Nguyên tắc bảo quản hoa quả
Nguyên tắc cơ bản là hãy bảo quản hoa quả trong khăn sạch và ấm, đừng để chúng nằm chồng lên nhau. Giữ đúng nhiệt độ bảo quản cho từng loại quả. Nếu cho hoa quả vào hộp bảo quản, nhớ đóng nắp cẩn thận.
Những hoa quả không nên để trong tủ lạnh
- Quả dưa vàng: Khi để trong tủ lạnh sẽ bị mất đi 70 – 80% mùi thơm. Với những người thích ăn dưa vàng lạnh, nên giữ dưa vàng trong ngăn để hoa quả của tủ lạnh nhưng phải bọc trong túi hay trong hộp kín.
- Dâu tây: Cũng có khuynh hướng ít chịu lạnh và mất mùi hương giống dưa vàng, dâu tây có thể giữ trong ngăn hoa quả tủ lạnh nhưng chỉ 2 ngày.
- Chuối: Sẽ bị thâm vỏ khi giữ lạnh. Như vậy, tốt hơn hết là để chúng ở nhiệt độ tự nhiên.
Mẹo nhỏ: Người bán hàng khuyên người tiêu dùng nên mua hoa quả ở cửa hàng bán hoa quả vì dự trữ của nó ít hơn trong các siêu thị lớn. Tốt hơn là nên mua hoa quả với số lượng ít, mua nhiều lần trong tuần và ăn nhanh chóng trong vòng 2 ngày.
Cách bảo quản một số loại hoa quả khác
- Quả dứa: Không chịu được nhiệt độ dưới 7 độ C. Bạn không nên để trong tủ lạnh (sẽ làm mất hương thơm, biến dạng thành màu nâu và bị khô), chỉ nên giữ ở nơi thoáng mát.
- Chuối: Chà nhẹ chanh lên để bảo quản, không nên để tủ lạnh.
Video đang HOT
- Khế: Giữ ở nhiệt độ trung bình lý tưởng.
- Cùi dừa: Giữ trong nước và để tủ lạnh.
- Dâu tây: Tránh để dâu tây trong hộp và chồng chất lên nhau vì nó sẽ nhanh chóng bị hỏng. Hãy trải một chiếc khăn sạch trong đĩa sâu lòng, rải đều dâu tây lên và trùm khăn lại.
- Dâu rừng: Giữ nơi thoáng mát để tỏa mùi thơm tự nhiên
- Chanh leo: Nên giữ ở nhiệt độ bình thường
- Xoài: Nếu quả chưa chín, hãy giữ nơi thoáng mát (từ 6 đến 9oC), tránh giữ lạnh.
- Dưa vàng: Tránh ăn lạnh vì dưa sẽ mất mùi thơm, chỉ nên ăn mát.
- Quả dừa: Làm lạnh vài giờ trước khi ăn (nó sẽ dai mà vẫn mềm), bảo quản trong giấy bóng kính, nếu không nó sẽ hút hết các mùi của tủ lạnh.
- Lê và táo: Hãy chà nhẹ chanh lên.
- Cà chua: Không nên để lạnh, chỉ nên giữ mát trên 12oC
- Đào và mơ: Là những thứ quả rất nhanh hỏng, cần ăn nhanh.
Theo VNE
Cách bảo quản và chế biển quả sấu
Nếu biết cách, bạn có thể có sấu ăn quanh năm mà không cần phải đợi đến mùa sấu về. Cùng tham khảo nhé!
Bảo quản
Sấu xanh: Sấu xanh cắt cuống cho mủ chảy hết ra ngoài, rửa sạch, để ráo nước. Xếp vào hũ giữ trong ngăn đá. Với cách bảo quản này bạn sẽ cất giữ được sấu dùng cho cả năm, mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Sấu nấu canh chua hay dầm chấm rau muống luộc rất ngon.
Sấu chín: Sấu chín sẽ không còn mủ, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh.
Chế biến
Sấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: ngâm, dầm làm nước giải khát, nấu canh...
Sấu ngâm: Sấu xanh, gọt vỏ, rửa sạch. Ngâm sấu trong nước muối đun sôi để nguội khoảng 2 giờ, để sấu không bị thâm. Vớt sấu ra để ráo nước, cho vào lọ thủy tinh, cho thêm vài lát gừng thái sợi mỏng, thêm chút muối để tăng phần đậm đà. Nấu nước đường để nguội, rót vào lọ ngập mặt sấu. Trung bình cứ 1kg sấu thì cần 800g đường,1 nhánh gừng nhỏ.
Ngâm từ 3 - 5 ngày là sấu đã thấm và có thể dùng được. Sấu ngâm ngon là ăn phải giòn, vị chua ngọt, thơm mùi gừng, nước có màu vàng nhẹ và hơi sánh.
Để giữ sấu không lên men và đổi màu, sau khi ngâm từ 3 - 5 ngày, cho lọ sấu vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần.
Sấu dầm: Sấu chín cạo vỏ (thì khi ngâm sấu mới giòn, nếu gọt vỏ sấu sẽ dai mất ngon) ngâm trong nước muối để nguội. Cách làm giống sấu ngâm. Khi ăn lấy sấu và một ít nước ra dầm nát rồi mới cho đá vào.
Theo Tapchiamthuc
Mách bạn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh Bạn làm thế nào để bảo quản chuối không bị thâm, sô cô la không bị lớp phủ trắng... khi để trong tủ lạnh? Các bà nội trợ vẫn có thói quen đi chợ về để thức ăn tươi ngon sẽ cho ngay vào tủ lạnh. Tuy nhiên đó là do bạn chưa hiểu hết về cách sử dụng tủ lạnh, trên thực...