Nguyên tắc ‘8 Không’ để đảm bảo lái xe ô tô an toàn
Không để bản thân bị phân tâm và mất tập trung, không nên phanh khi vào cua hay không sử dụng chế độ đèn pha chiếu xa khi di chuyển trong điều kiện thời tiết dày đặc sương mù là những kinh nghiệm lái xe cực kỳ quan trọng mà tài xế cần ghi nhớ để đảm bảo hành trình được an toàn.
1. Không bật radio hay CD/DVD quá lớn trong xe ô tô
Nếu bật radio hoặc đĩa CD/DVD ở chế độ âm lượng quá lớn, tài xế sẽ rất khó lòng nghe được tất cả những gì đang xảy ra xung quanh. Điều này sẽ làm giảm sự tập trung và mức độ quan sát cũng như khả năng xử lý tình huống của tài xế. Chưa kể đến âm thanh quá to còn gây ảnh hưởng đến các hành khách ngồi trong xe.
2. Không được dừng xe ở vị trí điểm mù của xe khác
Không điều khiển xe đi ngang hàng với vị trí lốp sau của xe khác, đặc biệt là xe tải chở hàng, xe bồn hoặc xe có kéo rơ mooc dài. Đây là vị trí điểm mù cực nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn khi xe đi đằng trước chuyển làn hoặc vào cua.
3. Không nhất thiết phải bật chế độ kiểm soát hành trình khi trời mưa
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, khi trời mưa, chế độ kiểm soát hành trình không có tác dụng hữu ích cho tài xế như trong điều kiện thời tiết khô ráo.
4. Không bật đèn pha chiếu xa khi lái xe ô tô trong thời tiết dày đặc sương mù
Video đang HOT
Khi lái xe trong điều kiện trời sương mù, tài xế không bật đèn pha ở chế độ chiếu xa mà nên chiếu gần hoặc sử dụng đèn sương mù chuyên dụng (nếu có). Đèn pha chiếu xa không những không giúp tài xế quan sát tốt hơn mà còn phản tác dụng và gây chói cho xe chạy ngược chiều.
5. Không nên rà phanh liên tục khi xe xuống dốc
Việc rà phanh liên tục khi xe đang đi xuống dốc sẽ khiến hệ thống phanh xe nhanh xuống cấp và còn rất nguy hiểm nếu như không may xe bị mất phanh.
6. Không nên chỉ quan sát ở phạm vi gần
Theo kinh nghiệm lái xe của các bác tài già, tài xế cần tập kỹ năng quan sát bao quát để đảm bảo điều khiển phương tiện được an toàn. Theo đó, tài xế cần quan sát ở phạm vi rộng và xa hơn về phía trước, đồng thời phải bao quát được tình hình ở 2 bên và đằng sau để có thể kịp thời xử lý những tình huống phát sinh.
7. Không nên phanh khi vào cua
Việc sử dụng phanh khi vào cua có thể sẽ giúp cho người lái có cảm giác yên tâm hơn tuy nhiên nó lại là một suy nghĩ sai lầm. Phanh xe ô tô khi vào cua thực tế lại khiến cho bánh xe bị ‘ì’ và khó kiểm soát hơn.
8. Không để tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ trên vô lăng xe ô tô
Rất nhiều tài xế có thói quen để tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ khi cầm vô lăng, tuy nhiên đây lại là 2 điểm dễ bị thương nhất nếu không may túi khí an toàn bị nổ. Thay vào đó, tài xế nên để tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ.
Theo Mocar.w3w.vn
5 kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn trên đường đồi núi hiểm trở
Đường đèo núi hiểm trở tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, chính vì vậy tài xế cần nắm vững 5 kỹ năng lái xe đường đồi núi dưới đây.
1. Kiểm tra xe trước khi di chuyển
Trước khi khởi hành, tài xế luôn phải nhớ kiểm tra xe kỹ càng. Thói quen này sẽ giúp cho tài xế luôn nắm thế chủ động suốt hành trình, tránh được những tình huống phát sinh như xe hết xăng, lốp non, dầu động cơ bị cạn, phanh xe không ăn, còi không kêu hay đèn không sáng...
Lái xe ô tô đoạn đường đồi núi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, chính vì thế bạn càng phải kiểm tra xe cẩn thận. Bởi giữa núi đồi hoang vắng hay con đường thưa người qua lại, sẽ không có sự hỗ trợ nào khi xe ô tô của bạn bất ngờ có vấn đề.
2. Sử dụng thành thạo kỹ năng ôm cua
Lái xe đường đồi núi với nhiều khúc cua quanh co hiểm trở quả thực là thách thức lớn đối với bất kỳ tài xế nào. Kinh nghiệm lái xe của các bác tài già đó là khi vào cua, tài xế cần tập trung cao độ, nắm chắc vô lăng, chuyển về số thấp và di chuyển với tốc độ chậm. Đồng thời phải bao quát mọi tình hình xung quanh, nghiêm túc đi đúng làn đường của mình và ôm cua dứt khoát, gọn gàng.
Lưu ý khi vào cua, tài xế không nên chuyển số hoặc phanh gấp hay tăng tốc đột ngột vì rất dễ mất kiểm soát và gây ra các tai nạn đáng tiếc.
3. Kỹ năng lên dốc, đổ đèo
Lái xe đường đồi núi không chỉ phải vượt qua các khúc cua khó nhằn mà các tài xế còn phải đối diện với việc lên dốc và đổ đèo sao cho an toàn. Thực tế thì không phải ai cũng có kỹ năng lên dốc, đổ đèo tốt nên đoạn đường đồi núi thật sự làm khó cánh lái xe. Về số và lên dốc với 1 thao tác nhanh gọn và xuống dốc chầm chậm. Hạn chế rà phanh quá nhiều dẫn đến má phanh vì quá nóng mà bị mất phanh.
Khi lái xe ô tô trên đường đồi núi hiểm trở vào ngày mưa, đường lầy lội, các tài xế càng thật phải cẩn trọng hơn. Lưu ý về việc duy trì tốc độ hợp lý và đặc biệt phải giữ khoảng cách an toàn với xe di chuyển phía trước.
4. Chú ý biển báo giao thông
Biển báo giao thông sẽ là người hỗ trợ đắc lực cho bạn khi lái xe ô tô qua đoạn đường đồi núi. Chú ý quan sát biển báo để nắm rõ được lộ trình mình sẽ đi qua, từ đó có thể chủ động xử lý mọi tình huống bất ngờ phát sinh. Ví dụ như khi đi qua đoạn đường có biển báo độ dốc 10%, tài xế sẽ chủ động về số, kiểm soát tốc độ để không bị tuột dốc.
5. Tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm từ những người đi trước
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô thì việc tích lũy kỹ năng lái xe không bao giờ là thừa đối với 1 tài xế. Ví dụ như khi lái xe đường đồi núi vào ban đêm cần sử dụng đèn sao cho hợp lý và an toàn? Hay mẹo chống buồn ngủ khi lái xe đường dài?... Những kinh nghiệm lái xe hữu ích này từ những người đi trước thật sự hữu ích cho các bác tài khi cầm lái để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh và tránh được những thiệt hại về vật chất.
Theo Vnexpress
5 mẹo lái xe giúp phòng tránh tai nạn trong thời tiết xấu Thời tiết xấu là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, dưới đây là một số mẹo và kinh nghiệm lái xe giúp tài xế vững vàng tay lái trong mọi tình huống. Thời tiết xấu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, khoảng 22% số vụ tai...