Nguyễn Thái Luyện và tập đoàn giám đốc của Alibaba chuẩn bị hầu tòa
Công ty cổ phần địa ốc Alibaba liên kết với hàng chục công ty khác vẽ ra các dự án đất nền trên đất nông nghiệp nhằm lừa đảo khách hàng.
Ngày 26/11, Tòa án nhân dân (TAND) TP.HCM đã công bố quyết định về việc đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền liên quan đến công ty CP Địa ốc Alibaba ra xét xử sau hơn 2 tháng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Thời gian mở phiên tòa dự kiến từ ngày 8/12/2022 đến 6/1/2023.
Theo đó, bị cáo được xác định vai trò chủ mưu là Nguyễn Thái Luyện (SN 1985, quê Gia Lai) – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần địa ốc Alibaba. Ngoài Luyện còn có 22 bị cáo đồng phạm khác nắm giữ hàng chục các pháp nhân trong hệ sinh thái Alibaba nhằm vẽ ra các dự án “ma” như: Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp, Công ty cổ phần địa ốc Spartaland, Công ty cổ phần địa ốc Chiến Binh Thép, Công ty cổ phần địa ốc Long Thành Capital, Công ty cổ phần địa ốc Sunny Land…
Cáo trạng của Viện KSND TP.HCM xác định, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện và 2 bị cáo đồng phạm Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh (từ trái sang)
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án khu dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Giai đoạn “đỉnh cao”, hệ sinh thái Alibaba do Luyện làm chủ không những đã đưa hàng nghìn khách hàng vào tròng mà còn lôi kéo được hàng nghìn thanh thiếu niên ở các tỉnh TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai đổ xô đi làm môi giới bất động sản.
Thậm chí, tin vào các phát ngôn ngông cuồng của Luyện, nhiều nhân viên cấp dưới sẵn sàng gây hấn, xô xát với với cơ quan chức năng khi các dự án lừa đảo bị phong tỏa. Cáo trạng xác định Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của tổng số 4.316 khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam.
Tiếp tục đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm của Alibaba
Ngày 6/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra bổ sung đến Viện KSND TP Hồ Chí Minh đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền".
Theo kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT xác định số lượng người gửi đơn tố giác, trình báo là đặc biệt lớn. Tính đến ngày 20/1/2022, đã có 4.361 trường hợp gửi đơn trình báo, tố giác với số tiền chiếm đoạt được xác định là hơn 2.264 tỷ đồng.
Kết luận điều tra nêu rõ, Nguyễn Thái Luyện lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Cán bộ điều tra làm việc với Nguyễn Thái Luyện thời điểm bắt giữ.
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật. Cụ thể là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Đồng thời, Luyện sử dụng các thủ đoạn để tạo lòng tin và thu hút khách hàng như: Cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.
Thực tế hầu hết các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nhiều tài liệu, tang vật được cơ quan điều tra thu giữ.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã tạm giữ hơn 9,2 tỷ đồng tiền mặt; 257 miếng kim loại màu vàng có trị giá theo giám định là hơn 645 triệu đồng; 15 miếng kim loại màu vàng có trị giá theo giám định là hơn 359 triệu đồng và 20 thỏi kim loại màu vàng nhưng không phải là vàng.
Cơ quan CSĐT đã tạm giữ tiền trong tài khoản của 49 cá nhân là nhân viên và pháp nhân thuộc Công ty Alibaba, với số tiền tổng cộng là hơn 45 tỷ đồng; 23 ôtô, xe máy các đối tượng sử dụng, có trị giá theo giám định hơn 16 tỷ đồng. Đồng thời kê biên 652 thửa đất với tổng diện tích hơn 4 triệu m2, tổng giá trị theo kết quả định giá nhà và đất trên là hơn 1.536 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 25/8, Viện KSND TP Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong thời hạn 1 tháng nhằm tổ chức thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP Hồ Chí Minh về việc xác định lại số lượng người bị hại; số tiền các bị can chiếm đoạt; xác minh, thu hồi số tiền các bị can chi trả hoa hồng cho môi giới; làm rõ tính chất, vai trò của nhân viên Công ty Alibaba đã tham gia tư vấn, giới thiệu cho các bị hại mua đất...
Diễn biến bất ngờ về vụ CEO Công ty Alibaba lừa đảo TAND TP HCM cho rằng, cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án CEO Công ty Alibaba cùng đồng bọn lừa đảo, rửa tiền. Ngày 9-8, TAND TP HCM có quyết định trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp để điều tra bổ sung vụ CEO Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện (chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám...