Nguyên tắc ăn uống chống mệt mỏi ngày Tết
Đồ uống có chất kích thích, bánh mứt, thực phẩm nhiều dầu mỡ… trong những ngày Tết có thể khiến sức khỏe của bạn phải “trả giá” nếu ăn uống không có chừng mực.
Hạn chế món chiên, xào
Thực phẩm chiên hoặc xào sẽ khiến món ăn tăng lượng calorie và chất béo, ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, ở mức cao hơn còn dẫn đến mức cholesterol cao, tăng huyết áp.
Ngoài ra, dầu ăn nếu bị tái sử dụng nhiều lần với nhiệt cao, không chỉ phá huỷ các axit béo ban đầu, mà còn sản sinh chất gây ung thư, tổn thương gan.
Ăn quá nhiều thực phẩm rán cũng sẽ gây nóng ở cổ, đau họng, nhức đầu, mất ngủ.
Hạn chế đồ ngọt
Năm mới, nhà nhà nhiều bánh kẹo nhưng cách tốt nhất là không ăn quá nhiều, bởi vì đường trong bánh kẹo đều có tính axit có thể gây sâu răng, quá nhiều còn bị chuyển thành chất béo, gây béo phì, nhất là với bệnh nhân tiểu đường, sức khỏe càng nguy hiểm.
Trẻ em trong những ngày Tết tiêu thụ lượng đường nhiều hơn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, trì trệ, hấp thụchất dinh dưỡng kém.
Ngoài ra, kẹo chứa nhiều đường, sẽ làm tiêu hao đi lượng lớn các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi trong cơ thể.
Video đang HOT
Thay bánh mặn cho các loại bánh ngọt truyền thống
Bánh là món ăn chơi không thể thiếu trong các ngày Tết, nhưng sự lựa chọn thông minh đối với sức khỏe trong những ngày xuân là nên ăn bánh có vị mặn thay vì bánh quá ngọt, vừa dễ tiêu hóa, vừa không gây nóng và có lợi cho sức khỏe hơn.
Ăn chừng mực các loại hạt
Hạt dưa, hạt bí, hạnh nhân, hạt điều… đều là những món nhấm nháp khoái khẩu không thể thiếu trên bàn phòng khách. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạt sẽ phải tiết nhiều nước bọt, có thể gây loét miệng, đau răng, viêm nướu và các vấn đề khó tiêu.
Hơn thế, các loại hạt này sau khi sấy khô, các chất dinh dưỡng ban đầu đa phần mất hết, chỉ còn chất béo.
Thêm món cháo trong những ngày Tết
Lo sửa sang, sắm Tết, cơ thể mệt mỏi, có không ít người trong những ngày đầu xuân kém ăn, tiêu hóa kém, vậy hãy thêm món cháo trong thực đơn. Các món cháo yến mạch, cháo táo đỏ, cháo gà… đều giúp cơ thể nhanh lấy lại sức.
Nếu uống rượu quá nhiều, cơ thể rã rời nên uống trà hoa các loại
Theo PLXH
15 cách để không còn mất ngủ
Giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất mà còn cả tinh thần và tình cảm của bạn. Ngủ đủ giấc giúp cho hệ thống miễn dịch mạnh hơn và bạn cũng ít khi cảm thấy căng thẳng.
Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta cảm thấy rất khó ngủ. Điều này có thể vì nhiều lý do: Khó ngủ do trầm cảm, do chán nản, lo lắng hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý. Với bất kì lí do gì, bạn cũng có thể cải thiện giấc ngủ của mình với những cách sau:
1. Không làm việc gì khác trong phòng ngủ ngoài việc ngủ và "tâm tình" với người ấy.
2. Đưa tivi và radio ra khỏi phòng ngủ.
3. Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ. Sử dụng rèm cửa để giảm ánh sáng, mở nhạc nhẹ nhàng để ngăn tiếng ồn.
4. Nên tập thể dục hằng ngày. Tuy nhiên, không tập thể dục trong vòng 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ.
5. Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như: Tắm vòi sen hoặc bồn tắm ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc uống một tách trà không có chất kích thích.
6. Lên giường và thức dậy vào giờ qui định mỗi sáng, ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
7. Sử dụng mặt nạ ngủ và nút tai, nếu ánh sáng và tiếng ồn làm phiền bạn.
Hãy sử dụng nút tai khi bị làm ồn (ảnh minh họa)
8. Hãy tưởng tượng mình đang ở trong một khung cảnh yên bình dễ chịu. Tập trung vào các chi tiết và cảm giác thư giãn.
9. Hãy suy nghĩ đến một hoạt động lặp đi lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
10. Dành thời gian phơi mình trong ánh sáng mặt trời để thiết lập lại giấc ngủ của cơ thể.
11. Không uống hay ăn bất cứ thứ gì có caffeine, như: cà phê, trà, cola và sô-cô-la.
12. Không uống rượu trước khi đi ngủ. Rượu có thể làm bạn thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm.
13. Không hút thuốc lá, đặc biệt là vào buổi tối. Nicotine có thể khiến bạn quá tỉnh táo nên khó vào giấc ngủ.
14. Không nên ngủ trong ngày, đặc biệt là gần giờ đi ngủ.
15. Không dùng những loại thuốc có thể giữ cho bạn tỉnh táo hoặc làm cho bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực ngay trước khi ngủ. Điều này, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ trước lúc dùng thuốc.
Nếu bạn không thể ngủ được vì bạn đang ở trong cơn đau đớn hoặc thường cảm thấy lo âu vào ban đêm và gặp ác mộng, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình.
(Theo Người lao động)
"Nghiện" thuốc giảm đau Việc lạm dụng thuốc giảm đau một cách bừa bãi như hiện nay có thể khiến nhiều người trở thành con nghiện. Số lượng người lạm dụng thuốc theo đơn tại các bang của Mỹ không hề giảm. Thống kê của chính phủ cho thấy, tỷ lệ những người Mỹ sử dụng các chất kích thích, an thần và giảm đau theo đơn...