Nguyên tắc ‘xương máu’ khi đi xe tay ga mùa mưa bão để tránh rủi ro
Việc lái những chiếc xe tay ga vào mùa mưa ngập không chỉ ảnh hưởng tới độ bền của xe mà còn ảnh hưởng tới an toàn của người lái.
Đặc điểm của xe tay ga là dễ vận hành. Nhiều người cũng quan niệm chuyện bảo dưỡng xe cũng rất đơn giản. Cứ định kỳ thay nhớt là ổn. Song đó chỉ là nhận định đúng về mặt lý thuyết.
Thực tế, việc lái những chiếc xe tay ga, nhất là vào mùa mưa ngập luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn. Nếu không cẩn thận có thể tốn khá nhiều tiền để sửa chữa, thậm chí tính mạng cũng bị đe dọa bởi những hỏng hóc vô cớ.
Với tình hình giao thông mùa mưa, việc những con đường ngập nước là hình ảnh rất dễ bắt gặp. Người điều khiển phương tiện xe máy, đặc biệt là xe tay ga thường hay bị chết máy. Nhẹ thì ngập động cơ, ướt bugi gây tắt máy tạm thời. Phải để khô mới khởi động lại được. Nặng thì phải thay toàn bộ các bộ phận bên trong, làm tốn kém rất nhiều chi phí.
Lái xe tay ga mùa mưa nên cẩn trọng và nắm chắc các nguyên tắc cơ bản kẻo dễ gặp rủi ro
Ngoài ra, khi thời tiết mưa, ngập nước dễ khiến chiếc xe hư hỏng các chi tiết điện tử. Đặc biệt, đối với xe tay ga thì tỷ lệ này còn cao hơn. Ẩm mốc thời gian dài khiến chúng bị giảm tuổi thọ đi rất nhiều. Thậm chí có thể khiến chiếc xe dừng hoạt động.
Trời mưa khiến mặt đường rất trơn kết hợp với lốp cao su bị mòn có thể khiến bạn mất kiểm soát chiếc xe. Dẫn đến các vụ tai nạn không đáng có. Vì vậy, khi chạy xe dưới điều kiện mưa, ngập nước nên giảm tốc độ. Tránh phóng nhanh vượt ẩu. Trang bị những loại lốp tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để giúp xe bám đường tốt hơn cùng một số những nguyên tắc dưới đây:
Đừng cố nổ máy và rồ ga thật mạnh
Nhiều người thường có thói quen vặn ga thật mạnh để có thể phóng qua những chỗ ngập nước. Họ nghĩ rằng, điều này khiến nước không vào pô xe hay động cơ, gây tắt máy. Tuy nhiên, quan niệm này khá sai lầm.
Cách thức trên còn phụ thuộc khá nhiều vào thiết kế của chiếc xe. Với những chiếc tay ga có pô hay quạt gió nằm thấp thì cố gắng thế nào nước vẫn tràn vào. Chưa kể việc vặn ga quá mức có thể làm văng nước lên mọi người xung quanh.
Giữ đều tay ga
Video đang HOT
Những ổ gà hay ổ voi dưới làn nước kia có thể làm cho lái xe té ngã. Cách tốt nhất trong những trường hợp này đó là luôn giữ đều tay ga, đồng thời hạn chế giảm ga. Nếu muốn giảm tốc độ thì ban nên sử dụng phanh nhưng tay ga không được hạ để đảm bảo động cơ luôn hoạt động.
Tránh chạy xe tay ga vào đường ngập nước
Vào mùa mưa nên tránh cố chạy qua các đoạn bị ngập nước, nhất là khi nước ngập quá cao và đang tải nặng (chở hai). Khi bất đắc dĩ phải chạy qua các đoạn đường này. Do đó, nên giữ xe chạy ở vận tốc thấp, tăng ga nhẹ nhàng để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa.
Không sử dụng thắng trước khi vận hành trong trời mưa
Không sử dụng thắng trước khi vận hành trong trời mưa bởi độ bám kém của vỏ xe cùng phân phối trọng lượng không đều sẽ khiến xe dễ bị trượt, gây tai nạn.
Bảo dưỡng dầu hộp số
Sau khi xe bị ngập nước nên đưa ngay đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay dầu máy, dầu hộp số nhằm đề phòng trường hợp nước bị ngấm vào dầu.
Cần phải thay nhớt nếu xe bị nhập nước
Bạn không nên quên thay nhớt máy nếu xe bị ngập. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các bộ phận như xích, hệ thống phanh, trục xe, dây ga…để đảm bảo các bộ phận này không bị đọng nước dễ dẫn đến hư hỏng.
Theo VietQ
Đi xe tay ga trên đường đèo dốc - nguy hiểm hơn, cần nhiều kỹ năng hơn
Các loại xe tay ga phổ thông đa số là xe đô thị, không được khuyến khích cho những hành trình xa hoặc đi đường đèo dốc nếu bạn không có những kỹ năng tốt.
Tính từ đầu năm đến nay, đã có 12 vụ tai nạn giao thông xảy ra tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) - nơi các đoạn đường cua, dốc chiếm phần lớn. Đáng chú ý, các vụ tai nạn đều liên quan đến xe tay ga và đa phần nạn nhân là nữ. Đây chỉ là con số thống kê tại một điểm rất nhỏ ở nước ta, nơi địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích.
Nguyên nhân chính của các vụ tai nạn này là do người điều khiển xe tay ga thiếu kỹ năng đi đường cua, dốc hoặc có thể phương tiện không đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn.
Trên thực tế, đa phần xe tay ga phổ thông và cao cấp trên thị trường hiện nay đều là xe đô thị, không được khuyến khích đi đường xa hoặc đường có địa hình đặc biệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể vượt những chặng đèo dốc với xe tay ga nếu trang bị đủ kỹ năng cần thiết.
Một trong những kỹ năng đi đèo an toàn là luôn giữ một khoảng tốc độ ổn định, thường là 20-30 km/h. Khi đi đèo, nhiều người có thói quen tắt động cơ để xe trôi tự do xuống dốc rồi rà phanh nhằm tiết kiệm xăng. Đây là điều tối kỵ khi đi đèo vì vừa gây hại cho xe cũng như nguy hiểm đến người điều khiển.
Mặt khác, khi thả trôi xe trên đường dốc thì lực quán tính của xe sẽ ngày càng lớn và dẫn đến tốc độ nhanh dần lên. Khi đến khúc cua hoặc gặp phải chướng ngại vật, người điều khiển bắt buộc sử dụng phanh tay gấp vì đã không còn phanh động cơ. Đối với những xe động cơ đặt phía sau như xe tay ga, phanh gấp thường dẫn đến tình trạng đuôi xe bị văng qua một bên và xảy ra tai nạn.
Không rà phanh hoặc giữ phanh tay trong thời gian dài
Hầu hết người điều khiển xe tay ga khi đổ đèo, dốc đều giảm tốc độ bằng cách rà cả phanh trước và sau của xe trong suốt quá trình xuống dốc. Hành động này vô tình khiến cho hệ thống phanh nóng dần lên và đến một nhiệt độ nào đó, hệ thống phanh sẽ hoàn toàn mất tác dụng (hiện tượng mất phanh tạm thời).
Khi gặp tình huống mất phanh do rà phanh lâu, bạn nên tấp xe vào lề và cho hệ thống phanh "nghỉ ngơi". Sau khi nhiệt độ hạ xuống, phanh sẽ hoạt động trở lại. Dù phanh hoạt động trở lại, việc rà phanh trong thời gian dài sẽ gây hại cho piston, gây hao mòn đĩa phanh và má phanh. Thay vì sử dụng phanh tay, bạn nên sử dụng cơ chế phanh động cơ trên xe tay ga.
Sử dụng phanh động cơ thay cho phanh tay
Dù không có từng cấp số động cơ như xe số, xe tay ga vẫn có cơ chế phanh động cơ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng xe tay ga không có cơ chế phanh động cơ nên chỉ sử dụng phanh tay thông thường. Khác với xe số, xe tay ga lợi dụng độ bám của nồi để giữ xe ở một tốc độ nhất định, đủ an toàn.
Làm sao để kích hoạt chế độ phanh động cơ trên xe tay ga? Để sử dụng phanh động cơ, tốc độ của xe phải trên 15 km/h. Lúc này, bạn cần vặn nhẹ ống ga để các lá bố bung ra, xe sẽ bị ghì nhẹ lại. Khi cảm nhận được xe bị ghì lại, bạn hãy nhả ống ga ra, động cơ sẽ tiếp tục ghì bánh xe lại tương tự cách phanh động cơ trên xe số. Bằng cách giảm tốc này, người điều khiển xe tay ga có thể hạn chế được việc sử dụng phanh tay khi đổ đèo.
Chuẩn bị đầy đủ cho người và xe
Tại Việt Nam, những cung đường đèo thường gắn với những chuyến phượt của cộng đồng phượt thủ. Vì vậy, trước khi đi phượt, bạn cần kiểm tra trang bị trên xe, đảm bảo mọi thứ vẫn ở trong trạng thái vận hành tốt.
Ngoài chuẩn bị cho xe, bạn cũng cần trang bị cho chính bản thân mình. Cần đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm chứng minh thư, giấy phép lái xe và giấy tờ xe. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị các loại bảo hộ cho cơ thể như mũ bảo hiểm 3/4 hoặc mũ cả đầu, áo, quần bảo hộ, găng tay và giày.
Tuân thủ các nguyên tắc khi đi đèo
Nếu đi theo đoàn, bạn nên đi theo hàng một và tuân thủ chỉ dẫn của người trưởng đoàn. Nếu độc hành, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc cơ bản khi đi trên đèo như không lấn làn, không vượt quá tốc độ cho phép, không vượt xe khi bị khuất tầm nhìn hoặc khi vào cua.
Trước khi vào đoạn đèo, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để khi vào đèo sẽ giảm bớt tình trạng "say cua". Nếu bị tình trạng này, bạn nên đỗ xe sát vào lề và nghỉ ngơi chốc lát để lấy lại sự tỉnh táo.
Theo Zing
Xe tay ga Honda Lead cũ giá siêu đắt 200 triệu đồng Một chiếc xe tay ga Honda Lead đời cũ có gián 200 triệu đồng đắt gấp 5 lần giá xe mới hiện nay khiến nhiều người tò mò. Mới đây, một chiếc Honda Lead đời 2017 được chủ nhân ở Hà Nội rao bán với giá gần 200 triệu đồng. Mức giá này cao gấp 5 lần so với giá xe mới và...