Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từ trần
Nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từ trần sáng nay ngày 19/2 tại Bến Tre, hưởng thọ 79 tuổi.
Ngày 19/2, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết ông Trương Vĩnh Trọng, sinh năm 1942, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng, ông đã từ trần vào hồi 3 giờ 25 phút ngày 19/2/2021 tại nhà riêng, ấp Lương Thuận, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng.
Ông Trương Vĩnh Trọng sinh ngày 11/11/1942 ở xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Người dân Bến Tre thường gọi ông với các tên thân thuộc là Hai Nghĩa.
Từ năm 1960, ông bắt đầu hoạt động bí mật trong phong trào học sinh chống chế độ Ngô Đình Diệm.
Năm 1962, ông thoát ly gia đình, tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và công tác ở Tiểu ban Giáo dục tỉnh Bến Tre. Đến tháng 10/1964, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam và được đề bạt làm Ủy viên Tiểu ban giáo dục. Sau đó, được bầu Tỉnh ủy viên phụ trách khối Tuyên huấn tỉnh.
Năm 1968, ông Trương Vĩnh Trọng được cử làm Ủy viên Ban Tuyên huấn tỉnh Bến Tre. Sau đó, ông được cử đi học Trường Tuyên huấn miền Nam.
Năm 1975, ông Trọng được cử ra Bắc, theo học Trường Tuyên huấn Trung ương ở Hà Nội.
Năm 1978, ông được bầu vào Tỉnh ủy Bến Tre, giữ nhiệm vụ Phó ban Tuyên huấn tỉnh.
Năm 1982, ông đắc cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy và được phân công làm Bí thư Huyện ủy Giồng Trôm. Trong thời gian này, ông được đi học lớp bồi dưỡng Bí thư Huyện ủy ở Trường Đảng Cao cấp Matxcơva (Liên Xô).
Video đang HOT
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986), ông Trương Vĩnh Trọng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991), ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 1998, ông được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Tháng 7/2000, ông được Bộ Chính trị điều động tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.
Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Năm 2006, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng lần X, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tháng 6/2006, ông được Quốc hội phê chuẩn để nghị bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ
Tháng 8/2011, được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ về nghỉ chế độ.
Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, XI và XII.
Ngoài ra, ông còn được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng có giá trị như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất.
Từ nay tới hè 'như một chiến dịch cuối cùng' trước khi có vắc xin Covid-19
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, dù Việt Nam có vắc xin Covid-19 để tiêm ngay cũng phải mất vài tháng, nên phải cảnh giác cao độ từ giờ tới mùa hè, "như một chiến dịch cuối cùng" trước khi có vắc xin.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khẩn trương nhập vắc xin chống Covid-19 . ẢNH CHÍ HIẾU
Việt Nam sẽ có 5 triệu liều vắc xin vào cuối tháng 2
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường báo cáo tại cuộc họp với Thường trực Chính phủ chiều qua, 15.2, Bộ Y tế đã rất quyết liệt, chủ động trong tiếp nhận vắc xin của chương trình Covax, đã cơ bản hoàn thành thủ tục tiếp nhận.
Nguồn vắc xin thứ 2 là nguồn chủ động đi nhập khẩu.
Trong cuối tháng này, nếu các chuyến bay sắp xếp tốt, kịp thời và các thủ tục xong sẽ có cả 2 nguồn, trong đó từ chương trình Covax là 4,88 triệu liều và nhập khẩu 117.000 liều. Như vậy, Việt Nam sẽ có khoảng 5 triệu liều vào cuối tháng này và có thể tiêm cho 5 triệu người.
Sau 3 tháng sẽ có 5 triệu liều khác để tiêm mũi thứ 2.
Về đối tượng được tiêm vắc xin trước, Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ 2 phương án: thứ nhất là tiêm cho hơn 2 triệu người thuộc diện đối tượng ưu tiên, thứ 2 là tiêm cho khoảng 5,7 triệu người.
"Như vậy, chúng ta có thể tiêm lớn hơn cho cả những trường hợp ưu tiên như y bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu và tiêm rộng rãi. Chúng ta là một trong những nước ở châu Á tiếp cận vắc xin tốt", ông Trương Quốc Cường nói.
Không để Việt Nam trở thành "vùng trũng"
Phát biểu tại buổi họp, Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cho rằng, Việt Nam đang đối diện với thực tế là nguồn gốc bệnh từ đâu chưa xác định được và có khả năng bùng nổ bất cứ lúc nào. Chiến lược chống dịch lâu dài vẫn phải là vắc xin, nhưng các nước nghèo tiếp cận rất khó.
"Nếu chúng ta không có đủ vắc xin cần thiết, trong khi các nước có đủ rồi, dân người ta đã có kháng thể đầy đủ, thì mình trở thành vùng trũng và cuối cùng sẽ là nhiều hệ luỵ về kinh tế - xã hội. Vấn đề chiến lược hiện nay là phải làm thế nào để có đủ vắc xin, ta có thể viện trợ, mua, sản xuất trong nước, nhưng báo cáo của Bộ Y tế mà anh Cường nói thì chưa rõ lắm. Cần báo cáo đầy đủ với Chính phủ để hiểu hiện nay các nguồn vắc xin của chúng ta thế nào. Cần khuyến khích sản xuất trong nước. Nguồn của WHO cung cấp cho mình chắc cũng không lớn đâu, phải mua. Sản xuất trong nước lâu dài", Phó thủ tướng Trương Hoà Bình nói.
Theo Phó thủ tướng, cần phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong việc mua vắc xin. Doanh nghiệp nào có thể nhập được thì tạo điều kiện để họ nhập có kiểm soát thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu.
Nêu quan điểm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý, dù vắc xin có để tiêm ngay cũng phải mất vài tháng, nên phải cảnh giác cao độ từ giờ tới hè, "như một chiến dịch cuối cùng" trước khi có vắc xin.
"Trước đây 5K là khuyến nghị của Bộ Y tế, nhưng bây giờ là bắt buộc", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Theo Phó thủ tướng, phải đẩy nhanh sản xuất trong nước từng ngày, từng giờ, vì đây là vấn đề rất chiến lược.
"Không chỉ Covid-19, mà nếu sau này có con virus mới, thì ta làm được cái này rồi ta làm vắc xin khác sẽ nhanh hơn nhiều", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Cũng theo Phó thủ tướng, Liên Hiệp Quốc đã cho biết có thể cấp miễn phí cho Việt Nam 4,2 đến 8,8 triệu liều, nếu Bộ Y tế nộp hồ sơ sớm có thể nhận được số liều nhiều hơn.
Chính phủ đồng ý cho địa phương và doanh nghiệp chủ động nhập vắc xin
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khẩn trương chỉ đạo nhập khẩu vắc xin để sớm đưa vắc xin về Việt Nam phục vụ người dân, thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu vắc xin trong nước.
Nhập khẩu vắc xin phòng Covid-19 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ, trong tháng 2 phải có vắc xin từ nguồn viện trợ của Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đồng ý để Bộ Y tế thực hiện điều 26 luật Đấu thầu "lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt".
Cũng theo Thủ tướng, nhiều địa phương, doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp kinh phí để mua vắc xin, nhưng phải được duyệt và ngày mùng 6 tết (tức ngày 17.2) phải trình phương án lên Chính phủ.
Nguy cơ lây lan dịch COVID-19 rất lớn sau Tết Chiều 13/2 (mùng 2 Tết) tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới trong ngày đang giảm nhưng nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn, khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi...