Nguyên tắc để nàng dâu luôn “trụ vững” trước mẹ chồng
Với 4 nguyên tắc sau, nếu tuân thủ, đảm bảo bạn sẽ chinh phục được những bà mẹ chồng khó tính nhất.
1. Không bao giờ dựa dẫm vào chồng
Bạn có thể là một cô gái yếu đuối và cần một bờ vai. Nhưng chí ít, đó là một bờ vai về tinh thần. Về phương diện kinh tế, để có tiếng nói trong gia đình, đặc biệt để là một nàng dâu vững vàng trong mắt mẹ chồng, bạn không thể là một người phụ thuộc kinh tế vào chồng. Bạn càng phụ thuộc vị trí của bạn càng thấp đi trong mắt mẹ chồng.
2. Đừng bao giờ tỏ ra thách thức
Có nàng dâu tỏ ra “ghét” mẹ chồng ra mặt, thậm chí còn tỏ thái độ thách thức. Từ những việc nhỏ hàng ngày như dắt xe, nhờ chở đi đâu, nhờ mua cái gì… nếu có thể làm được, bạn nên tự chủ. Nhiều nàng dâu biết mẹ chồng tỏ ra không thích thì càng cố làm để thỏa mãn cảm xúc cá nhân. Nhưng hãy hiểu rằng, càng làm như vậy căng thẳng càng leo thang mà người cuối cùng thiệt thòi trong mối quan hệ ba người: nàng dâu – chồng – mẹ chồng, thì phần thiệt chắc chắn ở phía nàng dâu. Thay vào đó, hãy cộng hưởng, hãy tỏ ra ngoan ngoãn rồi bạn sẽ thu phục được những góc nhìn khó tính nhất.
3. Tránh kể lể, nói xấu
Nói xấu người khác là việc làm rất dễ và nó giúp bạn thỏa mãn được sự bực tức trong lòng. Tuy nhiên hãy luôn nghĩ đến những hậu quả mà bạn sẽ nhận về. Cho dù có thể bạn không sợ nhưng lời nói qua tai một người và đến tai người khác đã méo mó đi rất nhiều, đôi khi im lặng và bình tĩnh cũng là câu giải thích tích cực. Hãy học cách chôn vùi nỗi ấm ức hoặc giải quyết nó theo cách khác, chứ không phải cách nói với người thứ ba.
Ngoài ra, bạn cũng đừng nói xấu bất cứ ai trước mặt mẹ chồng cũng đừng chê bai người ta. Mẹ chồng sẽ nghĩ bạn là người hay thích thọc mạch, đưa chuyện. Và điều này càng khiến bà cảm thấy khó chịu, ngột ngạt mà thôi.
Video đang HOT
4. Không tranh cãi khi không cùng quan điểm
Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng đồng thuận quan điểm khi nhìn nhận một vấn đề, nhất là khi hai người ở những thế hệ khác nhau. Bởi thế, nếu hai người cùng đưa ra một vấn đề mà bất đồng quan điểm thì tốt nhất, bạn nên là người rút lui. Vì nếu cứ tiếp tục tranh cãi, với mẹ chồng khó tính như vậy, bạn sẽ chẳng đạt được kết quả gì mà lại mất hết tình cảm, mẹ con khó chịu với nhau.
Theo Gia đình/Gia đình & Xã hội
Phát điên vì vợ đi đâu cũng nói xấu con riêng của chồng
Tôi thật không ngờ, phía sau vẻ hiền lành, dịu dàng, ngon ngọt ấy lại là người phụ nữ 2 mặt, thảo mai...
Tôi đã trải qua một lần thất bại cay đắng trong hôn nhân, vợ đầu của tôi khi đó từng là mối tình đầu, là người con gái tôi nhất mực yêu thương trong suốt hơn 5 năm trời.
Ngày còn yêu nhau, Loan - vợ tôi là người phụ nữ rất đáng yêu, em cá tính, mạnh mẽ, kiêu kỳ và có lối sống khá phóng khoáng, cũng chính những điều này đã thu hút tôi. Khi tôi đưa Loan về ra mắt gia đình, ai cũng đều phản đối, vì mẹ tôi nói Loan không phù hợp để có thể làm trong bổn phận dâu con (em làm trong ngành hôi họa), nhưng tôi vẫn quyết không thay đổi, tìm đủ mọi cách để có thể được gia đình đồng ý, cuối cùng thì mẹ tôi cũng xuôi.
Cưới được hơn 2 tháng thì vợ có bầu, suốt thời gian bầu bí, em không đi đâu mà chỉ loanh quanh ở nhà nội trợ, dưỡng thai, đây cũng chính là thời gian vợ chồng tôi hạnh phúc, yên ổn nhất.
Ảnh minh họa
Sau khi sinh con một thời gian, Loan nói với tôi, thời gian qua em đã hi sinh nhiều cho gia đình rồi, bây giờ là thời gian để em đầu tư cho công việc và đam mê của mình. Vậy là từ thời điểm đó, vợ tôi đi ngày đêm, có những chuyến đi kéo dài mấy ngày mà theo em là tìm "cảm hứng sáng tạo". Từ đó, vợ chồng tôi thường xuyên xích mích, bởi em phó mặc con cho ông bà nội, chẳng ngó ngàng gì đến con, tôi nói thì em nói tôi ích kỷ, không biết thông cảm cho vợ.
Tình cảm vợ chồng ngày càng xa cách, nguội lạnh. Đến khi con trai tôi 2 tuổi thì vợ chồng tôi chia tay, bởi không còn tìm thấy tiếng nói chung trong cuộc sống nữa.
Con trai ở với tôi, vì tôi không yên tâm để con theo vợ, bởi chắc chắn Loan không thể chăm sóc cho con chu đáo.
Sau khi chia tay, chúng tôi cũng ít gặp lại nhau, Loan vẫn theo đuổi đam mê hội họa của mình, rất ít khi cô ấy đến thăm con. Còn tôi, có lẽ vì buồn chuyện gia đình nên chỉ muốn tập trung cho sự nghiệp, cũng nhờ có vậy, tôi dường như có động lực phấn đấu hơn. Sự nghiệp của tôi tiến triển rất tốt đẹp.
Hơn 3 năm trôi qua, chuyện cũ cũng nguôi ngoai, tôi dần quen với cuộc sống độc thân thì số phận lại đưa đẩy cho tôi gặp và yêu Phương - cô sinh viên mới tốt nghiệp đại học đến cơ quan tôi làm việc.
Mới tiếp xúc tôi thấy Phương là người rất nhẹ nhàng, ăn nói khéo léo, không bao giờ tức giận, lúc nào cũng nhỏ nhẹ với tất cả mọi người. Nói chung, ở bên cạnh Phương, tôi thấy lòng mình rất bình yên, nhẹ nhõm. Có lẽ, sau quá nhiều bão giông và thất bại trong cuộc đời, được ở cạnh một người hiền dịu như Phương là điều tôi thấy rất vui và hạnh phúc.
Phương biết hoàn cảnh của tôi nhưng vẫn chấp nhận yêu và ở cạnh tôi. Đến giờ, tôi vẫn luôn biết ơn Phương vì điều đó. Tình yêu của chúng tôi cũng gặp cản trở từ phía gia đình Phương, nhưng chúng tôi đã cùng nhau vượt qua. Đám cưới là cái kết có hậu cho cuộc tình của chúng tôi.
Sau khi kết hôn, tôi chuyển ra ở riêng, cũng bởi tôi không muốn gây áp lực làm dâu cho Phương nữa. Bởi đã trải qua một lần đổ vỡ, nên tôi hết sức trân trọng cuộc hôn nhân này, tôi rất sợ sẽ đi vào vết xe đổ của chính mình. May cho tôi, con trai và Phương rất hợp nhau, thằng bé khá quấn Phương, nó cũng gọi Phương là mẹ và Phương cũng tỏ ra khá yêu quý, chiều chuộng thẳng bé.
Khi con trai chuẩn bị vào lớp 1, tôi và vợ cũ có nói chuyện với nhau. Cô ấy nói muốn cho con học ở trường Quốc tế, tuy học phí có đắt một chút nhưng điều kiện học tập và phát triển rất tốt, ở đó, con trai tôi có thể thoải mái phát huy khả năng của mình. Tôi thấy thế cũng được nên quyết định như vậy. Không ngờ, Phương biết chuyện lại phản đối kịch liệt, em cho rằng không cần thiết phải như thế, nên để tiền để lo cho con cái về sau nữa. (Thời điểm đó Phương đang có bầu song thai, chuẩn bị sinh).
Tôi không đồng ý vì cho rằng việc đầu tư cho giáo dục để con cái mình có điều kiện phát triển thì dù có tốn đến mấy tôi cũng chấp nhận được. Hơn nữa, tôi có khả năng về kinh tế, dù không được mức tiêu thoải mái như trước đây thì tôi vẫn có thể lo cho gia đình một cuộc sống không thiếu thốn.
Vậy là tôi và vợ cũ vẫn nhất trí việc cho con đi học ở trường Quốc tế. Một thời gian sau, trong một lần đi họp phụ huynh, thầy giáo chủ nhiệm với với tôi rằng thằng bé bộc lộ khả năng rất tốt về hội họa, khuyên tôi nên cho con theo học một lớp năng khiếu, sẽ rất có ích cho tương lai sau này. Tôi nghĩ, thằng bé thừa hưởng từ mẹ khiếu hội họa đây mà. Sau vài lần thầy giáo động viên, tôi quyết định tìm một lớp dạy năng khiếu gửi con theo học. Cũng vì chuyện này mà Phương ấm ức với tôi, cô ấy nói, làm gì cũng tự quyết, không coi cô ấy ra gì. Rồi bảo tôi làm ra được bao nhiêu mà chi như thế, đến lúc lấy gì nuôi 2 đứa sắp chào đời.
Sau khi vợ tôi sinh con, vì 2 đứa trẻ nên mẹ tôi cũng sang trông cháu giúp vợ chồng tôi. Mối quan hệ giữa Phương và mẹ tôi khi đó cũng khá tốt đẹp. Bởi trước mặt bà, Phương cũng luôn tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép, biết ăn biết nói.
Lúc này, mọi gánh nặng tài chính đổ hết lên người tôi. Phương cũng chỉ có mấy chục triệu tiền chi trả bảo hiểm thai sản, nhưng số tiền này không là gì so với mức chi tiêu của gia đình tôi khi đó. Nhiều khi, cũng chính vì vấn đề kinh tế mà 2 vợ chồng có chút xích mích. Tôi luôn phải trấn an vợ rằng tôi đủ sức lo, nên vợ không phải nghĩ ngợi nhiều.
Cho đến 1 ngày, chính tai tôi nghe thấy Phương nói chuyện điện thoại với một người nào đó. Tôi thấy giọng cô ấy khá gay gắt nên tò mò nghe lén, giọng Phương rõ ràng: "Tiền thì không có mà a dua trường Quốc tế, chả biết học được không hay chỉ tổ phá tiền. Tao chả biết, chán lắm mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, con mình chưa xong mà phải nuôi con người đây này...".
Thực sự, lúc đó tôi thấy vô cùng choáng váng khi nghe những lời đó thốt ra từ chính người vợ hiền dịu của mình. Tôi không ngờ Phương lại có thể đi nói xấu chồng và con riêng như thế. Tôi đánh tiếng, Phương thấy thế vội vàng tắt điện thoại, đon đả nói: "Anh về rồi a? Vào tắm đi rồi ăn cơm không mệt". Chẳng hiểu sao, nghe những lời thảo mai đấy của vợ, tôi rợn cả da gà, nói khác hẳn với những lời nói xấu sau lưng khi nãy.
Tôi dù rất bực mình nhưng thôi cũng đành bỏ qua, coi như tôi nhịn một lần để giữ hòa khí gia đình vậy. Chứ con trai tôi, tôi biết, thằng bé rất ngoan lại chịu khó học hành, đi học về cũng thường giúp bố mẹ dọn nhà dọn cửa, tuy bé nhưng có ý thức độc lập rất cao.
Chuyện đó bẵng đi một thời gian, tôi cũng không để ý nữa thì lại xảy ra một chuyện khiến tôi rất tức giận và thất vọng. Đó là lần tôi lấy máy vợ gọi, vô tình đọc được đoạn chat giữa vợ và bạn. Mà nội dung cuộc nói chuyện vẫn là nói xấu con trai tôi. Phương nói, thằng bé hư hỏng, hay cãi láo, rồi dù rất ghét nhưng vẫn phải cho ngủ cùng giường và 2 con của cô ấy, đi chơi cũng phải cho đi cùng dù không muốn nhưng sợ làm mất lòng chồng, rồi mọi người để ý soi mói này nọ. Phương còn nói thằng bé biết được chiều, suốt ngày vòi vĩnh, đòi hỏi, lại còn lười biếng.
Tôi đọc mà thấy giận run cả người, những điều này thật sự là quá đáng. Con trai tôi còn bé, nó có biết gì đâu mà cô ấy có thể nói về nó như thế. Tôi cảm thấy thât vọng về vợ vô cùng, hóa ra đằng sau vẻ hiền lành, ngon ngọt lại là con người 2 mặt, thảo mai đến thế. Tôi phải làm gì đây, có nên nói chuyện thẳng thắn với cô ấy không? Bởi nếu giữ trong lòng, tôi thấy rất khó chịu, hơn nữa, để người ta hiểu sai về gia đình cũng như con trai tôi, tôi không chấp nhân được. Tôi chỉ sợ một điều, nói ra rồi lỡ có cãi nhau, vợ chồng có hề hấn gì làm sứt mẻ tình cảm thì tôi mệt lắm, tôi thực sự không muốn lặp lại quá khứ giống ngày xưa. Xin hãy cho tôi lời khuyên?
Theo Phunutoday
Để lừa tình, đàn ông thường nói xấu vợ Đàn ông đi ngoại tình thường nói xấu vợ với người thứ 3, để họ tin rằng sẽ có ngày anh ta bỏ vợ để cưới mình... Vợ chồng tôi cưới nhau từ năm 2001, đến nay cũng được hơn 10 năm, kinh tế hai vợ chồng tôi cũng thuộc dạng khá giả, nhưng cái tính trăng hoa, thích gái đẹp từ hồi...