Nguyên Phó Chủ tịch huyện “cù nhầy” tiền hưởng sai chế độ
Cơ quan chức năng đã xác minh, ông Lò Văn Lến – nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) – khai man hồ sơ, hưởng sai chế độ trợ cấp tuất hàng tháng. UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt công văn yêu cầu nộp lại số tiền hưởng sai chế độ, nhưng ông Lến vẫn “cù nhầy” trong việc thực hiện.
Khai man hồ sơ để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Nhiều năm qua, ông Hà Văn Pếu (SN 1936) và bà Hà Thị Kếm (SN 1934), trú tại thôn Ba, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã có đơn gửi các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đề nghị giải quyết chế độ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định.
Ông Lò Văn Lến khai man hồ sơ để hưởng chế độ tuất hàng tháng sau khi vợ mất
Được biết, bà Hà Thị Dụ (con gái của ông Hà Văn Pếu và bà Hà Thị Kếm) là vợ của ông Lò Văn Lến – nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, hiện là Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa – mất năm 2011. Sau khi bà Dụ mất, ông Lò Văn Lến đã làm Tờ khai thân nhân để được hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng.
Tuy nhiên, ông Hà Văn Pếu và bà Hà Thị Kếm đã làm đơn gửi các ngành chức năng đề nghị giải quyết chế độ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định.
Sau nhiều lần gửi đơn, ngày 30/11/2015, bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa có công văn trả lời đơn thư của ông Hà Văn Pếu. Theo hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất một lần đối với thân nhân bà Hà Thị Dụ – hưu trí trú tại thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, chết ngày 16/6/2011.
Theo Tờ khai của thân nhân do ông Lò Văn Lến lập ngày 17/8/2011, tại mục IV của tờ khai, ông Lến đã cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai cũng như trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tiền trợ cấp giữa các thân nhân, đồng thời đề nghị cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp tuất một lần cho gia đình ông.
Video đang HOT
Ông Lến đã cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai cũng như trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tiền trợ cấp giữa các thân nhân.
Căn cứ hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ tử tuất đối với thân nhân bà Hà Thị Dụ, ngày 5/12/2011 BHXH tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-BHXH về việc hưởng chế độ tử tuất một lần cho ông Lò Văn Lến là chồng thay mặt cho các thân nhân nhận tiền trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần, tổng số tiền là 113.314.700 đồng.
“Cù nhầy” nộp lại tiền hưởng sai chế độ
Sau khi giải quyết chế độ, ông Hà Văn Pếu có đơn kiến nghị, BHXH huyện Bá Thước đã phối hợp với UBND xã Ban Công, thị trấn Cành Nàng tổ chức xác minh, cho thấy ông Lò Văn Lến kê khai không đúng sự thật.
Thời điểm bà Hà Thị Dụ chết còn có bố mẹ đẻ là ông Hà Văn Pếu, bà Hà Thị Kếm và bố chồng là ông Lò Văn Ót, thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng. Như vậy, khi bà Hà Thị Dụ chết, theo luật định, bố mẹ đẻ và bố chồng còn sống phải được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng.
UBND tỉnh Thanh Hóa nhiều lần ban hành công văn yêu cầu ông Lến nộp lại số tiền hưởng sai chế độ
Qua xác minh, cơ quan chức năng chính xác, bà Dụ chết ngày 30/3/2011 chứ không phải chết ngày 16/6/2011 như ông Lến đã kê khai trong hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp tuất một lần và UBND thị trấn Cành Nàng xác nhận.
Việc ông Lến khai thời gian chết là tháng 6/2011, chính quyền địa phương xác nhận đã dẫn tới việc tiếp tục hưởng sai hơn 2 tháng lương với số tiền 7.655.500 đồng. BHXH tỉnh Thanh Hóa đã xác định, việc xảy ra tranh chấp giữa các thân nhân bà Hà Thị Dụ, thuộc tránh nhiệm của ông Lò Văn Lến.
Mặc dù bố mẹ vợ và bố đẻ còn sống nhưng ông Lến chỉ kê khai mình cá nhân ông. Tổng số tiền các cơ quan xác định ông Lến hưởng sai phải trả lại là 120.972.200 đồng. Sau khi xác minh, làm rõ sự việc, đã nhiều các cơ quan chức năng có văn bản yêu cầu ông Lến nộp lại số tiền hưởng sai nhưng nhiều năm qua, ông Lến vẫn không thực hiện.
Ngày 8/1, tại Công văn số 274/UBND-TD về việc chỉ đạo giải quyết đề nghị của ông Hà Văn Pếu. Sau khi xem xét nội dung đơn của ông Hà Văn Pếu và công văn số 1543/BHXH-KT ngày 30/11/2015 của BHXH tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao BHXH tỉnh Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, có biện pháp buộc ông Lò Văn Lến nộp lại số tiền 120.972.200 đồng do hưởng sai chế độ vào quỹ BHXH; đồng thời lập hồ sơ giải quyết chế độ tuất hàng tháng cho ông Hà Văn Pếu và bà Hà Thị Kếm theo quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Hiện ông Lến là Phó chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, ông Lến vẫn không thực hiện việc nộp lại số tiền nêu trên. Ông Hà Văn Pếu lại tiếp tục gửi đơn đề nghị được hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định.
Đến ngày 2/6, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có công văn yêu cầu BHXH Thanh Hóa và các đơn vị nghiêm túc thực hiện công văn 274, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/6. Nhưng, ông Lò Văn Lến vẫn chưa chịu nộp lại số tiền hưởng sai chế độ nêu trên.
Tiếp đó, ngày 18/7, ông Phạm Đăng Quyền – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa một lần nữa ký công văn số 7718/UBND – TD yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa có biện pháp buộc ông Lò Văn Lến nộp lại số tiền nêu trên do hưởng sai chế độ vào quỹ BHXH chậm nhất ngày 30/8. Đồng thời, giao BHXH tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn lập hồ sơ giải quyết chế độ tuất hàng tháng cho ông Hà Văn Pếu và bà Hà Thị Kếm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ông Lò Văn Lến vẫn “cù nhầy”, chưa nộp lại số tiền hưởng sai quy định.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Gần 70 tấn cá lồng tiếp tục chết trắng sông Mã
Đã có gần 70 tấn cá lồng của các huyện Cẩm Thủy, Bá Thước, Vĩnh Lộc ở Thanh Hóa chết trắng sông Mã khiến người nuôi cá thiệt hại nặng nề.
Người nuôi cá lồng ở Thanh Hóa lao đao trước hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Mã những ngày qua
Sáng ngày 16-8, tin từ UBND huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết mưa lũ trên thượng nguồn tràn về sông Mã đã gây thiệt hại nặng nề đến nuôi trồng thủy sản cho người dân trên địa bàn. Đã có hơn 40 tấn cá chết, thiệt hại gần 5 tỉ đồng.
Theo báo cáo mới nhất, hiện 8 xã của huyện Cẩm Thủy đã có 283 lồng cá nuôi dọc sông Mã chết với số lượng 41,5 tấn, ước tính thiệt hại 4,85 tỉ đồng. Ngoài ra, mưa lũ cũng làm cho 7 ha ao hồ bị tràn, thiệt hại khoảng 7 tấn cá.
Cá lồng không chỉ chết trắng sông Mã tại huyện Cẩm Thủy mà còn gây thiệt hại nặng tại huyện Bá Thước và Vĩnh Lộc. Tại huyện Bá Thước, cá lồng của 11 xã, thị trấn được nuôi trên sông Mã cũng chết hàng loạt. Theo thống kê, đã có 646 lồng, với số lượng 6,46 tấn cá chết. Huyện Vĩnh Lộc đã có 12 tấn cá lồng chết.
Cá chết bất thường, người dân tiếc công tiếc của đã làm thịt để muối mắm hoặc phơi khô để dùng
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, cho biết: "Khi nhận được thông tin cá chết trắng sông Mã, chúng tôi đã lấy mẫu nước sông, mẫu cá chết để gửi đi xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Hiện, nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt, chúng tôi vẫn đang chờ kết quả phân tích mẫu nước" - ông Dũng nói.
Theo ông Vũ Đình Hảo, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bá Thước, nguyên nhân cá chết hàng loạt có thể do các công trình thủy điện Bá Thước 1 và Trung Sơn đang thi công ở đầu nguồn sông Mã gây ra. "Các công trình này đang thi công dang dở, có thể khi mưa lớn đã dẫn đến sạt lở cuốn theo nhiều bùn đất. Nguyên nhân khách quan là do mưa lũ. Đang xây dựng mà gặp sự cố thì không ai mong muốn" - ông Hảo nói thêm.
Trước đó, vào chiều tối ngày 14-8, khi nước lũ tràn về, cá lồng nuôi trên sông Mã của các huyện Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Bá Thước bất ngờ chết hàng loạt khiến người nuôi cá lồng rơi vào cảnh lao đao. Khi cá chết, ngành chức năng của những huyện này đã mổ cá tìm nguyên nhân thì phát hiện trong mang cá có rất nhiều bùn đất. Nguyên nhân ban đầu được đưa ra là do nước sông có bùn đỏ khiến cá thiếu oxy dẫn đến chết hàng loạt.
Theo Tuấn Minh (Người lao động)
Bán "báu vật" của làng để làm đường nông thôn mới Để có tiền làm đường, xây dựng nông thôn mới, nhiều bản của xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) phải bán đi những "báu vật" của bản. Anh Hà Văn Sỹ đã mua lại được báu vật của làng. Theo ông Hà Văn Sỹ (bản Hiêu, xã Cổ Lũng) cho biết: Năm 2014, sau khi họp bàn, người dân...