Nguyên tắc “sống còn” khi con nằm điều hòa
Muốn con không ho, không ốm khi nằm điều hòa, mẹ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này.
Điều hòa dường như đã trở thành “vật bất ly thân” đối với trẻ nhỏ trong mùa hè. Ngay cả với những em bé sơ sinh cũng đã có thể được nằm điều hòa ngay từ khi mới sinh ra. Điều hòa có tác dụng làm mát không khí, tạo sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nó cũng là cơ hội để gió lạnh nhân tạo kéo dài nhiều giờ hay sự chênh lệch nhiệt độ nóng – lạnh giữa bên ngoài và bên trong phòng “tấn công” sức khỏe trẻ.
Để không lo con ốm, ho khi nằm điều hòa, mẹ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này
Nhiệt độ điều hòa thích hợp
Thân nhiệt của trẻ em không giống người lớn, chính vì vậy nhiệt độ phòng phù hợp cho người lớn chưa chắc đã khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, vì vậy, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy. Vậy nhưng nếu để lạnh quá cũng rất dễ khiến con bị ho, cảm. Thông thường trong các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 27-29 độ C.
Một mẹo nhỏ nữa cho mẹ, khi trẻ nằm điều hòa, nên để mức nhiệt độ theo quy tắc: Khi người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh.
Cho con uống nhiều nước
Uống nhiều nước chưa bao giờ là lời khuyên thừa. Việc đáng lo ngại nhất của trẻ khi nằm phòng điều hòa là bị mất nước. Mất nước không những khiến cơ thể suy nhược, dễ bị ốm mà còn khiến con hay gặp táo bón do phân cứng khó tiêu. Mẹ nên bổ sung cho bé thật nhiều nước khi con nằm điều hòa. Cho dù đó là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp…thì đều có công dụng bù nước cho cơ thể trẻ.
Ngoài ra mẹ còn cần lưu ý thêm một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, đó là nên ăn nhiều rau quả, trái cây hơn một chút.
Khi bật điều hòa cho trẻ, người lớn đi vào phòng trẻ sơ sinh phải thấy hơi nóng và toát mồ hôi thì là vừa, nếu người lớn cảm thấy mát thì trẻ sơ sinh sẽ lạnh. (ảnh minh họa)
Không bật điều hòa 24/24
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Mỗi ngày, ít nhất mẹ phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.
Video đang HOT
Qui tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Những triệu chứng phổ biến của bé là ho, sốt, ngạt mũi… có thể xuất hiện sau khi nằm điều hòa trong thời gian lâu.
Giữ vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho phòng
Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên lau dọn, nếu không những loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú sẽ trở thanh nguồn gốc phát sinh bệnh cho em bé. Ngoài ra khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nếu không có điều kiện mua máy phun sương hay máy hơi nước tạo độ ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
Kỹ năng xử lý đúng khi con gặp các bệnh về điều hòa
Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ, viêm họng mới chớm khi nằm điều hòa, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong, quất ngâm đường phèn, lê hấp đường hay cam nướng muối tinh…đều có tác dụng chữa bệnh.
Nghẹt mũi: không khí khô lạnh dẫn đến nghẹt mũi là khó chịu nhất cho trẻ nhỏ. Để giảm nghẹt mũi mẹ cần thường xuyên xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của bé. Một phương pháp nữa, đó là xông hơi mũi cho bé bằng cảm xuyên hương theo hướng dẫn này. Chỉ cần lưu ý nhiệt độ nước không quá 50 độ và khoảng cách nước – mũi bé không nên quá gần để tránh bỏng.
Ngoài ra, mẹ có thể massage mũi con bằng cách lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng xoa bóp mũi bé từ trên xuống dưới, làm nhiều lần trong ngày cũng có thể giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Cảm lạnh, sốt: Khi con đã bị cảm lạnh hay sốt tức là lúc hệ thống miễn dịch đã cần phải hoạt động hết công suất. Nếu bé bị lặp đi lặp lại, sốt cao hơn 3 ngày kèm theo các biểu hiện ớn lạnh, đau đầu hay co giật thì mẹ cần đưa con đi khám bác sỹ ngay lập tức.
Theo Khampha
Mẹo đơn giản chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà
Ho cảm (ho kèm sổ mũi, nghẹt mũi) là một trong những biểu hiện rất thường gặp của các bệnh lý về đường hô hấp.
Về mặt khoa học ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể vì giúp tống xuất nhanh những tác nhân gây bệnh ở đường hô hấp như vi khuẩn, vi rút, khói bụi ô nhiễm...hạn chế mầm bệnh có thể gây bất lợi cho trẻ. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính vẫn được xem là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm siêu vi nếu được theo dõi và chăm sóc đúng cách, nhất là triệu chứng ho cảm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian bị bệnh và mau hồi phục.
Ảnh minh họa.
Cách chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà
Theo khuyến cáo của ThS, BS Đinh Thạc, bệnh viện Nhi đồng 1, nếu trẻ bị ho cảm thông thường được bác sĩ điều trị cho về nhà theo dõi, phụ huynh nên chăm sóc trẻ đúng cách như sau:
- Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên "ép trẻ ăn". Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.
- Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau "lướt qua" bệnh tật để sớm hồi phục.
- Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc - thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị.
- Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản
Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).
Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
- Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau
Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.
Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.
Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.
Dấu hiệu nguy hiểm:
- Không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.
- Nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu "nôn tất cả mọi thứ".
- Co giật: trong cơn co giật, mắt trẻ thường "đứng tròng" hoặc "giật giật", các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc không sốt.
- Li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.
Dấu hiệu bệnh nặng:
- Thở nhanh: đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ
từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.
- Thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.
- Thở rít: phụ huynh để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực - bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.
Theo Vnmedia
Lợi ích của tiêu đen Tiêu đen là một trong những loại gia vị được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực và cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Ngoài chất piperine giúp tạo nên mùi vị đặc trưng, tiêu đen còn có chứa sắt, kali, can-xi, man-gan, kẽm, crôm, vitamin A, C và nhiều dưỡng chất khác. Hãy sử dụng...