Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ không phải lúc nào cũng đúng
Có một số nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ dù nghe có vẻ rất quen thuộc nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể làm “ngược lại” mà không gây ra bất cứ tác hại nào.
Là cha mẹ, ai cũng mong con hay ăn, chóng lớn và khỏe mạnh. Xuất phát từ điều đó, nhiều bậc phụ huynh đã tuân thủ tối đa tất cả các lời khuyên, nguyên tắc chăm sóc sức khỏe mà mọi người hay cho là đúng như tắm cho bé mỗi ngày, đánh răng sau mỗi bữa và cho bé uống bổ sung vitamin. Thế nhưng, những điều này có thật sự cần thiết?
1. Trẻ nhỏ cần ngủ trưa mỗi ngày
Sự thật là theo các chuyên gia, thỉnh thoảng, trẻ nhỏ không ngủ trưa là điều khá bình thường. Thậm chí, một số bé còn trải qua giai đoạn “chống đối” việc ngủ trưa, trong khi một số bé khác lại bỏ hẳn thói quen này khi được 3 – 4 tuổi.
Tuy nhiên, nếu không ngủ trưa, trẻ có thể cảm thấy quá mệt và khó ngủ vào ban đêm. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen này cho trẻ, nếu trẻ không muốn, bạn không nhất thiết phải ép buộc mà hãy dành cho trẻ một khoảng thời gian yên tĩnh để thư giãn. Ngoài ra, nếu trẻ không ngủ trưa, buổi tối, hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn từ 30 đến 60 phút so với giờ ngủ thông thường.
2. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Theo lý thuyết, bạn cần phải đánh răng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta thường không có quá nhiều thời gian để dành cho việc này. Chính vì vậy, bạn chỉ nên cố gắng tập cho bé thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối) và khuyến khích bé súc miệng bằng nước thường xuyên. Đánh răng trước khi đi ngủ là điều đặc biệt quan trọng. Do đó, nếu bé còn nhỏ, hãy hỗ trợ bé chải răng sạch bởi nếu không thức ăn và vi khuẩn tích tụ cả ngày có thể khiến bé bị sâu răng.
3. Trẻ bị bệnh nhất định phải cho uống thuốc
Mỗi khi thấy con bệnh, bạn lại vô cùng lo lắng, “sốt ruột” và theo phản xạ, bạn lại đến nhà thuốc để mua thuốc cho bé. Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết. Chẳng hạn, các loại thuốc trị cảm lạnh thông thường chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ không thể đẩy nhanh thời gian hồi phục hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không những vậy, một số loại thuốc có thể can thiệp vào khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể trong việc loại bỏ vi khuẩn hoặc virus. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu không khỏe, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
4. Bạn cần phải tắm cho bé mỗi ngày
Tắm là điều cần thiết để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, trẻ nhỏ lại thích chạy nhảy, thường xuyên ra mồ hôi, nếu bạn không vệ sinh thì bé sẽ có nguy cơ mọc rôm sảy hay mắc các bệnh về da, viêm da.
Tuy nhiên, mỗi khi thời tiết trở lạnh, cơ thể bé rất yếu ớt, do đó bạn không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày để tránh cảm lạnh. Không những vậy, nếu bạn cho trẻ tắm quá thường xuyên có thể khiến lớp giữ ẩm tự nhiên trên da mất đi, làm cho da dễ bị kích ứng. Do đó, nguyên tác chăm sóc sức khỏe là thay vì tắm, mỗi ngày, bạn chỉ cần vệ sinh tay, mặt, chân và các bộ phận có nhiều nếp gấp, dễ tích tụ bụi bẩn như cổ, bộ phận sinh dục và nách cho trẻ.
Video đang HOT
5. Trẻ nhỏ cần uống thuốc bổ
Theo các chuyên gia y khoa, trẻ nhỏ không cần phải uống bổ sung bất cứ loại vitamin nào nếu bé được nuôi dưỡng bằng một chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng. Nếu bé không thiếu chất mà bạn vẫn cung cấp thêm, cơ thể sẽ không hấp thụ. Thậm chí, nếu trẻ biếng ăn trong vài ngày cũng không sao bởi cơ thể sẽ tự điều chỉnh để tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn thật sự biếng ăn, suy dinh dưỡng, bạn có thể cho bé uống thêm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất. Trước khi cho bé uống, bạn nên đưa trẻ đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh trường hợp dùng quá liều dẫn đến lợi bất cập hại.
6. Không cho trẻ ăn vặt
Trẻ nhỏ hay chạy nhảy, nô đùa, do đó nhu cầu calo mà trẻ cần mỗi ngày cũng rất lớn. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy trẻ đói thường xuyên.
Theo các chuyên gia, ngoài ba bữa ăn chính, bạn nên cho trẻ ăn thêm từ 5 – 6 bữa phụ mỗi ngày. Những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp cung cấp calo cho cơ thể của bé mà còn giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết. Chẳng hạn, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua và trái cây để bổ sung canxi và chất xơ. Ngoài ra, việc làm này còn giúp trẻ học được cách nhận biết cảm giác đói và no của cơ thể để tránh gặp phải các rắc rối liên quan đến cân nặng khi lớn lên.
7. Không cho trẻ ra ngoài khi tóc còn ướt
Thực tế là việc nhiễm phải vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… mới là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Cả cúm và cảm lạnh thông thường đều lây lan qua việc tiếp xúc giữa người với người, chẳng hạn như nắm tay hoặc uống chung ly với người bị nhiễm bệnh.
Không có bằng chứng nào cho thấy nhiệt độ hay mái tóc ướt có tác động đến sự khởi phát bệnh. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng lau khô tóc cho con hoặc nếu có thời gian, hãy sấy khô tóc cho bé trước khi cho con ra ngoài chơi. Nguyên do là mái tóc ẩm ướt không chỉ có thể khiến bé thấy lạnh và khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ.
8. Không được ngồi quá gần ti vi
Theo các bác sĩ nhãn khoa nhi, mắt của trẻ nhỏ có khả năng tập trung cao hơn khi nhìn vào các vật thể gần. Chính vì vậy, việc ngồi gần sẽ giúp trẻ dễ tập trung, không bị mỏi mắt. Bạn cũng đừng lo lắng về bức xạ bởi theo nhiều nghiên cứu, yếu tố này không có gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, bạn nên tránh cho trẻ xem ti vi hoặc chơi máy tính bảng, điện thoại quá lâu bởi việc này có thể gây ra nhiều tác hại. Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ ngồi gần ti vi có thể là một dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề về thị lực ở trẻ nhỏ mà bạn cần lưu tâm.
Theo khoe365
Bạn nên chụp ảnh tự sướng khi đang đánh răng, đưa ảnh chụp cho nha sĩ xem sẽ càng tốt hơn: Đây là lý do tại sao
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem việc chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại thông minh khi đang đánh răng có tác dụng gì không và câu trả lời là "Có".
Răng lợi là một trong những bộ phận cơ thể cần cả 2 yếu tố: Khỏe và đẹp. Đẹp để làm gì? Để chúng ta phô ra ngoài. Còn "khỏe" là đương nhiên, bộ phận nào của cơ thể cũng cần khỏe mạnh, đặc biệt, răng miệng còn liên quan đến sức khỏe tim mạch thì nó càng cần khỏe mạnh hơn nữa.
Có thể mọi người đã quá quen với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa được coi là có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Nhưng mới đây, nha sĩ, nhà giáo dục và nhà nghiên cứu lâm sàng, Lance Vernon, giảng viên cao cấp, Đại học Case Western Reserve, đã tham gia vào một nghiên cứu nhỏ, được thực hiện ở Ấn Độ, để kiểm tra xem việc chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại thông minh có thể giúp mọi người học được cách đánh răng hiệu quả hơn không.
Và câu trả lời là: Có thể.
Một chút ý thức selfie (chụp ảnh tự sướng) khi đang đánh răng có thể là tốt
Nghiên cứu gần đây của chúng tôi được thực hiện bởi ba nha sĩ từ Ấn Độ, một nhà nghiên cứu khác đến từ Hoa Kỳ và tôi. Chúng tôi đã kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng chức năng tự sướng bằng điện thoại thông minh để giúp cải thiện kỹ thuật đánh răng.
Sinh viên khoa nha khoa Ấn Độ là những người tham gia nghiên cứu. Họ được tham gia khóa đào tạo đánh răng một lần. Sau hơn 2 tuần, họ được đề nghị tự chụp lại 5 hình ảnh mình đang đánh răng ngay chính tại nơi ở của mình. Sau đó, các nhà nghiên cứu nha sĩ từ Ấn Độ đã xem xét và mô tả các ảnh tự chụp. Với các phân tích sâu hơn từ đồng nghiệp Hoa Kỳ của tôi, chúng tôi đã nhận thấy có một số thay đổi về chất lượng và độ chính xác của việc đánh răng ở những đối tượng này. Sự thay đổi càng rõ rệt theo thời gian.
Những thay đổi này có thể cho thấy rằng những người tham gia đang cố gắng tạo thói quen mới, cố gắng thay đổi hành vi của họ giống như thể là trong khi chụp ảnh tự sướng, có ai đó đang theo dõi họ.
Bằng cách chụp ảnh tự sướng khi đang đánh răng, những người tham gia đã tự giác hơn về việc thay đổi cách đánh răng đã ăn sâu vào tiềm thức của họ trước đó theo hướng sao cho đúng đắn nhất. Ngoài ra, những người tham gia có thể đã cảm thấy vui thích hoặc tò mò hơn đối với công việc hết sức bình thường mà ai cũng cần làm hàng ngày này.
Tại sao đánh răng lại quan trọng?
Sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể. Vệ sinh răng miệng như đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ làm sạch cơ thể giữa các răng, có thể giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng và, ở một mức độ nào đó, có thể là sâu răng.
Sâu răng có thể xảy ra giữa răng của bạn, nơi các hạt thức ăn và mảnh vụn vi khuẩn tồn tại bởi vì bàn chải đánh răng khó chạm tới các khu vực này để loại bỏ chúng ra. Sức khỏe răng miệng kém đi, nhất là khi bị mất răng, nhiều người sẽ cảm thấy tự ti khi nói cười, giao tiếp xã hội.
Mất răng cũng có thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém. Ví dụ, phải ăn một chế độ ăn kiêng với thức mềm hơn, không ăn được nhiều loại trái cây và các loại hạt. Kiểu ăn uống như vậy có thể thúc đẩy một loạt các bệnh và triệu chứng bệnh bao gồm tăng cân, tiểu đường, bệnh tim và cả đau răng...
Những người có yếu tố nguy cơ sâu răng, chẳng hạn như những người tiêu thụ lượng đường chế biến cao, không uống nước có chất fluoride, đi khám răng không thường xuyên và có thói quen đánh răng kém (đánh răng sai cách và ít đánh răng) càng nên học cách đánh răng và giữ gìn vệ sinh răng miệng sao cho đúng.
Tốt nhất, hãy đánh răng sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Với trẻ em nên chọn loại bàn chải phù hợp với độ tuổi.
Chia sẻ ảnh tự sướng khi đánh răng với nha sĩ của bạn để biết mình đã đánh răng đúng cách chưa
Hãy nhớ rằng, việc tự sướng khi đánh răng không đơn thuần chỉ là để có những bức ảnh mà sau này bạn muốn xem lại, nó còn có ích nếu như bạn mang đến cho các nha sĩ xem. Qua đó, có thể họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích về cách cải thiện vệ sinh răng miệng.
Một ứng dụng của selfie bàn chải đánh răng là công nghệ có thể được sử dụng để đánh giá, giám sát và cho phép các nhà cung cấp đưa ra phản hồi vệ sinh răng miệng thuận tiện, thời gian thực cho mọi người trong các khoảng thời gian. Điều này có thể giúp nhấn mạnh hơn vào việc phòng ngừa, trong đó, ở mức tối thiểu, sẽ thúc đẩy kiểm tra nha khoa tốt và có thể giúp giảm chi phí.
Một ứng dụng khác là sàng lọc từ xa bất kỳ số trẻ em nào ở khu vực nông thôn. Một bức ảnh tự sướng năm giây của tất cả các răng, khi được xem xét bởi nha sĩ, có thể giúp xác định những người cần can thiệp nha khoa ngay lập tức hoặc thậm chí khẩn cấp hơn.
Theo afamily
Nguy cơ khi viêm lợi lúc mang bầu Tôi 35 tuổi, đang mang thai 20 tuần cháu thứ 2. Gần đây tôi thấy lợi hay ra máu và sưng, nhất là khi đánh răng. Nhiều người nói tôi bị viêm lợi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách chữa? Hoàng Thị Liên (Hà Nội) Ảnh minh họa Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn...