Nguyễn Thị Oanh: “Cô bé hạt tiêu” của điền kinh Việt Nam
3 HCV SEA Games 30 là món quà tuyệt vời cho nỗ lực không mệt mỏi của “hạt tiêu” Nguyễn Thị Oanh.
Mồ hôi hòa nước mắt, Oanh đã làm nên kỳ tích cho mình và góp phần giúp đội tuyển điền kinh Việt Nam giành 16 HCV, tiếp tục vượt qua Thái Lan để đứng đầu Đông Nam Á tại 2 kỳ SEA Games liên tiếp.
Chiến tích không tưởng
Thành công của đội tuyển điền kinh Việt Nam với 16 HCV tại SEA Games không thể không nói tới cú “hat-trick” Vàng của Nguyễn Thị Oanh. Những giọt nước mắt và cả máu của cô gái chỉ cao 1m50 là hình ảnh tiêu biểu cho sự dấn thân, ý chí kiên cường ở môn “Nữ hoàng”.
Dù là VĐV có thể hình khiêm tốn nhất đội tuyển điền kinh Việt Nam, nhưng trước giờ lên đường, Nguyễn Thị Oanh đã được lãnh đạo giao chỉ tiêu giành 3 HCV. Thách thức càng trở nên lớn khi Oanh phải thi đấu 2 nội dung liên tiếp trong ngày 10/12, còn 1 nội dung trước đó là ngày 8/12.
Nhưng thật kinh ngạc, Oanh đã giành cả 3 HCV đầy thuyết phục. Cô gái “hạt tiêu” của điền kinh Việt Nam để lại hình ảnh không thể nào quên với người xem trong ngày thi đấu cuối cùng, ngày mà cô làm được điều không tưởng là giành cú đúp vàng.
Đó là ngày thi đấu ở 2 nội dung “khó nhằn” 5.000m và 3.000m vượt chướng ngại vật. Vào buổi sáng, Oanh gần như đã bị vắt kiệt sức ở đường chạy 5.000m với thời gian 16 phút 45 giây 98. Ngay buổi chiều, VĐV người Bắc Giang đã phải bước vào cuộc thi ở nội dung 3.000 vượt chướng ngại vật.
Thế rồi, với một cơ thể không còn nhiều sức lực, nhưng ý chí chiến đấu đáng khâm phục, Nguyễn Thị Oanh vẫn vượt qua tất cả, thậm chí còn hơn cả người chạy cuối cùng 1 vòng sân, trước khi lao về đích trong sự hò reo của ban huấn luyện, cổ động viên, giành HCV, phá luôn kỷ lục đại hội.
Trong lịch sử điền kinh Việt Nam, chưa một VĐV nào sáng chạy 5.000m giành HCV, chiều chạy tiếp 3.000 m vượt chướng ngại vật. Hai cuộc thi ấy chỉ có thể dành cho những người “đặc biệt”.
Có mặt trên sân thi đấu điền kinh thành phố mới Clark, lãnh đội điền kinh Dương Đức Thuỷ đã phải thốt lên: “Oanh đã làm được điều vĩ đại, điều mà tất cả giới chuyên môn cũng như các đối thủ đều không bao giờ nghĩ tới”.
Cũng theo ông Thuỷ, việc BTC xếp lịch thi đấu chẳng khác nào chơi khó với Nguyễn Thị Oanh, và ban huấn luyện cũng xác định Oanh khó đạt thành tích tốt, thậm chí có thể bỏ cuộc. Nhưng cái sự phản khoa học của lịch thi đấu ấy đã không thể cản được những bước chạy đầy nghị lực của Oanh.
Video đang HOT
Sau khi hoàn tất 3 tấm HCV, hoàn thành chỉ tiêu được giao, Oanh quấn lá cờ Tổ quốc quanh người và bật khóc như một đứa trẻ. Chứng kiến những hình ảnh này, một CĐV đã viết: “Thật xót xa cho những người hùng phi thường như cô gái bé nhỏ này. Chỉ nặng có 46kg nhưng đăng ký thi 3 nội dung chạy thì vô địch cả 3, thậm chí còn phá kỷ lục SEA Games ở nội dung thi cuối cùng, khi sức đã kiệt. Làm gì có VĐV nào sáng chạy 5000m về nhất, nghỉ xong vài tiếng lại chạy như chưa bao giờ khỏe như vậy ở cự ly 3000m vượt chướng ngại vật. Em về đích là ngã gục, người co giật. 15 phút sau, mồ hôi vẫn vã như tắm. Trả lời phỏng vấn, em nói mà như khóc “Cảm ơn cơ thể đã giúp em chịu đựng được như thế này”. “Chịu đựng”, chứ không phải “giành được” hay “chiến thắng”. Nghe xót xa không?”.
Những giọt nước mắt của Oanh không chỉ là niềm hạnh phúc, mà còn là nỗ lực vượt khó, đánh đổi và hy sinh.
Ở nhà xem con thi mà thương vô cùng
“Chúng tôi luôn động viên và theo dõi con sát sao trên con đường đã chọn. Với những thành tích con đạt được, chúng tôi không mong mỏi gì hơn, chỉ biết động viên con cố gắng vì màu cờ sắc áo của dân tộc.
Hôm Oanh thi đấu chúng tôi nghỉ làm ở nhà để theo dõi. Khi thấy con liên tục giành huy chương cả nhà ai vui sướng, tự hào. Nhìn thấy con mệt ngã gục ra sân lòng tôi thương con vô cùng, nhưng thấy con khoẻ lại ngay cũng mừng, chỉ biết động viên con cố gắng”, bà Hưởng tự hào về cô con gái bé nhỏ nhưng vô cùng nghị lực.
Trở về nhà trong vòng tay bố mẹ, Oanh chỉ biết khóc. Oanh cho biết ngày xưa bố mẹ không cho cô đi tập điền kinh, nhưng thương con quá đam mê nên đã đồng ý. “Trong đội có 8 VĐV theo tập nhưng các bạn đều bỏ nghề hết, chỉ còn lại mình em. Ban đầu bố là người không muốn em theo nghiệp thể thao chuyên nghiệp nhưng được sự động viên của người thân, bố đã đồng ý. Em còn nhớ lời bố khuyên phải phấn đấu lên cao nhất. Hồi nhận tháng lương đầu, em vui lắm, mua ngay chỉ vàng về tặng mẹ. Chỉ vàng đó mẹ Oanh vẫn còn giữ”.
Câu chuyện cổ tích
Từng là VĐV “thấp bé nhẹ ký” suýt không được nhận, từng là VĐV bị mắc bệnh viêm cầu thận bị trả về, nhưng vượt lên tất cả “cô bé hạt tiêu” đã làm nên chiến công vĩ đại tại SEA Games trên đất Philippines. Hành trình trở thành nhà vô địch của VĐV người Bắc Giang giống như một câu chuyện cổ tích.
Ngay từ khi còn thi đấu ở lứa tuổi trẻ, Nguyễn Thị Oanh đã liên tiếp giành được HCV ở Giải vô địch trẻ Đông Nam Á lẫn Giải vô địch trẻ châu Á trước khi khẳng định tên tuổi với ngôi Á quân SEA Games 27 năm 2013. Trong nước, Oanh hầu như không có đối thủ xứng tầm ở nội dung sở trường, thậm chí lấn sân tốt sang một số cự ly chạy trung bình khác.
Người hâm mộ chưa quên, tại SEA Games 2017, do nội dung 3.000m vượt chướng ngại không được nước chủ nhà Malaysia đưa vào chương trình tranh tài chính thức, Nguyễn Thị Oanh được ban huấn luyện đăng ký thi đấu ở hai cự ly 1.500m và 5.000m. Cô chứng tỏ mình không phải “tay ngang” khi xuất sắc giành HCV ở cả hai nội dung không phải sở trường này.
Chính 2 tấm HCV quý hơn… vàng kể trên là tiền đề để cô gái 22 tuổi này được gọi bổ sung vào đội tuyển điền kinh quốc gia tháng 3/2018 sau khi bị “lọt tên” ở đợt triệu tập đầu năm.
Năm 2014, Oanh bị phát hiện mắc chứng viêm cầu thận, cơ thể bị phù nề, tăng cân đột ngột và gương mặt bị biến dạng. Cánh cửa tương lai dường như đóng sập lại khi cô phải nhập viện điều trị kèm lời cảnh báo của bác sĩ “Cấm tập luyện thể thao”. Hàng tháng trời, Oanh phải ăn uống kiêng khem, mặt sưng phù, trong khi cơ bắp bị teo tệ hại. Thế nhưng với nghị lực phi thường, khi sức khỏe ổn định, Oanh bắt tay vào tập luyện giữa năm 2015 với quyết tâm sớm trở lại đường chạy. Chưa đầy 3 năm, cô tỏa sáng rực rỡ theo cách của mình.
Nhà vô địch bán… hàng online
Ngoài việc tập luyện và thi đấu điền kinh, Nguyễn Thị Oanh còn kinh doanh giày và thời trang thể thao online.
Oanh chia sẻ: “Tôi bán quần áo, giày thể thao một phần để cải thiện thu nhập, một phần vì đam mê. Tôi rất thích giày dép thể thao. Cũng có nhiều người nhờ tôi tư vấn về chuyện mua giày và hỏi tại sao tôi lại không kinh doanh mặt hàng này.
Tôi quyết định thử sức và cũng có duyên với nghề này. Tuy nhiên trước mỗi giải đấu, tôi dừng mọi hoạt động kinh doanh để tập trung luyện tập”.
Theo Dân Sinh
Các nữ hoàng điền kinh Việt Nam nói gì về chuyện 'tình dục là doping'?
Từ Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền đến nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương đều khẳng định tình dục không phải là doping của các VĐV.
"Tình dục là doping, cứ phải có mới chạy được", đó là chủ đề từng gây tranh cãi với giới điền kinh Việt Nam khi xoay quanh đời từ của nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương. Cô gái vàng thể thao Việt Nam là người thành công nhất ở môn chạy với vô số kỳ tích như giành 7 HCV (4 HCV 100m: SEA Games 2005, 2007, 2009, 2013 và 3 HCV 200m: SEA Games 2007, 2009 và 2013).
Tại sân chơi ASIAD, Vũ Thị Hương HCB (200m) và HCĐ (100m) ở ASIAD 16 (Trung Quốc). Chị cũng giành HCV 100m Asian Indoor Games 2009, 3 HCB và 1 HCĐ tại giải điền kinh châu Á. Đặc biệt, Vũ Thị Hương giành HCV nội dung 200m ở giải vô địch châu Á 2007.
Trước khúc mắc về chuyện tình dục là doping, Vũ Thị Hương nói với Saostar: "Vụ này là tôi bị nói oan khi có người bảo rằng tình dục là doping của Vũ Thị Hương, cứ phải có mới chạy được. Điều này không đúng đâu.
Hồi đó, các bác lãnh đạo cũng từng họp để nói luôn về vụ này. Nhưng thực sự là chỉ có những người không có kiến thức và hiểu biết về vấn đề này mới nói như thế.
Nữ hoàng điền kinh Vũ Thị Hương khẳng định tình dục không phải là doping của VĐV.
Với bản thân tôi thì có nhưng cần có sự điều độ và đúng thời điểm. Với tôi, chuyện này thường diễn ra trước vài ngày thi đấu. Vì nguyên tắt thần kinh hưng phấn dễ khiến cho cơ bắp mệt mỏi. Nhất là sự hưng phấn trong tình dục càng làm cho cơ bắp mệt mỏi hơn. Vì thế, sau khi quan hệ tình dục thường khiến cho cơ thể mệt mỏi và mang đến cảm giác buồn ngủ.
Bản thân tôi thì chắc chắn có nhu cầu cao nhưng chỉ đối với người mình yêu. Còn không thể nói theo kiểu nhu cầu cao tới mức không thể thiếu được, giống như mọi người trong giới thể thao vẫn thường nói về tôi".
Nguyễn Thị Oanh - một cô gái vàng khác của điền kinh Việt Nam nói với Saostar: "Chuyện này, Oanh không có ý kiến gì. Vì Oanh không hề nghĩ đến nên chẳng biết các VĐV khác sẽ như thế nào, chắc với tùy người, còn Oanh thì không.
Nguyễn Thị Oanh cũng giống như Vũ Thị Hương khi nhận định câu chuyện tình dục không phải là yếu tố quyết định để VĐV thăng hoa trên đường chạy.
Không thể nói tình dục là doping với các VĐV chạy. Không thể nói như vậy được. Các môn thể thao khác thì sao? Vậy nên, chúng ta không thể nhấn mạnh môn điền kinh.
Ví dụ bản thân Oanh thì điều ấy không phải là nguồn doping để thăng hoa trong thi đấu. Với Oanh, gia đình, sự nỗ lực cũng như cố gắng mỗi ngày là nguồn doping duy nhất".
Nguyễn Thị Oanh tưng giành HCV đồng nữ nội dung 4x400m tại SEA Games 2017. Tại SEA Games 30, Nguyễn Thị Oanh tiếp tục là một trong những gương được kỳ vọng sẽ gặt vàng cho điền kinh Việt Nam.
Trong khi đó, hoa khôi điền kinh - Nguyễn Thị Huyền cho rằng nhu cầu của VĐV có thể cao hơn người bình thường. Nhưng vấn đề tình dục không phải là tất cả để VĐV thăng hoa trên đường chạy.
Câu chuyện tình dục là doping dành cho các VĐV thể thao luôn là chủ đề gây tranh cãi. Nhưng chính các VĐV xuất sắc của điền kinh Việt Nam đã khẳng định quan điểm này là không đúng.
Theo SaoStar
Ánh Viên hiếm hoi mặc áo dài Nguyễn Thị Ánh Viên vượt qua các ứng viên nặng ký để giành danh hiệu VĐV nữ của năm tại gala trao giải Cup Chiến thắng 2019. Tại gala Cup Chiến Thắng 2019, Ánh Viên được xướng tên cho danh hiệu VĐV nữ của năm. Đây là phần thưởng cho những nỗ lực của VĐV người Cần Thơ khi cô giành 6 chiếc...