Nguyễn Quang Dũng: “Bây giờ làm show khó sướng hơn ngày xưa”
Trước khi được biết đến với tư cách đạo diễn điện ảnh, Nguyễn Quang Dũng xuất thân là dân nhạc. Thế nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi anh được nhiều ngôi sao ca nhạc nhờ cậy khi làm live show.
Bởi thế mà cuộc trò chuyện về live show với anh trở nên thú vị và đầy màu sắc phản biện.
Lo lắng nhất là doanh thu bán vé
Tính đến thời điểm hiện nay, anh đã đạo diễn bao nhiêu live show âm nhạc? Chương trình nào anh thích nhất và chương trình nào khiến anh vất vả nhất?
Tôi không thuộc dạng làm quá nhiều show (trừ các show event thì không kể) nên vẫn nhớ và có thể kể:Người đàn ông trong bóng đêm – Phương Thanh; Chuyện hôm qua – Lam Trường; Mỹ nhân ngư – Mỹ Lệ; Live show Tuấn Hưng; Ngày không em – do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tổ chức; Đêm nhạc ngày mất của nhạc sĩ Bảo Phúc; Đêm nhạc nhạc sĩ Hồng Đăng; Tour kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Duyên dáng Việt Nam 22, 24 và 25 và phần thi Bikini của Miss Universe… Có lẽ tôi thích nhất là những show tác giả. Vì ở các show đó có màu sắc rõ ràng nhất và âm nhạc được quan tâm lên hàng đầu.
Live show từng là những cột mốc đáng giá trong đời mỗi ca sĩ, như một cách đánh dấu và nhìn lại sự nghiệp. Mỗi khi nhận được những lời mời cộng tác với những live show như vậy, điều làm anh lo lắng và hào hứng nhất là gì?
Điều tôi lo lắng nhất là doanh thu bán vé, bởi những show không phải event miễn phí áp lực lớn nhất là doanh thu. Vì khổ lỗi, người ta sẽ nhụt chí và thiếu tự tin làm những gì thuộc về chính mình.
Live show bây giờ cũng dễ dàng hơn, một ca sĩ mới nổi cũng làm live showw dù bài hit chẳng có là mấy. Họ dễ dàng với sự kiện đời họ hay khán giả dễ dàng hơn với những live show như vậy thưa anh?
Tôi rất ủng hộ các show tự giới thiệu mình hay giới thiệu album, đó là bản chất của live show. Người có tiền nhiều thì show lớn, người ít tiền thì làm show nhỏ, chuyện đó bình thường. Cuộc đời ca sĩ cần có show riêng của mình, vì khi đó họ mới hát được những gì họ yêu thích.
Điều mà anh chú trọng nhất trong một live show ở vai trò đạo diễn là gì? Hình ảnh ca sĩ, yếu tố hút khách hay thẩm mĩ âm nhạc của chủ nhân đêm diễn?
Tùy theo yêu cầu của nhà tổ chức. Nhưng khi làm cho ca sĩ, tôi chú trọng nhất là làm sao cho ca sĩ thể hiện đúng phong cách của họ, khán giả phải thấy rõ cá tính âm nhạc cũng như tính cách của họ.
Anh từng nói anh không thích MV Dạ khúc cho tình nhân của Đàm Vĩnh Hưng vì nó giống lẩu thập cẩm. Nhiều live show âm nhạc hiện nay giống như một show tạp kỹ với thập cẩm các thể loại. Anh nghĩ sao về những chương trình ca nhạc mà kết hợp cả tuồng, chèo, cải lương, nhạc trẻ lại thêm thời trang… nữa?
Tôi nhớ nguyên văn của mình là “MV của anh Đàm Vĩnh Hưng giống như sầu riêng trộn với cá hồi và hầm với tổ yến”. Tôi cũng không bàn thêm mà người nghe tự bàn và suy luận thêm đấy chứ. Bởi vì tôi thật sự choáng ngợp sự đầu tư của MV đó, tôi thấy anh Hưng rất tâm huyết với MV đó, anh đã đầu tư nhiều đến nỗi với tôi là hơi quá tay. Dù là tôi không thích MV đó lắm nhưng tôi rất tôn trọng sự đầu tư của anh với tư cách người bàn luận tôi chọn cách nói đó để nói lên chính kiến của mình nhưng tôi không hề và chưa bao giờ có lời nào đả kích MV đó.
Video đang HOT
Bởi tôi hiểu mỗi người có một cách riêng để tiếp cận khán giả và có đối tượng riêng của họ, không thuyết phục mình không có nghĩa với người khác thì không, ngược lại có nhiều người thích điên cuồng đấy chứ. Tạp kỹ có cái hay riêng của tạp kỹ và có đối tượng khán giả của họ. Nhưng đừng biến tất cả các show thành show tạp kỹ. Tôi cũng đã từng làm rất nhiều show tạp kỹ. Với vai trò đạo diễn bạn phải làm những gì mà nhà đầu tư mong muốn, một đạo diễn chuyên nghiệp là bạn biết rõ bản chất, yêu cầu của từng show mình làm. Còn về nghe nhạc tôi thích những show đầu tư về âm nhạc, âm thanh và rõ nét cá tính của nghệ sỹ.
Trong khi những ca sĩ đàn em ngày ngày làm live show thì những đàn chị lại khá e dè trong việc tổ chức những đêm nhạc như vậy, dù họ đã có những live show để đời trước đó. Với con mắt của một người trong nghề, anh lí giải “nghịch cảnh” này thế nào?
Có lẽ bây giờ làm show khó sướng hơn ngày xưa. Ngày xưa vừa được làm cái mình thích mà còn có lãi. Ai đã ở cái thời hoàng kim đó rồi thì bây giờ họ ít tìm thấy được ý nghĩa trong làm show, nhất là bây giờ mọi chi phí đều cao hơn rất nhiều. Show event miễn phí thì đầy rẫy nên khán giả cũng kén những show mua vé. Nên các nghệ sĩ có tên thì họ đâu cần lấy tên nữa? Họ cũng không thấy khả năng lợi nhuận, mà đầu tư không tới thì chưa chắc họ đã “sướng”, vậy thì làm để làm gì.
Nhiều người thích làm show khoa trương
Hình như nghệ sĩ, ngôi sao của chúng ta không đủ dũng cảm để tổ chức các đêm nhạc đơn giản từ cách tổ chức đến hình thái biểu diễn, đúng không anh?
Theo tôi để có một show hấp dẫn và có chất lượng thì không thể đơn giản được. Chỉ có điều là đầu tư vào cái dễ nhìn thấy hay không nhìn thấy thôi. Chúng ta hay gọi các show hoành tráng là những show đầu tư vào những thứ bề ngoài khoa trương. Tiền thì có bấy nhiêu, người làm phải chọn đầu tư thiên về hướng nào. Đa phần người ta thích tô vẽ sân khấu, bày chiếu minh họa chứ hiếm người nghĩ một show âm nhạc điều đầu tiên cần đầu tư là tất cả phải ưu tiên cho âm nhạc.
Mà những thứ đầu tư cho âm nhạc nhiều khi lại là cái chẳng ai thấy mà lại tốn kém. Tôi ví dụ show Việt Nam người ta rất ít đầu tư cho hệ thống âm thanh monitor bởi vì khán giả không cảm nhận được điều đó, nhưng nghệ sĩ biểu diễn là người phải nghe âm thanh đó, khi họ nghe chuẩn, nghe hay thì họ mới trình diễn hay và chuẩn được. Có lẽ chúng ta nghèo nên thành thói quen cái gì đã bỏ tiền vào phải là những thứ khoe cho người ta thấy mới được.
Hiện có nghệ sĩ nào mà anh mơ ước được đạo diễn cho live show của họ?
Với tư cách đạo diễn, tôi chỉ mơ ước các nhà đầu tư chương trình sân khấu ở ta phải biết quan tâm cái hậu đài sân khấu, những thứ hỗ trợ cho nghệ sĩ biểu diễn ngang tầm với cái sàn diễn thì lúc đó tôi mới mơ ước làm cho nghệ sĩ nào được. Bạn cứ tưởng tượng sân khấu chúng ta hiện nay giống như một nhà trọ, có bao nhiêu tiền thì đều đi xây cái cổng và trang trí phòng khách để khoe mà hệ thống điện, nước, phòng ngủ, bếp, vệ sinh… thì chỉ tạm bợ. Cho nên chúng ta chỉ tiếp được khách qua đường hời hợt, chứ chẳng giữ chân được khách sành điệu, khách tận tình ở lại lâu.
Theo Sành điệu
Trải lòng của người chuyển giới làm 'tạp kỹ pêđê'
Là con trai nhưng Du thích mặc đồ nữ, để tóc dài, chơi búp bê, nhảy dây nên thường bị bạn bè trêu chọc. Lớn lên bị cha mẹ, cậu dì mắng và đuổi khỏi nhà, Du sống lang thang trên đường phố rồi đi hát đám ma, làm mại dâm.
Du 19 tuổi - một người chuyển giới từ nam sang nữ (tức sinh ra trong cơ thể nam nhưng lại nghĩ mình là nữ, thường hay gọi "bóng lộ" hoặc pêđê).
Sinh ra với hình hài con trai nhưng từ nhỏ Du luôn nghĩ mình là con gái. Cậu để tóc dài, mặc váy và chơi những trò của nhi nữ nên thường bị bạn trêu chọc. Bố mẹ khuyên con không được bèn mắng "đồ bệnh hoạn". Có một lần mặc áo tay bồng đi học, bị thầy cô yêu cầu đi thay áo, Du xấu hổ nên bỏ học luôn. Năm 12 tuổi bị cậu, dì gọi là "pêđê dơ", Du tức tối cãi lại thì bị chửi và đuổi ra khỏi nhà.
Từ đó cậu bé sống lang thang vất vưởng trên đường phố, tối lại tìm công viên ngủ. Du kết thân với những "chị em" chuyển giới như mình, được rủ đi thử giọng và từ đó theo chân họ đi hát ở các đám ma.
Một màn trình diễn trong chương trình "tạp kỹ pê đê" ở đám tang. Ảnh: YM.
"Trước đó tôi cũng đi xin việc làm nhưng nhiều chỗ nói thẳng là "ở đây không mướn pêđê". Tôi phụ bán quán cơm vỉa hè, họ nói "pêđê vô đây chỉ ăn trộm ăn cắp chứ gì". Một thời gian sau đói quá nên em đành đi hát đám ma rồi làm "vài việc khác"", câu chuyện cuộc đời được chủ nhân nó kể tiếp.
Theo lời Du, một gánh "tạp kỹ pêđê" cũng có bầu sô đàng hoàng, cứ khi nào có "sô" họ sẽ điện thoại cho các "đào". Một đội hát đám ma thường có khoảng chục người, trong đó những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính thường được yêu thích hơn và được trả thù lao cao hơn. Riêng trong nhóm đã phẫu thuật chuyển giới cũng được xếp hạng A , A được trả lương cao hơn, hạng B, C có cát sê rẻ hơn.
Cũng như những đồng nghiệp làm nghề này, hàng đêm Du phải diện váy ngắn nhảy múa rồi cởi dần cho đến khi chỉ còn bikini hai mảnh để mua vui cho người xem. Thậm chí "diễn viên" đang biểu diễn, một số ông tuổi xồn xồn còn xông lên sân khấu đòi "sờ hàng", không cho sờ thì không có tiền bo nên cũng đành chịu...
Đến nay Du đã đi diễn trong đám ma được 2 năm, nhưng vì giọng không hay nên đang chuyển dần sang diễn xiếc múa lửa. Khi diễn, muốn được nhiều tiền "boa" thì phải chịu thoát y. Du kể: "Có lần tôi diễn, mặc cái áo rộng nên bị bén lửa cháy sợ quá. Còn hôm đang đú đa đú đởn thì công an tới, tôi không kịp mặc áo ôm guốc chạy bán sống bán chết".
Du vẫn mặc quần áo con gái, để tóc dài, một mực quả quyết: "Bây giờ cắt tóc ngắn thì tôi hổ thẹn bản thân hơn. Thà mất việc làm còn hơn là đánh mất bản thân, không gì bằng được sống là chính mình".
Một "diễn viên" khác tên Luân (27 tuổi) cho biết, hát đám ma là công việc duy nhất đem lại thu nhập cho mình trong lúc này. Trông Luân tóc dài, trang điểm và mặc áo bó, quần soóc ngắn, chẳng khác gì con gái. Luân không ngại bộc bạch: "Ở Sài Gòn nhiều "bóng lộ" nên người ta nhìn biết tôi là pêđê ngay. Chỉ tính riêng những đội hát đám ma cũng đã có vài trăm người như tôi".
Chàng trai kể, thu nhập từ việc hát đám ma rất bấp bênh vì tùy thuộc vào tiền bo của khách. Trung bình mỗi "khán giả" boa khoảng 10.000 đến 20.000 đồng, hôm nào nhiều khách thì cũng được mấy trăm nghìn, còn không thì chỉ được vài chục, chưa đủ tiền xăng xe, quần áo và mỹ phẩm.
Luân bảo: "Không thể xin được việc khác khi nhìn em thế này".
Khảo sát mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) cho thấy vấn đề khó khăn nhất của cộng đồng người chuyển giới hiện nay là không tìm được việc làm. Một số người dấn thân vào nghề múa hát ở đám tang, thậm chí mại dâm. Như một thành viên nhóm "tạp kỹ pêđê" bộc bạch: "Hát đám ma nhục lắm, tủi lắm chứ. Chúng tôi cũng mong muốn xã hội chấp nhận, có công việc đàng hoàng". Trong khi một số khác thì bày tỏ lo lắng cuộc sống sau này sẽ khó khăn hơn nếu nghề này bị cấm.
Nhóm nghiên cứu cho rằng do biểu hiện bên ngoài khác giới tính sinh học, những người chuyển giới thường dễ bị nhận ra và có nguy cơ bị kỳ thị và phân biệt đối xử hơn so với người đồng tính. Nguyên nhân, có sự phân biệt đối xử của người tuyển dụng do định kiến chuyển giới là những người "bệnh hoạn" hoặc trộm cắp. Vì thế người nào có chút vốn liếng thì tự kinh doanh như mở cửa hàng hoặc dịch vụ trang điểm, làm tóc, chăm sóc móng tay...
Nhóm nghiên cứu này còn ghi nhận nhiều trường hợp người chuyển đổi giới tính bị kỳ thị ngay trong gia đình và trường học, khiến họ chán nản bỏ học sớm. "Không bằng cấp khiến cho việc kiếm một công việc càng khó khăn hơn. Sự phân biệt đối xử khiến các em ít nhận được sự chu cấp và đầu tư từ gia đình, nhiều lúc nặng nề đến nỗi các em phải bỏ nhà sống lang thang", đại diện nhóm nghiên cứu nói.
Theo VNExpress
'Tạp kỹ pêđê' trong đám tang thời @ Tiếng nhạc vang lên inh ỏi, giọng nam ca sĩ rè rè hát lớn "em muốn sống bên anh trọn đời..." nhưng xuất hiện trước mắt người xem lại là một vũ công diện bikini say sưa uốn éo làm trò trong một đám tang ở quận 4, TP HCM. Chương trình "ca nhạc đám ma" này được dàn dựng khá công phu...