Nguyên Phó ban Tổ chức TƯ: Chạy chức, chạy quyền lúc nào cũng có
“ Chạy chức chạy quyền lúc nào cũng có, chỉ có điều ít hay nhiều, nặng hay nhẹ thôi” – ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TƯ đưa ra đánh giá.
Vấn nạn “ chạy chức, chạy quyền, phe nhóm, cánh hẩu” tiếp tục được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới tại phiên khai mạc Hội nghị TƯ 7 ngày 7.5 (Ảnh: VPG)
“Chạy chức, chạy quyền, chạy ghế, chạy luân chuyển vẫn chậm được ngăn chặn” – đây là thực trạng nhức nhối được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra ngay tại phiên khai mạc Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 7, khóa XII.
Trước đó, đề cập đến vấn nạn chạy chức chạy quyền tại phiên bế mạc Hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 16 khóa X, diễn ra ngày 17.4, bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng thừa nhận “Mọi khi mình khổ sở vì nạn này” và cho biết, một trong chủ đề của Đại hội XIII của Đảng được Bộ Chính trị nêu ra là “không có chạy chức chạy quyền”. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, đây là thông điệp cần được truyền đạt để đảng viên, nhân dân biết.
Bình luận về chạy chức, chạy quyền và khả năng ngăn chặn vấn nạn này, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TƯ cho rằng: sẽ là không khả thi nếu đặt ra vấn đề “không còn tình trạng chạy chức chạy quyền”.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tổ chức cán bộ, ông Thưởng nhìn nhận tình trạng chạy chức chạy quyền lúc nào cũng có, chỉ có điều ít hay nhiều, nặng hay nhẹ.
“Chúng ta đang trong thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường có hai mặt tích cực và tiêu cực. Thiếu sót của cơ chế này chính là việc sử dụng đồng tiền để mua bán, trong đó có mua bán quyền lực, dùng tiền để tha hóa cán bộ”, ông Thưởng nói.
Video đang HOT
Cũng theo nguyên Phó ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng, để ngăn chặn, dẫn tới đẩy lùi vấn nạn chạy chức chạy quyền, biện pháp quan trong nhất vẫn là tăng cường quản lý, lấp những lỗ hổng pháp lý bằng chính hệ thống luật pháp thật chặt chẽ, nghiêm minh.
“Cũng giống như trong gia đình, nghèo thì không sao, có của thì phải rào nhà, chốt cửa, phải nuôi chó giữ nhà… đó là để ngăn chặn ăn cắp. Bây giờ với nạn chạy chức chạy quyền thì phải tăng cường quản lý thôi. Thời gian qua việc quản lý chưa tốt nên mới để xảy ra tình trạng chạy chức chạy quyền, tham nhũng nhan nhan khắp nơi. Điển hình nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh, nó biểu hiện rõ nhất của việc chạy chức chạy quyền, nén bạc đâm toạc tờ giấy”, ông Thưởng nêu dẫn chứng.
Liên tiếp những cán bộ cấp cao sai phạm bị khai trừ Đảng, phải vào tù cho thấy những lỗ hổng lớn trong khâu kiểm soát quyền lực cán bộ (Ảnh: TTXVN)
Đánh giá đề án xây dựng cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đang được bàn thảo tại Hội nghị TƯ 7, ông Lê Quang Thưởng cho rằng đề án lần này vẫn kế thừa tư tưởng của nghị quyết trung ương cách đây hơn 20 năm nhưng nhiều vấn đề đã được cụ thể hơn, trong đó cách nhìn nhận, đánh giá thực tế rất thẳng thắn, trúng. Giải pháp nêu lên cũng tương đối đầy đủ, phù hợp thực tiễn.
Tuy nhiên ông Thưởng cho rằng lâu nay điểm yếu nhất vẫn luôn ở khâu thực hiện do đó, điều cần thiết nhất là Trung ương phải bàn bạc, thảo luận để ban hành nghị quyết trong đó đề cập thật rõ lộ trình, cách thức, trách nhiệm trong khâu thực hiện.
Đứng trước thực tế hàng loạt cán bộ, đảng viên mắc sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật, thậm chí vào vòng tù tội cho thấy công tác cán bộ rõ ràng đang bộc lộ ngày càng nhiều những bất cập, nhiều lỗ hổng, ông Lê Quang Thưởng cho rằng đối với công tác cán bộ thì cần phải cụ thể hóa bằng pháp luật, đặc biệt ở khâu giám sát quyền lực.
“Theo tôi thì không chỉ chú trọng cán bộ cấp chiến lược chỉ vài trăm người, mà phải nhấn mạnh đến cả đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở vì đó mới là cấp làm việc trực tiếp với dân, trực tiếp quản lý tài sản, ngân sách nhà nước, trực tiếp làm việc với con người…”, ông Thưởng nêu quan điểm.
Riêng đối với cán bộ cấp chiến lược, theo ông Thưởng, kinh nghiệm đã cho thấy phải xây dựng đội ngũ này đủ phẩm chất, đủ năng lực, đủ trí tuệ, những người này phải có tầm nhìn chiến lược, nhìn lợi ích quốc gia trong mối quan hệ với quốc tế, xây dựng nền móng kinh tế xã hội của đất nước không chỉ 5 – 3 năm, mà phải hàng chục năm, hàng trăm năm.
“Tức là cán bộ cấp chiến lược phải có cái tầm, phải có cái tâm, đạo đức của người cán bộ cách mạng. Đương nhiên ngoài trí tuệ và cái tâm, còn phải có năng lực hoạt động thực tiễn”, ông Lê Quang Thưởng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh bị khai trừ Đảng
Sau khi nghe kết quả kiểm điểm từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã bỏ phiếu đề nghị khai trừ Đảng đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh với kết quả có 2/3 tổng số phiếu tán thành.
Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng, đồng thời kèm theo đó là đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật. Kết quả trên được đưa ra sau khi Ban Bí thư xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 111-TTr/UBKTTW, ngày 27.4 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh (đứng giữa) tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 2.5. Ảnh: T.Dũng
Liên quan đến vấn đề trên, ngày 5.5, ông Phạm Văn Ru - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết đã nghe Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh nhưng chưa nhận được quyết định chính thức. Hiện Đồng Nai đang chờ Trung ương vào công bố quyết định và triển khai các bước thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh.Trước đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai cũng họp tiến hành bỏ phiếu đề nghị khai trừ Đảng đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh. Theo đó, sau khi nghe kết quả kiểm điểm từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã bỏ phiếu đề nghị khai trừ Đảng đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh với kết quả có 2/3 tổng số phiếu tán thành.
Tại cuộc diễn ra vào ngày 4.5, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau khi đánh giá các vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Ban Bí thư khẳng định, những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân bà Thanh. Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm ĐBQH đối với bà Thanh theo quy định của pháp luật.
Các sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai được xác định kéo dài trong khoảng 10 năm, từ lúc bà còn làm Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) rồi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Cụ thể, từ năm 2003 đến tháng 1.2009, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; Không chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất trong khi đã thu tiền của các hộ dân; đồng ý để kế toán Sở Công nghiệp gửi số tiền còn lại của dự án vào Công ty gỗ Tân Mai.
Năm 1996, UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Công nghiệp lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư Nhà máy dệt Thống Nhất tại phường Tân Biên, quy mô 1,6ha. Trong đó tỉnh giao Sở Công nghiệp thực hiện các hạng mục xây dựng như hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống thoát, cấp nước, đường lưới điện. Lúc này Sở Công Thương đã thu của các hộ dân với tổng số tiền hơn 250 triệu đồng nhưng không thực hiện dự án. Đến năm 2003, bà Thanh giữ chức Giám đốc Sở Công Thương, tiếp tục thu tiền của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng Sở Công Thương không triển khai các bước tiếp theo của dự án mà mang 670 triệu đồng gửi lấy lãi suốt hơn ba năm. Khi tiếp nhận quỹ dự án, bà Thanh không được nhận các biên bản bàn giao hồ sơ. Sau đó, bà Thanh bàn giao cho thời kỳ sau cũng không có nội dung bàn giao về kinh phí của dự án.
Với cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (thời gian từ tháng 6.2011 đến tháng 9.2014), bà Thanh đã ký nhiều văn bản của nhưng không xem xét nội dung tham mưu của sở, ngành chuyên môn, vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư dự án.
Bà Thanh còn ký các văn bản cho phép công ty của chồng là Công ty Cường Hưng được kinh doanh bến thủy nội địa, mặt bằng và vật liệu xây dựng, gia hạn hoạt động bến thủy nội địa là lĩnh vực không được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho chính công ty do chồng bà làm giám đốc. Việc bà Thanh cùng với chồng một số lần trực tiếp tham gia quản lý điều hành công ty là vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng, vi phạm kỷ cương, kỷ luật hành chính, nội quy, quy chế làm việc của UBND tỉnh Đồng Nai, gây nên dư luận không tốt, gây bức xúc trong dư luận xã hội về việc bà Thanh lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng quyền lực chính trị mang lại lợỉ ích to lớn cho công ty của chồng.
Ngoài ra, bà Thanh còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ký Quyết định số 2230/QĐ-UBND, ngày 21.7.2014 của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án lấn Sông Đồng Nai không báo cáo, xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng quy chế về công tác đối ngoại; nhiều lần sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi nước ngoài với mục đích cá nhân, giải quyết việc riêng; thậm chí có lần xuất cảnh ra nước ngoài không báo cáo tổ chức theo quy định.
Những sai phạm trên của bà Phan Thị Mỹ Thanh khiến người dân Đồng Nai hết sức bức xúc và nhiều lần lên tiếng phản đối. Đặc biệt, tại các buổi tiếp xúc cử tri trong 2 ngày 2 và 3.5, ngoài ý kiến về những trì trệ, bất cập trong các mặt kinh tế - xã hội, các cử tri Đồng Nai một lần nữa bày tỏ sự bức xúc trước những sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh.
"Sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh là rất nghiêm trọng, gây tiếng xấu cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Nai. Cán bộ sai phạm như vậy cần xử lý nghiêm để lấy lại niềm tin của nhân dân", ông Nguyễn Văn Khoa -một cán bộ hưu trí ngụ ở phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa nói
Theo Danviet
"Chạy án" không thành, nguyên Chánh Tòa dân sự chỉ bị án treo TAND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) vừa đưa ra xét xử và tuyên phạt 24 tháng tù treo đối vớ bị cáo Nguyễn Chí Văn (nguyên Chánh Tòa dân sự TAND tỉnh Cà Mau) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". TAND tỉnh Cà Mau, nơi ông Nguyễn Chí Văn từng là Chánh Tòa dân sự. Theo cáo trạng, khi còn...