Nguyên tắc “7 món ăn và 5 thói quen” giúp người Nhật kéo dài tuổi thọ
Tuổi thọ của người Nhật từ lâu luôn được mọi người trên thế giới ngưỡng mộ. Ít ai biết được, họ có một chế độ ăn uống vô vùng khắt khe, giúp sức khỏe dồi dào, ít bệnh vặt, từ đó giúp tuổi thọ được kéo dài hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của người Nhật luôn đứng đầu trong suốt nhiều năm.Vào ngày 16/7/2020, Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu đã công bố một nghiên cứu từ Đại học Tohoku, Nhật Bản, sau khi phân tích dữ liệu của 92 nghìn người, họ phát hiện ra có 7 loại thực phẩm người Nhật ăn thường xuyên và 5 thói quen ăn uống giúp họ sống thọ đến vậy.
7 loại thực phẩm thường thấy trong chế độ ăn uống của người Nhật chính là: Cơm, súp miso, rong biển, rau có màu vàng và xanh, cá, trà xanh, dưa muối.
Cụ thể, trong nghiên cứu này cũng chỉ ra những người xuyên ăn 7 loại thực phẩm trên có nguy cơ tử vong giảm 14% và bệnh tim mạch giảm 11%. Điều này có liên quan mật thiết tới các chất dinh dưỡng lành mạnh có trong rong biển, dưa chua, rau xanh vàng, cá và trà xanh trong chế độ ăn uống của người Nhật.
5 Thói quen ăn uống đặc biệt giúp người Nhật sống lâu
- Ăn uống tiết kiệm
Người Nhật luôn ăn ở mức vừa đủ, dù họ có đói đến mấy đi chăng nữa cũng không ăn quá no. Họ quan niệm rằng chỉ nên ăn no khoảng 70% là đủ lượng thức ăn cơ thể cần. Một bữa ăn cơ bản của người Nhật sẽ bao gồm 1 ít rau tươi, 4-5 lát thịt, 1 bát canh miso, 1 bát cơm nhỏ.
Người Nhật quan niệm rằng chỉ nên ăn no khoảng 70% là đủ lượng thức ăn cơ thể cần.
Nhiều người nước ngoài thừa nhận người Nhật rất hiếu khách, nhưng khi đến nhà họ dùng bữa thì luôn có cảm giác ăn không no. Mặc dù bàn ăn có đến chục món ăn, nhưng số lượng thức ăn rất ít. Thực tế đây không phải là sự keo kiệt mà là nét ẩm thực đặc trưng của Nhật Bản.
- Ăn thực phẩm phong phú
Mặc dù số lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn của người Nhật khá ít, nhưng nó lại rất được chú trọng về dinh dưỡng và sự đa dạng các món. Năm 1985, Bộ Y tế và Bộ lao động phúc lợi Nhật Bản đã xây dựng “chế độ ăn uống lành mạnh”, khuyến khích người dân nên cố gắng ăn 30 loại nguyên liệu mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng toàn diện. Kể từ đó, nhiều người đã coi nó như một quy tắc ăn uống hằng ngày.
Video đang HOT
- Ăn ít dầu
Chế độ ăn uống của người Nhật thường có ít dầu, ít muối và ít gia vị.
Trong chế độ ăn uống của người Nhật thường có ít dầu, ít muối và ít gia vị. Nguyên tắc ăn uống của họ là giữ nguyên hương vị cơ bản của nguyên liệu. Người Nhật cũng rất hạn chế sử dụng nhiều dầu để xào hay om thức ăn.
Các phương pháp như hấp, làm salad, trộn có thể giữ nguyên được các cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác, hạn chế tối đa việc hình thành các chất gây ung thư. Đây cũng là yếu tố có liên quan mật thiết tới sức khỏe và tuổi thọ của người Nhật.
- Ăn nhạt
Trong “Đạo luật sức khỏe nghề nghiệp” ban hành năm 1972 và “Đạo luật sức khỏe cộng đồng” ban hành năm 1982, Nhật Bản đã quy định chi tiết về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người hành nghề y trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp, đó là giảm thiểu lượng muối trong bữa ăn.
Ăn nhạt giúp kiểm soát huyết áp.
Nhờ những biện pháp này, mức tiêu thụ muối của người dân bắt đầu giảm dần và tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp giảm đáng kể. Việc kiểm soát huyết áp làm giảm số lượng người mắc các bệnh mãn tính, giúp kéo dài tuổi thọ cho người dân.
- Ăn ít thịt đỏ
Năm 2017, Giáo sư Yu Kang, bác sĩ trưởng của Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc đã từng chia sẻ việc những người ăn thịt đỏ thường có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn.
Giáo sư Yu Kang nói: “So với Trung Quốc, người Nhật ăn ít thịt đỏ hơn nên tỷ lệ mắc khối u ác tính thấp hơn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Đức, Mỹ và Canada thường ăn rất nhiều sườn heo, bít tết và thịt cừu. Hằng năm, tỷ lệ mắc ung thư ruột kết và ung thư vú của những nước này rất cao”.
Thịt đỏ là thịt gia súc như heo, bò, cừu. Những người tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư vú và các khối u ác tính khác so với những người có sự kết hợp cân bằng giữa thịt đỏ và thịt trắng.
Thực phẩm người Nhật thường hạn chế ăn ở mức tối đa chính là thịt bò và thịt heo.
Những người nên 'tránh xa' món dưa muối, cà muối
Do dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa nên dưa muối, cà muối trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng nên dùng món ăn này.
Dưa muối và cà muối tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng
Mặc dù có chứa men vi sinh tốt cho sức khỏe nhưng dưa muối, cà muối cũng tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng. Một trong số đó là vi khuẩn lactic có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa và ký sinh trùng. Do đó ngay cả khi món ăn đảm bảo vệ sinh cũng không nên tiêu thụ thường xuyên. Đặc biệt là những nhóm người dưới đây:
Phụ nữ có thai
Lượng nitrit có trong dưa muối, cà muối kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt... tạo thành Nitrosamin - một trong những chất gây ung thư Phụ nữ có thai ăn nhiều đồ muối chua có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Do vậy các bà bầu không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Những người bụng dạ kém khi ăn các món muối chua, lên men dễ gặp phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả... Người đau dạ dày cũng cần cân nhắc khi tiêu thụ món ăn này khi gặp phải tình trạng kích thích tại vùng thượng vị. Bởi nồng độ axit cao trong các món muối chua có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm- loét dạ dày.
Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể
Người mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối
Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn vì vậy không nên dùng đối với người thể hàn, thận trọng khi kết hợp với các thức ăn hàn, nên dùng kèm với các gia vị có tính ôn (tỏi, ớt, sả... ). Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối.
Người bị cao huyết áp
Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi đi vào cơ thể muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào, co mạch dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho người bệnh.
Người mắc các bệnh về thận
Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể cũng bị suy giảm. Nếu tiêu thụ nhiều muối người bệnh sẽ bị tăng huyết áp, tích nước gây hiện tượng phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận không nên ăn đồ mặn nói chung và các loại dưa, cà muối nói riêng.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng dưa, cà muối
- Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g.
- Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa cà đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen...
- Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua.
- Khi muối dưa, cà phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ.
3 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu vừa an toàn lại hiệu quả Đau dạ dày khi mang thai gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cho cả 2 mẹ con. Việc chữa đau dạ dày cho bà bầu đòi hỏi nhiều yếu tố. Đau dạ dày khi mang thai phải ăn uống hợp lý Các thực phẩm khô, thô cứng như hoa quả sấy,lương khô, măng,dưa muối, cà, hẹ,......