Nguyên TGĐ cùng đồng phạm lừa đảo chứng khoán hơn 299 tỉ đồng
Ngày 26-8, được biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSND tối cao) đã có cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án lừa đảo chứng khoán số tiền hơn 299 tỉ đồng xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoán SMES (SMES).
Trong đó có bị can: Phạm Minh Tuấn, nguyên Tổng Giám đốc công ty SMES; Phan Huy Chí, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc SMES; Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Phương Lan, nguyên cán bộ SMES; Cao Tuấn Nghĩa, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Anh; Nguyễn Thanh Nam, nguyên Giám đốc SMES – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Còn các bị can: Chu Xuân Lai, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI), Lê Xuân Tân, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVFI, Vũ Xuân Công, nguyên Phó Trưởng Ban Dịch vụ tài chính PVFI, Vũ Thị Hồng Lan, nguyên Trưởng Ban dịch vụ tài chính PVFI bị Viện KSND tối cao truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cáo trạng nêu, Công ty cổ phần Chứng khoán SMES có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đăng ký các ngành kinh doanh: lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự kinh doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán. Người đại diện theo pháp luật là Phan Huy Chí, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc.
Video đang HOT
Ảnh mang tính chất minh họa.
Trong thời gian từ tháng 4-2010 đến tháng 3-2011, do cần huy động tiền để thanh toán các khoản nợ cũ và sử dụng cá nhân, Phan Huy Chí, Phạm Minh Tuấn và đồng phạm đã lợi dụng việc SMES là đơn vị được kinh doanh chứng khoán và có khả năng phong tỏa chứng khoán; lợi dụng sơ hở, thiếu sót của các đối tác trong kinh doanh chứng khoán… để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị can đã dùng thủ đoạn gian dối trong việc tạo dựng khách hàng, đưa các mã chứng khoán khống vào Hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết, Hợp đồng ủy thác, cầm cố; xác nhận phong tỏa các mã chứng khoán khống để tạo niềm tin và chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, nay là Công ty Cổ phần PVI (PVI), trên 111 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI), 80 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank).
Tổng cộng Phan Huy Chí và Phạm Minh Tuấn cùng đồng phạm đã chiếm đoạt là 299,5 tỷ đồng.
Để các bị can trên thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của PVFI, có sự tiếp tay, thực hiện không đúng trách nhiệm của bốn bị can: Chu Xuân Lai, nguyên Tổng Giám đốc PVFI; Lê Xuân Tân, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVFI; Vũ Xuân Công, nguyên Phó Trưởng Ban Dịch vụ tài chính; và Vũ Thị Hồng Lan, nguyên Trưởng Ban Dịch vụ tài chính PVFI.
Đào Minh Khoa
Theo cand.com.vn
Chứng quyền do MBS phát hành "Cháy hàng" chỉ sau chưa đầy 2 tiếng.
Ngày 14/08/2019, MBS đã được UBCK cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền số 59/GCN-UBCK cho chứng quyền CFPT02MBS19CE và Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền số 60/GCN-UBCK cho chứng quyền CREE02MBS19CE.
Đây là đợt phát hành thứ 2 của MBS, theo kế hoạch mã chứng quyền phát hành dựa trên chứng khoán cơ sở là FPT và REE sẽ được MBS mở bán trong vòng 3 ngày (từ 19/8 - 21/8/2019), tuy nhiên số lượng CW đã bán hết vượt ngoài mong đợi.
Cụ thể, 3 triệu chứng quyền mã REE "cháy hàng" chỉ trong vòng 30 phút và 3 triệu chứng quyền mã FPT cũng được đặt mua hết sạch trong vòng chưa đầy 2 tiếng mở bán. MBS là công ty chứng khoán đầu tiên bán hết 100% khối lượng chứng quyền trong cả 2 đợt phát hành.
Sự quan tâm của nhà đầu tư cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của sản phẩm chứng quyền. Với mục tiêu là CTCK tiên phong và tin cậy của nhà đầu tư trong phát hành chứng quyền, MBS cho biết sẽ tiếp tục triển khai các phương án phát hành chứng quyền trong thời gian tới. MBS cũng vừa nhận được danh hiệu Công ty phát hành Chứng quyền tốt nhất Việt Nam (Best Covered Warrants House) do Tạp chí International Finance bình chọn.
T.Vi
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
NCB và con đường tìm về mệnh giá Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) là một trong số những ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, nên hoạt động kinh doanh vẫn chưa nhiều đột biến. Đặc biệt, cổ phiếu NVB của ngân hàng này vẫn đang "chật vật" dưới mệnh giá. NCB đang nỗ lực tăng vốn. Nhiều mảng kinh doanh chưa thoát lỗ Báo cáo tài chính hợp nhất...