Nguyên tắc đảm bảo lái xe an toàn mà mọi tài xế cần nắm rõ
Duy trì khoảng cách an toàn với xe khác; tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, hạn chế phanh gấp; ật đèn xi nhan sớm khi có ý định chuyển làn… là những nguyên tắc mà tài xế cần nắm rõ khi tham gia giao thông để tránh va chạm không đáng có trên hành trình.
Tập trung khi lái xe
Luôn dành sự tập trung cao độ để lái xe và yêu cầu các thành viên trên xe (nếu có) hạn chế nói chuyện để người lái tập trung.
Không nên mở nhạc to và phân công thành viên còn lại lưu ý tới những đứa trẻ để chúng không gây ra sự phân tâm cho tài xế.
Xây dựng lộ trình di chuyển hợp lý
Mỗi một hành trình, bạn cần xây dựng lộ trình phù hợp để tránh mất thời gian đi lạc vào đường cấm, khu vực đang ách tắc và khó tìm ra lối thoát. Nếu không thông thạo đường, bạn có thể tận dụng hệ thống định vị hoặc tính năng dẫn đường tích hợp trên màn hình trung tâm để lựa chọn hướng đi phù hợp.
Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, hạn chế phanh gấp
Dù đường đông và rất nôn nóng về tới đích nhưng bạn vẫn nên quan sát cẩn thận, chấp hành tín hiệu đèn giao thông tại các giao lộ ở ngã ba và ngã tư. Khi tới khu vực có đèn đỏ, hãy giảm tốc độ và dừng lại một cách từ từ, không phanh gấp.
Chờ đèn vàng hoặc đèn xanh còn dưới 3 giây hãy hãm phanh để giảm tốc độ. Tuyệt đối không nhấn ga khi đèn vừa chuyển xanh và quan sát kỹ các hướng, đảm bảo không có chướng ngại vật hay xe nào đang vượt đèn đỏ ở những cung đường ngõ khác.
Video đang HOT
Duy trì khoảng cách an toàn với xe khác
Điều quan trọng đối với tài xế điều khiển ôtô là chú ý các biển báo giao thông, di chuyển đúng làn đường và tuyệt đối không lấn làn dành đường của xe máy.
Bên cạnh đó, người lái cần giữ đều ga, kết hợp giữa chân ga, chân phanh để kiểm soát tốc độ. Không tăng ga đột ngột khiến người điều khiển phương tiện phía sau bất ngờ, không kịp xử lý tăng nguy cơ tai nạn. Luôn duy trì khoảng cách phù hợp với phương tiện phía trước và chú ý đề phòng tình huống xe máy cắt ngang hoặc vượt mặt.
Bật đèn xi nhan sớm khi có ý định chuyển làn
Đèn xi nhan không chỉ được sử dụng khi bạn rời khỏi điểm đỗ để đi vào làn đường mà còn được sử dụng trong những tình huống chuyển làn. Do vậy, tài xế cần chú ý bật đèn xi-nhan sớm để báo cho các phương tiện phía sau biết được ý định chuyển làn của mình.
Bên cạnh đó, bạn nên dùng gương chiếu hậu để đảm bảo các hướng đều đã an toàn khi chuyển làn.
Không lái xe khi đã uống rượu, bia
Nếu đã có nồng độ cồn trong máu, bạn không nên điều khiển ôtô, dù mức độ cồn nhiều hay ít. Cách tốt nhất sau những cuộc nhậu có uống rượu bia, bạn nên nhờ người khác lái xe để bạn có thời gian nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe.
Quy tắc tính chính xác khoảng cách an toàn giữa 2 xe
Khoảng cách an toàn giữa 2 xe chính xác là bao nhiêu mới đảm bảo an toàn? Nếu không giữ đúng khoảng cách an toàn có bị phạt không?
Quy tắc 2 giây, 4 giây có áp dụng ở Việt Nam không?
Theo các chuyên gia, tình hình giao thông ở Việt Nam khá phức tạp, mật độ phương tiện ở các thành phố lớn rất đông nên vận dụng linh hoạt quy tắc 2 giây, 3 giây; 4 giây ... tùy theo tình huống thực tế
Với đường cao tốc thông thoáng, các phương tiện di chuyển với tốc độ ổn định, có thể áp dụng quy tắc 2 giây, 3 giây hoặc 4 giây. Trên đường cao tốc; do xe lưu thông với tốc độ nhanh nên áp dụng quy tắc an toàn từ 4 giây trở lên. Với những con đường đô thị đông đúc, khó có thể áp dụng quy tắc 2 giây vì không an toàn.
Nhìn chung, các quy tắc cần được áp dụng linh hoạt trong từng tình huống. Tuy nhiên; điều quan trọng nhất là phải tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn khi điều khiển xe ô tô trong Luật Giao thông.
Quy tắc 2 giây áp dụng trong điều kiện lái xe bình thường
Quy tắc 2 giây khi lái xe
Theo nghiên cứu, người ta đã tính toán rằng 2 giây là khoảng thời gian tối thiểu mà người lái có thể kịp thời xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ. Bối cảnh được đề cập là trong điều kiện lái xe bình thường với hệ thống vận hành xe hoạt động bình thường, đường khô ráo, thời tiết bình thường thì khả năng xử lý thông tin của người lái xe cũng bình thường. Dựa trên khoảng thời gian tối thiểu này, quy tắc 2 giây đã được đề xuất khi lái xe. Cụ thể; xe phía sau phải cách xe phía trước 2 giây. Điều này giúp người lái xe phía sau có đủ thời gian để phản ứng nếu tình huống bất ngờ xảy ra.
Để áp dụng quy tắc 2 giây, đầu tiên bạn hãy lấy một điểm cố định như biển báo; cây cối ven đường làm mốc. Khi xe phía trước vừa đi qua mốc; bạn bắt đầu đếm. Nếu đúng hai giây sau, xe của bạn đạt được mốc này thì có nghĩa là xe của bạn đã duy trì được một khoảng cách đúng 2 giây so với xe phía trước.
Trường hợp xe bạn chưa đếm xong thì xe bạn đã vượt quá mốc quy định, tức là xe bạn đang chạy quá khoảng cách an toàn tối thiểu. Nên giảm tốc độ để điều chỉnh khoảng cách. Trong trường hợp bạn đếm xong mà xe của bạn vẫn chưa vượt qua cột mốc có nghĩa là xe bạn đang giữ khoảng cách chuẩn với xe phía trước.
Quy tắc 4 giây khi lái xe
Quy tắc 4 giây có cùng ý nghĩa và ứng dụng với quy tắc 2 giây, ngoại trừ khoảng cách thời gian tối thiểu giữa xe phía trước và xe phía sau là 4 giây. Lý do của sự khác biệt chủ yếu là do sự khác biệt trong hoàn cảnh áp dụng.
Quy tắc 2 giây áp dụng trong điều kiện lái xe bình thường. Quy tắc 4 giây được áp dụng khi lái xe trong điều kiện bất lợi hoặc nguy hiểm như trời mưa, sương mù, đường trơn trượt ... Đây là lý do tại sao việc tăng khoảng cách an toàn giữa hai xe là rất quan trọng.
Quy tắc 4 giây được áp dụng khi lái xe trong điều kiện bất lợi hoặc nguy hiểm như trời mưa, sương mù, đường trơn trượt
Quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong điều kiện đường khô ráo bình thường, khoảng cách an toàn giữa hai xe như sau:
Tốc độ dưới 60 km/h: Khoảng cách an toàn tùy theo mật độ của phương tiện và tình hình giao thông thực tế, người điều khiển phương tiện chủ động giữ khoảng cách phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông.Tốc độ xe chạy 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m.Tốc độ từ 60 đến 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m.Tốc độ từ 80-100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m.Tốc độ từ 100 - 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.Tại những nơi có biển báo "Khoảng cách tối thiểu giữa hai xe", người điều khiển phương tiện phải thực hiện đúng khoảng cách tối thiểu theo giá trị ghi trên biển báo.
Trong điều kiện lái xe trời mưa, đường trơn trượt, đường sương mù, đường đèo dốc, tầm nhìn hạn chế ... người lái xe cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn giá trị quy định hoặc giá trị ghi trên bảng hiệu.
Khoảng cách an toàn giữa hai xe trên đường cao tốc cũng căn cứ theo quy định trên.
Bỏ túi nguyên tắc "sống còn" khi lái xe trên đường băng tuyết Thời điểm này, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống thấp, tình trạng băng giá xuất hiện dày đặc. Lái xe trong thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt trên mặt đường băng tuyết trơn trượt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy lái xe cần lưu ý những gì? Nguy cơ tai nạn thường trực khi lái xe trên đường băng tuyết....