Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trải lòng về trọng dụng nhân tài
Việc tuyển dụng và đề bạt trong các cơ quan Nhà nước có nhiều điểm chưa hợp lý, không ít tiêu cực nên không thu hút được nhân tài vào làm việc
Câu chuyện “Vì sao người giỏi không về nước làm việc?” đã được đưa ra bàn luận tại Quốc hội hồi đầu tháng 11/2015 và dư luận đặc biệt quan tâm. Tại sao lại có chuyện nhiều nhân tài không muốn quay trở về quê hưởng bản quán làm việc và chúng ta phải có giải pháp quyết liệt như thế nào để khắc phục tình trạng “ chảy máu chất xám”? Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trải lòng về những trăn trở xung quanh vấn đề trên.
PV: Trong thời gian qua, du học sinh không trở về nước hay trở về thành “bất đắc chí” đã từng diễn ra. Hầu hết các Quán quân, Á quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cũng ở lại nước ngoài làm việc. Thưa nguyên Phó Chủ tịch nước, phải chăng là ở Việt Nam, cơ chế để họ phát huy tài năng còn quá ít?
Bà Nguyễn Thị Bình: Nói đến nhân tài là nói đến nguyên khí của quốc gia, là sức mạnh của một đất nước. Đúng là cho đến nay, chúng ta chưa thực sự có cơ chế, chính sách thỏa đáng để phát huy vốn quý này của đất nước. Đó là nguyên nhân lớn nhất làm Việt Nam tụt hậu so với các nước khác.
Nói là chúng ta có nhiều nhân tài thì có thể là quá lạc quan, nhưng thực sự là dân tộc ta, người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, không hiếm người tài giỏi, vì hiếu học, thông minh và cần cù vốn được xem là những đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam và trên thực tế, người Việt Nam ở trong nước cũng như định cư ở nước đã xuất hiện khá nhiều người có tài.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
PV: Chúng ta đang nhìn nhận về việc một số du học sinh không muốn về nước. Tuy nhiên, thực tế là có những người cũng rất muốn về phục vụ quê hương. Nhưng theo chia sẻ của những người đã từng về Việt Nam tìm cơ hội việc làm thì họ không thể thích ứng được với cách sử dụng nhân lực của ta với kiểu “nhất thân nhì quen, con cháu các cụ”. Vì thế mà họ không muốn về nước, đặc biệt là không muốn làm việc cho các cơ quan Nhà nước. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Bình: Đúng là có hiện tượng số người đi du học nước ngoài ngày càng đông, trong đó nhiều người được nơi đào tạo đánh giá cao nhưng số đông không trở về. Hiện tượng này có bình thường không?
Nhiều ý kiến cho rằng, về hay ở lại không quan trọng, miễn là họ có thể đóng góp được cho đất nước. Ý kiến này có phần đúng nhưng trong lúc chúng ta cần nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia công nghệ, mà ta thường gọi là nhân lực chất lượng cao thì việc số người được đào tạo ở nước ngoài không về quê hương là rất đáng quan tâm. Ở đây có nguyên nhân từ hai phía, phía Nhà nước và phía người được đào tạo.
Video đang HOT
Về phía Nhà nước, có hai vấn đề cần giải quyết. Một là chính sách đãi ngộ đối với những người thật sự có năng lực được đào tạo, bất kể được đào tạo trong hay ngoài nước. Hai là điều kiện làm việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Được đào tạo bài bản về khoa học – công nghệ, nếu lại được bố trí làm công việc hành chính, dù cho giữ chức vụ cao, thì có gì tốt?
PV: Nhiều cán bộ còn nói rằng, với cơ chế xem xét, đánh giá, bổ nhiệm như hiện nay thì người thực sự giỏi và đàng hoàng chỉ lên được đến chức Vụ trưởng là cùng. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân mấu chốt khiến nhiều người du học không muốn trở về không, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bình: Đúng là Nhà nước chưa thực sự coi trọng trí thức, chưa có chính sách sử dụng và đãi ngộ thích hợp. Do đó chưa thu hút được người tài, người có trình độ chuyên môn giỏi vào bộ máy Nhà nước. Cũng đúng là việc tuyển dụng và đề bạt trong các cơ quan nhà nước hiện nay có nhiều điểm chưa hợp lý, đấy là chưa nói đã xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực trong công tác tổ chức – cán bộ.
Nhân đây tôi muốn nói, nhiều trí thức giàu tâm huyết cho biết, các vị ấy đã góp rất nhiều ý kiến xây dựng, chân thành và đúng đắn, nhưng không được lắng nghe nên chán nản… Đối với trí thức có lòng tự trọng, nói ra những điều suy tư vì dân, vì nước mà không được lắng nghe, không được coi trọng thì đó là một sự “thất vọng”.
PV: Với những nhân tài không trở về quê hương sau khi đi du học, nên chăng chúng ta cũng cần có một cách giáo dục nào đó để nhắc nhớ các em về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quê hương, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Bình: Như trên tôi đã nói, việc được đào tạo ở nước ngoài, học xong không về nước có nguyên nhân từ 2 phía: phía Nhà nước và phía người được đào tạo.
Nếu Nhà nước có cơ chế chính sách thể hiện mạnh mẽ sự trọng thị người tài dù được đào tạo ở bất kỳ đâu, ngoài nước hay trong nước, nếu Nhà nước tạo lập được những điều kiện thực tế để người được đào tạo có thực tài phát huy năng lực sáng tạo của họ thì khi đó “đất lành chim đậu”, không đâu bằng quê hương bản quán và chúng ta khỏi phải bàn về chuyện đi rồi có về hay không.
Còn đối với người được đưa đi du học, sau khi học xong mà không muốn về nước, dù lý do gì họ cũng không thực hiện được trách nhiệm đối với dân, với nước đã chắt chiu tiền của để cho họ đi học. Tuy nhiên phải nói cả trách nhiệm của ngành Giáo dục- Đào tạo.
Việc bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước là nội dung giáo dục quan trọng đối với thế hệ trẻ, mà không chỉ riêng của nhà trường cũng như không chỉ dành riêng đối với một nhóm đối tượng nào. Chúng ta cần giúp mọi thanh-thiếu niên Việt Nam thấm nhuần tình yêu đất nước, từ đó ra sức học tập, sáng tạo, đem sức lực, tài năng của mình góp phần xây dựng đất nước, để đất nước không tụt hậu, thua kém các quốc gia khác như hiện nay.
PV: Xin cảm ơn bà đã có cuộc trao đổi cởi mở và tâm huyết!.
Theo VOV.vn
Đà Nẵng điều chỉnh chính sách nhằm tránh 'chảy máu chất xám'
Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh cho rằng việc thu hút người có bằng cấp, kinh nghiệm công tác và muốn gắn bó, góp sức cho sự phát triển của Đà Nẵng sẽ tránh được rủi ro hơn so với chỉ tập trung cho đề án nhân tài.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh về nhân tài của Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ, đánh giá cái được lớn nhất của các dự án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là đã bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ, công chức sau khi chia tách khỏi tỉnh Quảng Nam. Chính sách trọng dụng nhân tài trở thành một thương hiệu của thành phố trong 15 năm qua. Đà Nẵng cũng có được đội ngũ công chức phục vụ nhân dân hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thành phố và chính quyền cũng tạo ra thói quen biết quý giá nguồn nhân lực.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhưng cái mất của Đà Nẵng, theo ông Ngữ chính là những học viên vi phạm hợp đồng đề án, sau khi đi học đã không trở về làm việc cho thành phố hoặc chưa làm việc hết thời gian 7 năm theo cam kết trong hợp đồng đã bỏ ra nước ngoài. 10% trong số hơn 630 lượt học viên tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) vi phạm hợp đồng là một minh chứng. Thành phố mất tiền của, sự tin tưởng mà còn mất đi cơ hội sử dụng người tài theo kế hoạch. Nhìn ở góc độ tích cực hơn, dù những nhân tài này không về làm việc cho Đà Nẵng nhưng thành phố vẫn sẽ được hưởng lợi, từ nguồn tiền họ gửi về cho gia đình.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, ông Ngữ cho rằng việc thu hút, đào tạo nhân tài phải liên tục điều chỉnh chính sách cho đúng với từng thời điểm. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng bây giờ không nhất thiết phải đưa hết vào bộ máy hành chính, dễ khiến học viên gò bó. Thay vào đó phải cho người tài "có đất dụng võ". "Nhiều người đi làm không hẳn đã về thu nhập, mà họ có nơi để thể hiện năng lực bản thân", ông nói thêm.
Dù Đà Nẵng là một trong số ít địa phương ở Việt Nam đưa ra hàng loạt chính sách "chiêu hiền" và "đãi sĩ", nhưng theo ông Ngữ việc giữ chân người tài vẫn đang còn là vấn đề đáng bàn. Khi thành phố bố trí công việc, đãi ngộ tốt thì những nhân tài cũng suy nghĩ về việc gắn bó. Nhưng với người tài, chỉ trọng tín, trọng đãi và trọng tình chưa đủ, mà quan trọng nhất là trọng dụng họ.
"Trọng dụng không phải là quý mến hay ưu ái, mà phải bố trí việc đúng khả năng, đúng môi trường để họ phát huy trí tuệ, năng lực, giúp họ luôn có cảm hứng để gắn bó. Hiện tại mình mới sử dụng người tài chứ chưa thực sự trọng dụng. Phải làm cho họ thăng hoa, tin dùng họ thì đó mới là trọng dụng", ông Ngữ nêu quan điểm.
Việc nhân tài "bội tín" khiến Đà Nẵng mất cơ hội bố trí nguồn nhân lực trẻ. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết số tiền thành phố chi cho các học viên tham gia Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mỗi năm tốn hàng trăm tỷ đồng, nhưng học viên sang nước ngoài có công ty trả lương cao hơn, hay lập gia đình rồi vịn lý do không về, lại tính chuyện "xù" tiền thuế của nhân dân là "không được".
"Con số học viên vi phạm là không nhiều so với một đề án. Nhưng có học viên cá biệt còn vi phạm pháp luật, qua nước ngoài chơi cờ bạc, không học hành đến nơi đến chốn nên phải kiện. Thành phố cực chẳng đã mới phải đi kiện nhân tài để họ bồi hoàn lại tiền ngân sách. Còn đã là nhân tài thì càng phải tuân thủ luật chơi", ông Anh nói.
Để khắc phục tình trạng "chảy máu chất xám", ông Nguyễn Xuân Anh cho biết Đà Nẵng đã có những điều chỉnh. Theo đó, việc đưa học sinh đi du học phải theo ngành nghề trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phải là những ngành thực sự cần để dễ bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc xét duyệt cấp học bổng cũng chặt chẽ hơn trước, không tham về số lượng.
"Thành phố đang cân đối giữa việc cho đi học và thu hút nhân tài. Việc thu hút những người đã có bằng cấp, kinh nghiệm công tác và thực tâm muốn gắn bó để góp sức cho sự phát triển của thành phố sẽ tránh được rủi ro hơn so với chỉ tập trung cho Đề án 922. Thêm vào đó, những ngành nghề lâu nay cử đi học nhưng học viên về khó phát huy hết năng lực thì chúng tôi cũng giảm đào tạo", ông Anh nêu giải pháp.
Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhận định, nhiều học viên của Đề án 922 dù hết thời gian làm việc 7 năm như cam kết nhưng vẫn tiếp tục ở lại công tác là điều thành phố thành công khi thực hiện Đề án 922 cũng như những chính sách "chiêu hiền, đãi sĩ".
Từ năm 1998, Đà Nẵng đã tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bằng chính sách đãi ngộ ban đầu với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài cho thành phố. Kết quả là đến nay thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho hơn 1.000 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên và từ đó trẻ hóa cũng như chuyển biến về chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Năm 2004, thành phố bắt đầu triển khai công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng việc cấp học bổng ngay từ bậc đại học. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được Đà Nẵng đầu tư để tìm kiếm học sinh gỏi, xuất sắc để cấp học bổng. Đến tháng 4/2014, đã có 340 học sinh trường này tham gia đào tạo bậc đại học ở nước ngoài theo Đề án 922 (thống nhất từ Đề án 47 và Đề án 393 - Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài).
Theo đánh giá của Thành ủy Đà Nẵng, sau khi về nhận công tác, nhiều người thích ứng ngay với công việc; tự tin tham mưu, đề xuất với cấp trên các giải pháp, sử dụng ngoại ngữ tốt... Hàng chục người đã được bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp phòng, cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương tương. Tuy nhiên mới đây, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải kiện 7 nhân tài ra tòa để bồi hoàn số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Khủng hoảng thừa nhân lực ngành sư phạm Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, cả nước sẽ có hơn 10.000 sinh viên ngành sư phạm sau khi ra trường không có việc làm. Bộ GD-ĐT cũng đã cảnh báo thừa nhân lực ngành này từ năm 2013 và yêu cầu giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, việc tự nguyện cắt giảm chỉ tiêu của các trường chẳng được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai gần 3 tuổi gọi người lớn cứu bạn rơi xuống ao

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phạm Thoại tung báo cáo kiểm tra số tiền 14,7 tỷ đồng, luật sư nói gì?
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Soobin Hoàng Sơn khóc nức nở khi nhắc về gia đình
Nhạc việt
17:41:36 07/04/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 22: Việt cảnh cáo Đại vì muốn làm bạn trai của An
Phim việt
17:37:17 07/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon mà không ngán ngấy sau dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
17:29:29 07/04/2025
8 kiểu giấc mơ nhắc bạn chú ý vấn đề sức khỏe
Sức khỏe
17:12:34 07/04/2025
Tôn Bằng công khai 1 thứ sau khi Hằng Du Mục bị bắt, nhắc đến sự "trả giá"
Netizen
17:03:16 07/04/2025
Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung
Lạ vui
15:44:05 07/04/2025
"Thiên thần Hàn Quốc" làm điên đảo cõi mạng chỉ với 21 giây: Đẹp đến nao lòng, netizen "lọt hố" ầm ầm
Nhạc quốc tế
15:25:06 07/04/2025
Cặp đôi Vbiz vừa né nhau như người lạ ở sự kiện, nay lại công khai sát rạt giữa tin sắp cưới
Sao việt
14:58:04 07/04/2025
"Ngọc nữ" có chiếc mũi đẹp nhất showbiz lên tiếng đính chính
Sao châu á
14:55:11 07/04/2025
Gãy xương đùi khi chơi pickleball, Kỳ Hân tiếc nuối ngày còn làm người mẫu, thần thái đỉnh cao trên sàn catwalk
Sao thể thao
14:07:59 07/04/2025