Nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng “dính” nhiều sai phạm
Trong thời gian công tác tại Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, ông Mai Đăng Hiếu đã để cho vợ đứng tên góp 51% vốn điều lệ để liên doanh với người Nhật Bản tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xin Chào nhưng trên thực tế không góp vốn như đã cam kết.
Thành ủy Đà Nẵng ban hành thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Mai Đăng Hiếu, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Văn phòng 2 thuộc Đảng bộ Sở Nội vụ, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Ngoại vụ, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Phó Trưởng Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Tokyo – Nhật Bản.
Theo thông báo kết luận kiểm tra, trong quá trình công tác tại Sở Ngoại vụ, ông Hiếu đã có những đóng góp nhất định cho hoạt động của Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Tokyo – Nhật Bản và giúp lãnh đạo thành phố tổ chức có hiệu quả một số hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa thành phố Đà Nẵng và Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Hiếu đã để cho người thân (vợ là bà N.T.L.T.) đứng tên góp 51% vốn điều lệ để liên doanh với người Nhật Bản tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xin Chào nhưng trên thực tế không góp vốn như đã cam kết.
Ngoài ra, trong báo cáo giải trình lần đầu về việc vợ tham gia góp vốn, cổ phần trong các doanh nghiệp, ông Hiếu báo cáo thiếu 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần Ngôi sao Châu Á và Công ty TNHH Ngon và Đẹp; có hành vi hợp thức hóa việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người nước ngoài bằng hợp đồng cho thuê đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai; can thiệp sâu vào việc điều hành hoạt động của Công ty cổ phần Chef Meat Việt Nam, là công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản) không đúng với hoạt động công vụ được giao, gây bức xúc cho doanh nghiệp và là nguyên nhân chính phát sinh khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp Nhật Bản với ông.
Video đang HOT
Ông Hiếu cũng vi phạm quy định về nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài, cụ thể: Đi phép cá nhân quá thời hạn quy định, sử dụng hộ chiếu công vụ sai mục đích, đa số các chuyến đi nước ngoài khi về nước không báo cáo kết quả theo quy định. Là cán bộ lãnh đạo cơ quan ngoại giao của thành phố nhưng ông Hiếu thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, thực hiện không đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, gây bức xúc cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.
Ban Thường vụ Thành ủy giao UBKT Thành ủy Đà Nẵng căn cứ các quy định và hướng dẫn về thi hành kỷ luật của Đảng, tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, thi hành kỷ luật ông Hiếu theo quy trình và chỉ đạo, xem xét, kỷ luật về hành chính theo pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, thận trọng, đúng quy định.
Theo K.H (Dân trí)
TP.HCM báo cáo việc cán bộ đi nước ngoài
Từ năm 2007 đến nay, mỗi năm TP.HCM có từ 475 đến trên 500 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước được xét duyệt đi nước ngoài.
UBND TP HCM vừa có báo cáo tổng kết 10 năm công tác quản lý xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức tại TP giai đoạn 2007 - 2017. Báo cáo được thực hiện theo đề nghị của Bộ Công an.
Báo cáo của TP HCM về công tác quản lý xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức tại TP giai đoạn 2007 - 2017
Theo báo cáo, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm TP có từ 475 đến trên 500 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước được xét duyệt đi nước ngoài với tổng số lượt được xét duyệt trung bình khoảng 750 lượt/năm.
Đối tượng đi được phân làm 3 nhóm. Nhóm 1: các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp đi nước ngoài vì mục đích công vụ. Số trường hợp theo diện này chiếm gần 20%.
Nhóm 2: các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi học tập ở nước ngoài, chiếm khoảng 10%. Các trường hợp được cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài có số lượng ít, chỉ khoảng 35 trường hợp/năm; tập trung phần lớn ở lực lượng viên chức trẻ có năng lực học tập, nghiên cứu khoa học và sử dụng tốt ngoại ngữ.
Nhóm 3: Đi nước ngoài về việc riêng như tham quan, du lịch theo nhu cầu cá nhân (chiếm trên 70%) và một số ít đi nước ngoài về việc riêng có thư mời đích danh của cơ quan, tổ chức (chủ yếu mời tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm...).
UBND TP đánh giá công tác xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài được triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật và của UBND TP.
Tất cả các trường hợp đi nước ngoài đều chấp hành nghiêm công tác khai báo thủ tục hải quan đối với hành lý cá nhân, xuất trình hộ chiếu công vụ và hoàn thành kiểm soát nhập cảnh.
Đến nay chưa phát hiện trường hợp cán bộ, công chức, viên chức TP có sai phạm về vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Việt Nam.
UBND TP nhìn nhận về cơ bản TP chưa phát hiện trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật khi đi nước ngoài phải xử lý kỷ luật hoặc truy tố. Tuy nhiên, có một số trường hợp viên chức chưa được quán triệt đầy đủ về tinh thần chủ động, chấp hành nghiêm túc quy chế của TP và đơn vị, địa phương đang công tác nên còn chủ quan, nôn nóng.
TP HCM có trên 13.000 cán bộ, công chức; 130.000 viên chức và một bộ phận người lao động tại các tổng công ty, công ty do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc góp vốn.
Theo Phan Anh (Người Lao Động)
Khó xử lý sai phạm tại bệnh viện vì nguyên giám đốc bị... tâm thần? Gần 3 năm sau khi có kết luận thanh tra về những sai phạm xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông, nhưng đến thời điểm này những sai phạm vẫn chưa được xử lý vì nguyên giám đốc bệnh viện đang đi chữa bệnh tâm thần! Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Đắk Nông được thành lập tháng 2.2004, với...