Nguyên tắc sống còn khi sơ cứu nạn nhân bị tạt axit
Sau vụ việc thiếu uý công an tạt axit vợ sắp cưới ở Đà Nẵng, chúng ta cần nắm rõ các khâu sơ cứu để hạn chế tối đa quá trình axit hút nước của cơ thể, giúp nạn nhân bị tạt axit giảm thiểu rủi ro.
Do mâu thuẫn, cựu thiếu úy công an tạt axit vợ sắp cướikhiến mặt cô bị biến dạng. Sự việc xảy ra ở Đà Nẵng này đã khiến không ít người bàng hoàng, đau xót.
Sau vụ tạt axit vợ sắp cưới đáng tiếc trên, chúng ta cần tìm hiểu các khâu sơ cứu nạn nhân bị tạt axit nhằm hạn chế rủi ro. Theo các chuyên gia, axit có tính oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit sẽ phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ, gây hoại tử.
Gương mặt biến dạng của cô gái bị chồng sắp cưới là thiếu úy công an tạt axit ở Đà Nẵng. Ảnh: Internet.
Bác sĩ khuyến cáo, bỏng axit đa phần là bỏng sâu, phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên khâu sơ cứu khi bị bỏng axit rất quan trọng, có thể giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân.
Theo đó, việc duy nhất nên làm trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện là dùng nước sạch rửa vào vùng bị tạt axit. Biện pháp này sẽ giúp hạn chế tối đa quá trình axit hút nước của cơ thể.
Axit có tính tàn phá rất mạnh và có tác dụng ngay lập tức. Do đó, chúng ta phải sơ cứu cho axit trôi đi nhanh nhất có thể bằng các loại nước. Trong trường hợp không thể tìm thấy nước sạch, bạn có thể dùng nước dưới ao, sông, hồ. Mặc dù nước có thể bẩn nhưng vẫn rất tốt trong quá trình sơ cứu.
Video đang HOT
Trong qua trình rửa bằng nước, chúng ta không kỳ cọ, chà sát da, để nguyên quần áo. Xả nước như vòi hoa sen là tốt nhất, khoảng 5 phút, axit sẽ hút nước đó, hạn chế tác hại trên da.
Trong trường hợp uống phải axit, nạn nhân nên uống ngay lòng trắng trứng gà sau đó chuyển đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được uống dung dịch trung hòa bởi có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá. Không nên đặt thông vào dạ dày để rửa vì có thể làm thủng dạ dày.
Đối với trường hợp axit dính lên mặt và vào mắt, nạn nhân cũng phải rửa mắt dưới vòi nước lạnh ít nhất 30 phút bằng cách nghiêng đầu qua một bên, chớp mắt nhiều lần để nước xối axit chảy xuôi theo thái dương và xuống đất.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Axit tàn phá cơ thể như thế nào?
Axit có thể gây bỏng, hoại tử da, điếc, mù mắt thậm chí tính mạng của nạn nhân cũng bị đe dọa.
Axit là chất oxy hóa cực kỳ nguy hiểm. Khi bị tiếp xúc với chất axit, chất hóa học này lập tức tác động lên cơ thể con người và gây ra những biến chứng lâu dài cả về thể xác và tinh thần.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huệ - nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia, do axit có thể phản ứng với các protein trên cơ thể bao gồm: da, móng tay, chân, tóc... nên khi tiếp xúc, axit nhanh chóng làm vón đông các protein trên da và hút nước của tế bào, gây ra những tổn thương nặng nề.
Bên cạnh đó, do đặc tính hút nước cực mạnh, nên không chỉ bề mặt da, mà ngay cả những bộ phận chứa sụn như tai, mũi khi tiếp xúc với axit cũng sẽ bị axit hút cạn kiệt nước, phá hủy sụn từ ngoài vào trong.
Đây chính là nguyên nhân khiến khuôn mặt của nhiều nạn nhân bị tạt axit bị biến dạng nghiêm trọng, thậm chí bị điếc, mù, mất hẳn tai, mũi, mắt, môi... Việc ăn uống, sinh hoạt của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Một cô gái mới đây bị chồng chưa cưới tạt axit. (Ảnh: Xuân Tiến)
Không thể phục hồi hoàn toàn
Bác sĩ Huệ cho biết, thông thường, những tổn thương do axit gây ra phụ thuộc vào thời gian và loại axit tiếp xúc lên bề mặt da. Vết bỏng càng sâu, càng để lâu sẽ càng dễ bị hoại tử, biến chứng gây ra càng lớn và khả năng phục hồi được như ban đầu gần như không thể.
"Những vết thương có thể kể đến như bỏng rát toàn bộ vùng da bị tổn thương, thậm chí nếu bị axit đậm đặc tạt lên người, đầu, axit hoàn toàn có khả năng phá hủy, ăn mòn tóc, da đầu và cả hộp sọ. Da vùng bị tổn thương lúc này cũng khó có thể tái tạo lại được", bác sĩ Huệ nói.
Cũng theo ông Huệ, nạn nhân dù không tiếp xúc trực tiếp với axit mà chỉ cần ngửi phải những loại axit đậm đặc cũng sẽ có nguy cơ bị phù nề, khó thở, thậm chí lâu dài tính mạng cũng bị đe dọa. Bởi vậy, cần tránh xa loại hóa chất nguy hiểm này.
Sơ cứu đúng cách nạn nhân bị tạt axit
Theo các chuyên gia, bỏng axit đặc biệt nguy hiểm, có tính sát thương cao, nếu không được cấp cứu, sơ cứu kịp thời, đúng cách có thể gây chết người. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là cần hiểu đúng về phương pháp sơ cứu người bị bỏng axit như thế nào để hạn chế tối đa sát thương do hóa chất gây ra.
Sơ cứu người bị bỏng axit rất quan trọng. (Ảnh: Zing)
Cụ thể, khi gặp người bị bỏng axit, trong khoảng thời gian trước khi nạn nhân tới bệnh viện, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới vòi nước đang chảy để xả, rửa trôi lượng axit đang tồn đọng trên vết thương. Thời gian xả khoảng từ 5 đến 15 phút tùy vào tình huống.
Tuy nhiên, nếu axit là dạng bột, bạn cần loại bỏ hoàn toàn axit ra trước khi xả nước vào vết thương cho nạn nhân. Hành động này giúp hạn chế tối đa việc axit hút nước của cơ thể, qua đó giảm bớt được phần nào sát thương gây ra.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, để tránh sai lầm khi sơ cứu người bị bỏng axit, khi sơ cứu, tuyệt đối không được chà sát mạnh, kỳ cọ trên da người bị nạn.
Đối với trường hợp bị axit bắn vào mắt, việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn, tránh để họ dụi mắt, vì việc này có thể gây tổn thương thêm nặng. Việc cần làm lúc này là lấy nước đun sôi để nguội rửa sạch mắt khỏi bị tổn thương bởi axit rồi nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị bỏng axit, để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần tuyệt đối không được chữa mẹo mà bôi mỡ, kem đánh răng hay các dung dịch khác lên da. Bởi việc làm này sẽ khiến vết thương càng trở nên trầm trọng, thậm chí nhiễm trùng nặng rất nguy hiểm.
Theo VTC
Người phụ nữ bị chồng tạt axit, cơ hội sống chỉ vẻn vẹn 10% và hành trình tìm lại cuộc đời mình Một năm rưỡi gắn liền với những ca phẫu thuật ghép da đau đớn sau tai nạn bạo hành từ người chồng, chị Huyền vẫn luôn giữ cho mình nụ cười lạc quan: 'Mọi người thương mình, mình không được phụ lòng mọi người'. Câu chuyện về người phụ nữ trẻ bị chồng cũ tạt axit nhưng kiên cường chiến đấu vì lẽ...