Nguyên tắc khi mượn xe ô tô của người khác
Rửa xe và đổ đầy bình xăng trước khi trả lại là phép lịch sự tối thiểu khi mượn xe. Ngoài ra, còn có một số điều khác mà bạn cần lưu ý khi mượn xe hơi.
1. Không vi phạm luật giao thông
Lái xe của người khác phải đặc biệt cẩn thận, tuân thủ luật giao thông và đừng vi phạm dù chỉ một lỗi nhỏ. Nếu chẳng may vi phạm luật giao thông khi lái xe, bạn sẽ bị phạt và thậm chí gây rắc rối cho chủ xe, điều này sẽ khiến người cho mượn xe mất lòng tin và tất nhiên sẽ không cho bạn mượn lần sau.
Dù là một chiếc xe hạng sang hay bình dân đã qua sử dụng thì đó đều là tài sản quý đối với người chủ của nó. Không ai muốn chiếc xe của mình bị phạm lỗi, nhất là khi dính đến các vấn đề pháp lý.
2. Không ăn uống đồ có mùi, hút thuốc trên xe
Chúng ta nên giữ gìn cẩn thận khi mượn xe của người khác. Một trong những điều không nên làm là ăn uống, hút thuốc trong xe. Trước hết, hút thuốc làm cho xe có mùi khói khó tan, đồng thời nếu không chú ý, tàn thuốc rất dễ gây cháy và để lại lỗ nhỏ trên một số bề mặt da, vải của nội thất xe, gây phiền hà và tốn kém để sửa chữa.
Không ăn uống đồ có mùi, hút thuốc trên xe
Ngoài ra, không nên ăn trên xe, đặc biệt là đồ cay, dầu mỡ và có mùi. Nếu bạn bất cẩn làm đổ, rơi vãi thức ăn, rất dễ để lại mùi khó chịu và các vết ố bẩn trên xe. Chúng có thể phải mất rất lâu, rất nhiều công sức mới khử được hết. Vì vậy, để không xảy ra nhưng trường hợp xấu hổ như vậy, chúng ta không nên ăn uống trên xe, đặc biệt là xe mượn của người khác.
Video đang HOT
3. Không được đóng mạnh cửa
Có người lo lắng cửa xe đóng không chặt nên mỗi lần ra vào xe đều đóng cửa xe rất mạnh. Mặc dù hành động này không thế khiến toàn bộ cánh cửa rơi ra, nhưng phần cửa sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, bởi đây là khu vực lắp ráp yếu hơn các phần khác trên cánh cửa xe. Bên trong cửa xe có một số lượng lớn các bộ phận, đường nét như hệ thống nâng cửa sổ, loa cửa… rất dễ bị ảnh hưởng dẫn đến lỏng lẻo và hư hỏng.
Bên cạnh đó, gioăng cao su trên cửa xe cũng sẽ bị tác động. Đây là bộ phận có tác dụng giảm lực giữa cánh cửa và thân xe khi đóng. Cấu tạo của gioăng cao su là silicon và cao su nên theo thời gian nó có thể bị khô, sau đó cứng dần và vỡ khi bị tác động mạnh.
Khi mượn xe của người khác, hãy nhớ chọn đường lái tốt nhất, ví dụ: đi đường cao tốc là tốt nhất, tiếp theo là đường quốc lộ, cuối cùng là tránh đường núi, đường quê hẹp và hiểm trở.
Đường thôn xóm ngõ hẹp sẽ có nhiều cành cây khô gây va quẹt và làm xước xe, đặc biệt là xe gia đình thông thường có nước sơn tương đối mỏng. Tương tự, đường núi sẽ dễ làm hỏng khung xe, nếu chẳng may bị va chạm thì không những tốn tiền sửa mà còn gây khó xử với bạn bè. Ngoài ra, lốp xe, hệ thống treo, ống xả,… là những bộ phận dễ bị hư hỏng khi bạn điều khiển xe đi vào đoạn đường xấu, có nhiều ổ gà, nhấp nhô.
Ô tô bị ngập nước, bảo hiểm sẽ bồi thường thế nào?
Xe ôtô bị ngập nước dẫn đến hỏng hóc là điều mà không chủ xe nào mong muốn, đặc biệt trong tình hình mưa lũ. Vậy trong trường hợp này, bảo hiểm có chi trả cho hỏng hóc của ôtô?
Bảo hiểm ô tô ngập nước là điều khoản thuộc quyền lợi bổ sung khi khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô. Tuy nhiên việc bồi thường bảo hiểm xe ô tô phụ thuộc vào các điều khoản trong hợp đồng khi chủ xe ký với bên bán bảo hiểm.
Thông thường, quy tắc bảo hiểm vật chất xe ô tô sẽ bao gồm các phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho tai nạn bất ngờ, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp va chạm, hỏa hoạn, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào; bảo hiểm cho những thiên tai bất khả kháng.
Do đó, trong trường hợp xe đang đỗ trong gara hoặc ngoài đường mà bị ngập nước do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dẫn đến hỏng hóc thì sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường chi phí sửa chữa, bao gồm cả các vấn đề về hệ thống điện do ngập nước.
Bảo hiểm ô tô ngập nước là điều khoản thuộc quyền lợi bổ sung khi khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô
Tuy nhiên, nếu xe bị gặp vấn đề về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng ngập nước thì được đưa vào mục điều khoản loại trừ, chủ xe không nhận được bồi thường.
Với trường hợp xe bị thuỷ kích, chủ xe cũng cần nắm rõ các vấn đề liên quan. Các hãng bảo hiểm thường nêu rõ, chỉ bảo hiểm xe bị thuỷ kích với trường hợp do lỗi vô ý, bất khả kháng của lái xe.
Theo đó, thủy kích là hiện tượng xe bị hư hỏng do ngập nước. Các trường hợp xe bị thủy kích được tính đến đó là:
- Trường hợp 1: Xe đang nổ máy và đi qua vùng ngập nước khiến nước tràn vào động cơ, gây ra hư hại.
- Trường hợp 2: Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước và đột ngột bị tắt máy. Tuy nhiên người lái xe vẫn cố tình khởi động xe khiến nước tràn vào làm động cơ bị hư hỏng nặng.
Thủy kích là hiện tượng xe bị hư hỏng do ngập nước
Gặp phải các trường hợp này, nếu chủ xe đã mua bảo hiểm ô tô trong đó có tham gia thêm quyền lợi bổ sung bao gồm điều khoản bồi thường xe bị thủy kích ở phụ lục thì sẽ được phía công ty bảo hiểm xem xét và bồi thường khi bị thủy kích.
Thực tế, còn tùy vào tính chất và nguyên nhân xe bị thủy kích mà hãng bảo hiểm sẽ xem xét chủ xe nhận được bồi thường bao nhiêu %.
Chủ xe cũng cần lưu ý thêm, khác với các vụ tai nạn giao thông cần phải có biên bản của cơ quan Công an, những vụ xe bị ngập nước, thuỷ kích thì chỉ cần hình ảnh và xác minh tại hiện trường của nhân viên bảo hiểm là đủ.
Những trường hợp được tính đến như:
- Trong trường hợp 1, xe bị thủy kích có thể sẽ nhận được bồi thường từ công ty bảo hiểm lên đến 100% chi phí sửa chữa nếu điều khoản này có trong hợp đồng. Tuy nhiên, đa số công ty bảo hiểm chỉ đền bù 70-80% chi phí sửa sữa cho trường hợp này với lý do khách hàng phải có trách nhiệm tự cân nhắc có nên tiếp tục đi vào đường bị ngập hay không.
Theo kinh nghiệm, nếu khu vực đó có mực nước cao hơn 1/2 bánh xe thì không nên đi qua
- Trường hợp 2, hầu hết các công ty bảo hiểm sẽ từ chối đền bù cho những hư hỏng, thiệt hại vì đây hoàn toàn là lỗi chủ quan của lái xe.
Khi tham gia bảo hiểm thủy kích, chủ xe sẽ được đội cứu hộ của công ty bảo hiểm hỗ trợ, giúp khắc phục sự cố nhanh chóng và giảm thiệt hại xuống mức tối đa.
Ngoài ra, mức bồi thường thiệt hại đối với những ảnh hưởng do thiên tai còn phải căn cứ vào thiệt hại thực tế. Việc này sẽ được giám định tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm để bồi thường cho chủ xe theo quy định.
Do đó, để tránh những thiệt hại trong các tình huống lái xe vào vùng ngập nước, người lái cũng nên xác định xem xe của mình có khả năng lội qua hay không. Khi di chuyển vào vùng ngập, cần xác định xem chiếc xe của mình có khả năng lội qua hay không. Theo kinh nghiệm, nếu khu vực đó có mực nước cao hơn 1/2 bánh xe thì không nên đi qua.
Những cách tăng sức mạnh động cơ hiệu quả Theo năm tháng, động cơ của chiếc xe ô tô của bạn cũng sẽ đến lúc xuống cấp và yếu dần, không còn hoạt động mạnh mẽ như ban đầu. Một số cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này và giúp động cơ ô tô lấy lại phong độ. Chạy lại chương trình điều khiển Chạy lại...