liệu, chứng cứ khác mà Cơ quan CSĐT đã thu thập. Hiện nay cơ quan điều tra đã kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố, xét xử Nguyễn Thọ theo quy định của pháp luật.
Khi xác định Nguyễn Thọ chính là hung thủ sát hại bà Bông, cơ quan điều tra đã làm gì để không gây ra một vụ án oan sai như Huỳnh Văn Nén?
Đại tá Phạm Thật: Với tinh thần thượng tôn pháp luật, không để nỗi đau cho người vô tội như Huỳnh Văn Nén, đồng thời không để lọt tội phạm, lãnh đạo Cơ quan CSĐT đã chỉ đạo một cách sâu sát, thận trọng và chặt chẽ suốt cả quá trình điều tra. Đội ngũ điều tra viên tham gia điều tra vụ án nêu cao tinh thần trách nhiệm, triệt để tuân thủ pháp luật, khẩn trương, thận trọng, khách quan trong quá trình điều tra. Chúng tôi đảm bảo việc xử lý Nguyễn Thọ đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Xin cám ơn Đại tá.
Theo Thanh Quang thực hiện (Báo Bình Thuận)
Theo_PLO
Bộ Công an phá đường dây làm bằng giả quy mô cực lớn
Nhóm nghi phạm lập trang web, đưa thông tin lên các trang rao vặt nhận cung cấp văn bằng, chứng chỉ giả cho các tỉnh thành.
Ngày 13-4, Cục Cảnh sát hình sự (C45), Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Bộ Công an đã phối hợp cùng công an TP.HCM, Đồng Nai, Bến Tre thực hiện lệnh bắt bảy người, khám xét 8 địa điểm trên địa bàn các tỉnh thành trên vì có hành vi làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức.
Đây là đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ quy mô lớn mà công an mất nhiều thời gian theo dõi mới triệt phá được.
Các loại phôi, văn bằng giả bị công an thu giữ. Ảnh: HT
Thông tin ban đầu, qua nhiều ngày theo dõi, các cơ quan chức năng Bộ Công an xác định Lê Tấn Cường (30 tuổi, quê ở Bình Định) cầm đầu đường dây làm giả tài liệu, con dấu này. Cường lập ra trang web, rao "dịch vụ làm bằng đại học, cao đẳng uy tín, dễ dàng, bảo mật và chất lượng" để chào mời. Các đồng phạm lên các trang rao vặt, đăng thông tin nhận làm văn bằng, chứng chỉ giả. Nhóm nghi phạm cam kết với những người có nhu cầu là mẫu bằng giả đạt chất lượng 100% phôi thật, có đủ tem 7 màu, mộc giáp lai... Để tạo niềm tin với "khách hàng", nhóm này công khai đăng số điện thoại và email để ai có nhu cầu dễ dàng liên hệ hoặc gặp mặt trực tiếp giao dịch. Theo thông tin mà nhóm nghi phạm tiếp thị, họ sẽ nhận làm giả tất cả các loại văn bằng, chứng chỉ của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, THPT từ Bắc vào Nam giá 800.000 đồng đến 7 triệu đồng/cái; Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 5 triệu - 7 triệu đồng/cái và có thể nhận ngay trong vòng một giờ!
Lữ Minh Trí tại cơ quan điều tra. Ảnh: H.T
Khi có người "đặt hàng" số lượng lớn, Cường sẽ giao dịch và chuyển cho các nghi phạm trong đường dây sản xuất bằng. Cường chọn ngay trong căn hộ ở chung cư C6 - Khu công nghệ cao làm nơi sản xuất bằng giả. Với những khách đặt hàng đơn lẻ, Cường để cho những người khác thực hiện việc mua bán. Với khách hàng ở xa, sau khi chuyển tiền vào tài khoản, nhóm làm bằng giả sẽ chuyển lại văn bằng qua bưu điện Chỉ tại nơi ở của Lữ Minh Trí tại chung cư C6 (quận 9, TP.HCM, một đồng phạm của Cường), công an đã thu giữ hàng trăm bằng, phôi, tem, con dấu giả... của các cơ quan tổ chức. Hiện, vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
HỒNG TRÂM
Theo_PLO
Lật tẩy Đại tá quân đội... rởm Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang ngày 31-3 cho biết, đơn vị đã thực hiện lệnh bắt Phạm Minh Tuân (40 tuổi), HKTT xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phạm Minh Tuân khai nhận hành vi phạm tội tại CQĐT Theo cơ quan tố...